Tình hình phát triển kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUỲ CHÂU, TỈNH NGHỆ AN (Trang 50 - 55)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1.2.Tình hình phát triển kinh tế xã hội

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.2.Tình hình phát triển kinh tế xã hội

3.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2017 - 2019 ước đạt 10,4%, đạt mục tiêu kế hoạch (10-11%) là mức tăng trưởng khá trong điều kiện còn nhiều khó khăn. Giá trị sản xuất năm 2019 (theo giá SS 2010) đạt 2.259,9 tỷ đồng, tăng 13,40% so với năm 2017 và đạt mục tiêu đề ra. Giá trị tăng thêm (theo giá hiện hành) bình quân đầu người năm 2019 ước đạt 40 triệu đồng/người/năm, gấp 2,47 lần so với năm 2017 đạt mục tiêu kế hoạch (40 triệu đồng).

Bảng 3.1. Giá trị sản xuất và cơ cấu kinh tế huyện Quy Châu

giai đoạn 2017-2019

TT Chỉ tiêu ĐVT Năm2017 Năm2018 Năm2019

Tốc độ phát triển bình quân (%)

I Chỉ tiêu kinh tế Tỷ đồng 1.756,40 2.007,50 2.259,90 113,43

1 Nông lâm ngư nghiệp Tỷ đồng 575,3 615,4 647,6 106,10

- Nông nghiệp Tỷ đồng 369,8 403,3 421,8 106,80

- Lâm nghiệp Tỷ đồng 187,8 194,2 207,2 105,04

- Thủy sản Tỷ đồng 17,7 17,9 18,6 102,51

(Trong đó trang trại) Tỷ đồng 25,3 33,2 34,7 117,11

2 Công nghiệp - Xây dựng Tỷ đồng 631,4 794,1 934,9 121,68

Trong đó: Công nghiệp Tỷ đồng 215,2 298,5 352,8 128,04

Xây dựng Tỷ đồng 416,2 495,6 582,1 118,26

3 Dịch vụ Tỷ đồng 549,7 598 677,4 111,01

II Cơ cấu theo ngành

kinh tế % 100 100 100 100,00

- Công nghiệp, xây dựng % 20,7 23,1 24,6 109,01

- Dịch vụ % 38,5 39,6 40,8 102,94

Nguồn: UBND huyện Quỳ Châu (2017-2019)

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu nội bộ từng ngành kinh tế tiếp tục có bước chuyển biến tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành Công nghiệp - xây dựng, dịch vụ; giảm dần tỷ trọng ngành nông, lâm, thủy sản; Tỷ trọng ngành nông, lâm, thủy sản giảm từ 40,7% năm 2017 xuống còn 34,6% năm 2020; Công nghiệp - xây dựng tăng từ 20,7% lên 24,6%; ngành dịch vụ từ 38,5% tăng lên 40,8%.

3.1.2.2. Thực trạng phát triển lĩnh vực văn hóa – xã hội

a. Giáo dục đào tạo

Duy trì ổn định 37 trường học và 01 Trung tâm GDNN - GDTX trên địa bàn huyện, công tác quy hoạch phát triển mạng lưới trường lớp được chú trọng, tỷ lệ huy động học sinh bình quân hàng năm đạt trên 98%; Giữ vững và nâng cao chất lượng đạt chuẩn phổ cập các cấp học Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở, hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi đạt 100%, tỷ lệ học sinh giỏi các cấp đều tăng qua các năm, giai đoạn có 3.275 lượt tăng 15,3% so với năm 2017, trong đó: 04 học sinh giỏi cấp quốc gia, cấp tỉnh luôn đứng tốp đầu bảng B, chất lượng giáo dục phổ thông các cấp đạt yêu cầu trở lên là 98,2% tăng 2,2% so với năm 2017. Chất lượng đội ngũ giáo viên được nâng lên, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn các cấp học đạt 100%, trên chuẩn đạt 92,4%; Tỷ lệ trường, phòng lớp học được kiên cố đến năm 2020 đạt 90,3%; Tỷ lệ trường chuẩn quốc gia đạt 89,2% (33/37 trường). Duy trì hoạt động các trung tâm học tập cồng đồng nhằm thu hút mọi người dân tham gia; công tác xã hội hóa giáo dục và phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập luôn được quan tâm.

b. Văn hóa, thông tin - truyền thông, thể dục, thể thao

- Hoạt động văn hóa, thông tin đã tập trung tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị, các sự kiện quan trọng của đất nước, của tỉnh và của huyện. Công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị văn hóa dân tộc, lịch sử được quan tâm, hoàn thành việc xây dựng và được công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh đối với đền Chiêng Ngam. Hàng năm tổ chức thành công lễ hội Hang Bua đã thu hút đông đảo du khách đến tham quan. Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" gắn với phong trào xây dựng nông thôn mới được đẩy mạnh; tỷ lệ

làng bản khối văn hóa đạt 83,3%, tỷ lệ gia đình văn hoá đạt 80%; 03 xã có thiết chế văn hóa thể thao đạt chuẩn của Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch.

