Quản lý chất lượng hoạt động của các trang trại

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUỲ CHÂU, TỈNH NGHỆ AN (Trang 80)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng phát triển kinh tế trang trại tại Quỳ Châu, tỉnhNghệ An gia

4.1.5. Quản lý chất lượng hoạt động của các trang trại

Chất lượng các sản phẩm của các trang trại (trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản) phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: chất lượng giống, thức ăn, chất lượng đất, nước, quy trình kỹ thuật chăm sóc, quy trình kỹ thuật sản xuất,…. Trong sản xuất nông nghiệp của các trang trại trên địa bàn huyện trong những năm gần đây đã đưa vào áp dụng nhiều giống cây trồng vật nuôi mới, kỹ thuật công nghệ sản xuất cũng được cải tiến dần. Sản xuất với quy mô ngày càng lớn hơn, nhưng chất lượng các sản phẩm chưa được cơ quan có thẩm quyền nào chứng nhận về chất lượng, các quy trình sản xuất mới theo hướng an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm chưa được nhiều chủ trang trại biết đến và áp dụng.

Hộp 4.1. Chất lượng sản phẩm chưa cao

Các trang trại trên địa bàn huyện Quỳ Châu phần lớn sản xuất nhỏ, phân tán, tập quán canh tác, chăn nuôi, chế biến sản phẩm theo quy trình lạc hậu, nhận thức của người dân về an toàn thực phẩm chưa cao, việc dùng nhiều hóa chất, phân bón vô cơ, chất kích thích sinh trưởng, xử lý chất thải không đúng cách, sản xuất không theo quy hoạch, chưa gắn kết thành các chuỗi sản xuất an toàn và hệ thống quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm từ huyện tới các địa phương còn hạn chế dẫn đến việc kiểm soát an toàn thực phẩm còn nhiều bất cập.

Ông Lê Văn Toan – CT UBND xã Châu Bình Xây dựng và phát triển các mô hình chuỗi cung cấp thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn là giải pháp yêu cầu tất cả các nhà sản xuất kinh doanh thực phẩm tuân thủ đầy đủ các yêu cầu đảm bảo an toàn thực phẩm, đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng, tuân thủ quy định về hội nhập quốc tế, cơ sở để thực hiện hiệu lực, hiệu quả, luật pháp về an toàn thực phẩm, đồng thời nâng cao vai trò trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm đối với cộng đồng. Việc triển khai mô hình kiểm soát theo chuỗi là chia sẻ rủi ro và trách nhiệm cho người dân, doanh nghiệp, cùng nhau cam kết thực hiện các qui định chặt chẽ trong sản xuất thực

phẩm, cùng nhau thúc đẩy sản xuất, nâng cao giá trị và tiêu thụ sản phẩm.

Hộp 4.2. Ổn định đầu ra cho nông, lâm sản

Vấn đề tiêu thụ nông sản lâu nay vẫn luôn là nỗi trăn trở của nhiều người, từ nhà quản lý cho tới bà con nông dân. Mà khổ nhất vẫn là bà con khi bỏ công sức ra làm, thức khuya, dậy sớm, siêng năng để chăm sóc cây trồng, vật nuôi mà đến lúc bán ra bị rơi vào tình trạng ế ẩm, giá thấp đến đáy.

Ông: Nguyễn Xuân Linh, cán bộ Khuyến nông Thực tế hiện nay các chủ trang trại vẫn chưa thoát ra khỏi tư tưởng trồng trọt, chăn nuôi manh mún, nhỏ lẻ; hễ nghe, hễ thấy cây gì, quả gì, con gì có giá là hăng hái trồng ngay, nuôi ngay mà chưa tìm hiểu kỹ nhiều vấn đề, đặc biệt là không tính đến thị trường tiêu thụ, không dự báo trước giá cá sẽ ra sao khi đua nhau trồng ồ ạt. Thêm nữa, các chủ trang trại cũng chưa thật sự thay đổi tư duy, mạnh dạn nghĩ đến việc đưa sản phẩm của mình vượt ra khỏi ranh giới “ao làng” mà chỉ chăm lo tiêu thụ tại chỗ. Đây cũng là tình trạng chung của nông dân các địa phương trong tỉnh, để rồi khi mỗi sản phẩm làm ra, bà con lại lo lắng về giá tiêu thụ và tiêu thụ bằng cách nào. Tuy nhiên, trên thực tế, có những mặt hàng nông sản luôn được thị trường chào đón và giá thành giữ ở mức ổn định bởi được sản xuất theo quy trình kỹ thuật, đảm bảo chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu của nhà thu mua.