- Hoạt động thể dục thể thao có nhiều chuyển biến tích cực gắn với cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”. Chỉ đạo, hướng dẫn các xã, thị trấn đại hội cấp cơ sở và tổ chức Đại hội Thể dục-Thể thao lần thứ 8 cấp huyện năm 2017; tham gia Đại hội TDTT tỉnh Nghệ An lần thứ VIII năm 2018 xếp thứ 5/11 huyện miền núi, duy trì tốt hoạt động ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân hàng năm; Tổ chức chiêu sinh mở 9 lớp câu lạc bộ năng khiếu bóng đá thiếu niên - nhi đồng cho 250 học viên; 03 lớp cầu lông, 02 lớp võ thuật vovinam, 02 lớp võ thuật karatedo; tổ chức 19 giải thể thao cấp huyện, tiêu biểu như: giải Quần vợt, giải bóng đá Nhi đồng (tăng 06 giải so với cùng kỳ), tham gia 16 giải thể thao cấp tỉnh (tăng 5 giải so với cùng kỳ) đạt 12 HCV, 24 HCB, 23 HCĐ tăng 27 huy chương các loại so với cùng kỳ(59/32).

- Toàn huyện có 30,9% hộ gia đình thể thao tăng 2,3% so với cùng kỳ; 35,31% người luyện tập thể thao thường xuyên tăng 1,11% so với cùng kỳ.

c. Lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân

Chất lượng khám, chưa bệnh và chăm só sức khỏe tại các cơ sở y tế được nâng lên; nhiều máy móc, trang thiết bị hiện đại, kỹ thuật cao được ứng dụng thành công tại Trung tâm y tế huyện; mạng lưới y tế cơ sở được tăng cường, 12/12 trạm y tế xã, thị có bác sỹ và 100% thôn bản có cán bộ y tế. Công tác y tế dự phòng và vệ sinh an toàn thực phẩm được tăng cường, không để dịch bệnh xẩy ra. Hầu hết các chỉ tiêu về y tế, chăm sóc sức khỏe, dân số - kế hoạch hóa gia đình đều đạt và vượt mục tiêu đề ra, tỷ lệ trạm y tế đạt chuẩn quốc gia 100%, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng giảm còn 12% và tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 100%, 8 bác sỹ/1 vạn dân đạt mục tiêu đề ra, tỷ lệ tăng dân số tương đối ổn định, bình quân giai đoạn là 1%.

d. Lao động, việc làm và giải quyết các vấn đề xã hội

Trong 5 năm giải quyết việc làm cho 6.519 lao động, vượt mục tiêu đề ra (4.200 lao động), trong đó có 576 lao động đi làm việc ở nước ngoài. Chương trình đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đạt kết quả ban đầu, tỷ lệ lao động qua đào tạo được nâng lên từ 35% năm 2017 lên 45% năm 2019 đạt mục tiêu đề ra, trong giai đoạn đã mở 39 lớp đào tạo nghề ngắn hạn cho 1.170 học viên. Cơ cấu lao động chuyển dịch tích cực; tỷ lệ lao động làm việc trong ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 79% năm 2017 xuống 71,6% năm 2019,

ngành Công nghiêp – xây dựng từ 8,1 lên 12,4%; ngành Dịch vụ từ 12,9% lên 16,1%. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, y tế, công chức xã, thị trấn có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên và bằng cấp về chính trị đạt chuẩn theo quy định.

Việc huy động và sử dụng có hiệu quả nhiều nguồn lực cho công tác xoá đói giảm nghèo được quan tâm chỉ đạo thực hiện. Tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện giảm từ 50,55% năm 2017 xuống 20,46% năm 2019 (Trung bình mỗi năm giảm 6,02%/MT 3,5-4 %, đạt mục tiêu đề ra).

- Các chính sách an sinh xã hội, chính sách người có công thực hiện đầy đủ, kịp thời, đúng đối tượng. Hàng năm tiếp nhận và phân khai các nguồn kinh phí, quà tặng cho các đối tượng tại các xã, thị trấn, thực hiện trợ cấp thường xuyên tại cộng đồng cho các đối tượng xã hội. Phong trào "Đền ơn đáp nghĩa" tiếp tục được xã hội hóa và huy động được các doanh nghiệp và đông đảo người dân tham gia hoạt động đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn, trợ giúp người khó khăn.

3.1.2.3. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Quỳ Châu

Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Quỳ Châunăm 2019là 101.085,6 ha, trong đó: diện tích đất trồng lúa là 2.235,54 ha chiếm 2,21% tổng diện tích đất nông nghiệp, diện tích đất trồng cây lâu năm là 2.123,85 ha chiếm 2,10% tổng diện tích đất nông nghiệp, diện tích đất lâm nghiệp là 94.962,47 ha chiếm 93,94% tổng diện tích đất nông nghiệp. Nhìn chung, diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Quỳ Châu còn khá lớn, thích hợp cho phát triển các mô hình trang trại trồng trọt, chăn nuôi, tổng hợp.

Bảng 3.2. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Quy Châu năm 2019

TT Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

I Đất nông nghiệp NNP 101085,6 100,00

1 Đất trồng lúa LUA 2235,54 2,21

2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 1620,34 1,60

3 Đất trồng cây lâu năm CLN 2123,85 2,10

1 Đất rừng sản xuất RSX 61636,71 60,97

2 Đất rừng phòng hộ RPH 21629,8 21,40

3 Đất rừng đặc dụng RDD 11695,96 11,57

III Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 136,62 0,14

IV Đất nông nghiệp khác NKH 6,77 0,01

Nguồn: UBND huyện Quỳ Châu (2019)

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUỲ CHÂU, TỈNH NGHỆ AN (Trang 50 - 55)