Bảng 4.11. Số lượng trang trại được cấp giấy chứng nhận của huyện, 2017 – 2019

Trang trại

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 So sánh (%)

SL CC(%) SL CC(% ) SL CC(%) 2018 /2017 2019 /2018 BQ 1. Tổng số trang trại 22 100,00 27 100,00 28 100,00 122,73 103,70 113,22 2. Số TT được cấp GCN 15 68,18 17 62,95 19 67,85 113,33 111,76 112,55 - TT Trồng trọt 1 4,54 1 3,70 1 3,57 100,00 100,00 100,00

- TT Chăn nuôi 3 13,63 3 11,11 3 10,71 100,00 100,00 100,00 - TT Lâm nghiệp 3 13,63 3 11,11 3 10,71 100,00 100,00 100,00 - TT Tổng hợp 8 36,36 10 37,03 12 42,86 125,00 120,00 122,50

(Nguồn: Phòng Nông nghiệp huyện Quỳ Châu, 2019)

Cùng với sự phát triển mạnh về số lượng và quy mô trang trại, việc cấp giấy chứng nhân kinh tế trang trại là rất cần thiết để các trang trại có thể tiếp cận các chính sách tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình sản xuất kinh doanh. Thực hiện quy định tại thông tư số 27/2011/TT – BNNPTNT của Bộ NN&PTNT về việc cấp giấy chứng nhận trang trại cho các trang trại. Theo số liệu của phòng Nông nghiệp huyện Quỳ Châu trong bảng 4.11 cho thấy, năm 2019 có 28 trang trại trên địa bàn trong đó số trang trại được cấp giấy là 19 trang trại chiếm 67,85% trên tổng số trang trại trên địa bàn huyện (cụ thể: có 01 trang trại trồng trọt được cấp giấy chứng nhận chiếm 3,57%, có 3 trang trại chăn nuôi được cấp giấy chiếm 10,71%, có 3 trang trại lâm nghiệp được cấp giấy chiếm 10,71% và có 12 trang trại tổng hợp được cấp giấy chiếm 42,86%). Qua đây chúng ta có thể thấy số trang trại ở huyện được cấp giấy chứng nhận trang trại là không cao.

Từ bảng 4.12 cho thấy, có 5 trang trại chuyên ngành (chiếm 41,67%) và 6 trang trại tổng hợp (chiếm 37,50%) đánh giá quản lý chất lượng hoạt động của các trang trại tốt. Tuy nhiên, có 1 trang trại chuyên ngành (chiếm 8,33%) và 2 trang trại tổng hợp (chiếm 12,50%) đánh giá quản lý chất lượng hoạt động của các trang trại kém. Nguyên nhân do các trang trại còn chịu tác động của rất nhiều yếu tố và rủi ro như: dịch bệnh, giá cả thị trường,… đây là những yếu tố tiềm ẩn những nguyên nhân dẫn đến tình trạng phát triển không bền vững của các trang trại, đặc biệt là trang trại chăn nuôi.

Bảng 4.12. Đánh giá của chủ trang trại về quản lý chất lượng hoạt động của các trang trại, 2019

Các tiêu chí đánh giá TT chuyên ngành (n=12) TT tổng hợp (n=16)

SL (TT) CC (%) SL (TT) CC (%)

1. Tốt 5 41,67 6 37,50

3. Kém 1 8,33 2 12,50 Nguồn: Số liệu điều tra (2019)

Bên cạnh đó, chất lượng đất, chất lượng nguồn nước sử dụng trong sản xuất của các trang trại trên địa bàn huyện chưa được cơ quan có thẩm quyền nào về giám định và kiểm tra chất lượng. Điều này cũng ảnh hưởng khá lớn đến chất lượng sản phẩm của trang trại. Nếu đất bị ô nhiễm, nước sử dụng bị ô nhiễm sẽ là nguồn gây bệnh, làm tồn dư các chất độc như: kim loại nặng, vi khuẩn,… trong sản phẩm, từ đó gây bệnh cho người sử dụng. Hay việc sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật bừa bãi sẽ làm cho hàm lượng các chất độc trong đất tăng lên. Do vậy, trong thời gian tới cần có biện pháp kiểm tra, đánh giá chất lượng đất và nguồn nước trên địa bàn huyện từ đó có hướng giải quyết để tránh ảnh hưởng đến chất lượng các loại sản phẩm từ nông nghiệp.

Thực tế hiện nay, việc phát triển trang trại hầu như là tự phát, không theoquy hoạch, mạnh ai nấy làm, mỗi trang trại sử dụng một loại giống cây trồng vật nuôi, kỹ thuật sản xuất và trình độ của các chủ trang trại và lao động làm việc trong trang trại còn thấp nên chất lượng sản phẩm không đồng đều, mẫu mã sản phẩm hạn chế. Các chủ trang trại sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm là chính, chưa có sự liên kết, hợp tác trong sản xuất giữa các chủ trang trại làm cho khối lượng sản phẩm từ các trang trại không lớn, khó tiếp cận với các khách hàng lớn như doanh nghiệp để tiêu thụ sản phẩm. Bên cạnh đó, trình độ sản xuất thấp, không áp dụng các quy trình sản xuất tiến bộ nên độ đồng đều của sản phẩm không cao, mẫu mã sản phẩm ít đa dạng,… Điều đó đã không tạo nên những đặc tính riêng cho các trang trại, không làm nên thương hiệu đặc trưng cho trang trại, do đó, các chủ trang trại sẽ không tiếp cận được với những thị trường tiêu thụ rộng lớn ở trong nước cũng như xuất khẩu ra nước ngoài.

4.1.6. Tổ chức tiêu thụ sản phẩm của trang trại

4.1.6.1. Hình thức tiêu thụ

Hiện nay, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản có vai trò rất quan trọng trong phát triển nông nghiệp, giúp nâng cao lợi ích của các tác nhân tham gia chuỗi giá trị, đặc biệt là đối với nông dân. Từ đó, tiến tới hạn chế tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, đồng thời góp phần tăng quy mô sản xuất hàng hóa, vừa cho phép áp dụng các quy trình sản xuất phù hợp, hiện đại, đảm bảo chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm và nâng cao năng lực quản lý, điều hành, vừa tổ chức sản xuất theo hợp đồng nhằm tránh tình trạng "được mùa, mất giá". Những năm gần đây, số lượng, chất

Đầu vào Sản xuất 90% Thương mại 5% tự sử dụng 5% tiêu thụ trong xã 40% Tỉnh Nghệ An

40% huyện Quỳ Châu 10% Tỉnh thành khác lượng trang trại không ngừng tăng, thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đưa sản xuất nông nghiệp từ sản xuất nhỏ tự cấp, tự túc sang sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn, gắn với thị trường tiêu thụ. Các trang trại khai thác được tiềm năng, thế mạnh về đất đai, lao động; áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, liên kết trong sản xuất, tiêu thụ, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm. Nhờ vậy, đời sống của người nông dân không ngừng cải thiện, xuất hiện nhiều tỷ phú trang trại. Bên cạnh đó, mức độ cạnh tranh của các trang trại cũng tạo ra rất nhiều khó khăn trong quá trình tiêu thụ sản phẩm của các trang trại. Bài toán làm thế nào để các trang trại có thể phát triển số lượng và quy mô sản xuất, nâng cao sản lượng và tiêu thụ mạnh mẽ sản phẩm ra thị trường cần được tính toán.

Sản xuất hiện nay của các chủ trang trại chủ yếu vẫn mang tính nhỏ lẻ, phân tán chưa tuân thủ quy trình sản xuất, chưa tạo ra sản phẩm an toàn chất lượng đáp ứng người tiêu dùng. Các hộ sản xuất chưa chú ý tới việc liên kết nhóm hộ mà vẫn sản xuất tự phát mạnh ai người đó làm nên chưa tạo được vùng sản xuất tập trung, dòng sản phẩm đủ lớn và ổn định. Trong khi đó các doanh nghiệp chế biến tiêu thụ sản phẩm thường ký các hợp đồng với các trang trại lớn, các vùng có lượng sản phẩm lớn và ổn định. Đặc biệt tình trạng người sản xuất phá vỡ liên kết khi giá sản phẩm gia tăng đột biến, tự ý bán phá giá cho các thương lái khác khi giá bán cao hơn thường xuyên xảy ra…. Điều này dẫn đến hậu quả tình trạng “được mùa mất giá, ít thiếu nhiều thừa”, hiệu quả kinh tế không cao, chưa tạo được tính bền vững trong sản xuất nông nghiệp. Nguyên nhân là do nhận thức của người dân nhiều nơi còn thấp, thiếu thông tin thị trường, một số bộ phận còn chạy theo lợi ích trước mắt.

Thông tin thị trường chủ yếu là do tự tìm hiểu, thông qua các thông tin báo đài và qua trao đổi giữa các thương lái và trang trại. Các kênh tiêu thụ đã được hình thành, kênh tiêu thụ lớn nhất là kênh: Người sản xuất => Người thu gom => Đại lý, chủ bán buôn => Chợ đầu mối các tỉnh => Người bán lẻ => Người tiêu dùng. Kênh này chiếm 90% tổng sản lượng nông sản.

Sơ đồ 4.1. Chuỗi kênh tiêu thụ sản phẩm

Khoảng 10% lượng sản phẩm nông sản được sử dụng tại địa phương, 90% lượng còn lại được đưa vào thị trường. Trong tổng số 90% lượng nông sản tham gia vào thị trường được chia làm 3 kênh chính:

Kênh thứ 1: 40% tổng sản phẩm được người dân bán cho người tiêu dùng tại tỉnh Nghệ An.

Kênh thứ 2: 40% sản phẩm được bán ở thị trường trong huyện Quỳ Châu Kênh thứ 3: 10% sản phẩm được bán đi các tỉnh thành khác.

Thực tế hiện nay ở huyện Quỳ Châu, các trang trại phải tự tìm kiếm thị trường tiêu thụ, UBND huyện chưa có chương trình liên kết nào giúp các trang trại tiêu thụ sản phẩm. Vì vậy, giá trị sản xuất của các trang trại chưa cao, các chủ trang trại vẫn còn lúng túng trong khâu thu hoạch sản phẩm và xuất ra thị trường, chịu nhiều áp lực của các đối tác do không có hợp đồng quy định.

Bảng 4.13. Tình hình tiêu thụ sản phẩm ra thị trường củacác trang trại, 2019 các trang trại, 2019

Các tiêu chí đánh giá

TT chuyên ngành (n=12) TT tổng hợp (n=16) SL (TT) CC (%) SL (TT) CC (%) 1. Dạng sản phẩm - Thô 8 66,67 13 81,25 - Sơ chế 4 33,33 3 18,75 2. Thị trường tiêu thụ

- Trong huyện 5 41,67 6 37,50

- Ngoài huyện, trong tỉnh 4 33,33 5 31,25

- Các tỉnh khác 2 16,67 4 25,00

- Xuất khẩu 1 8,33 1 6,25

Nguồn: Số liệu điều tra (2019)

Kết quả điều tra ở bảng 4.13, cho thấy tỷ lệ trang trại bán sản phẩm thô vẫn là chủ yếu, chiếm 66,67 – 81,25%, như vậy giá trị hàng hóa bán không cao, thiếu tính cạnh tranh… Tỷ lệ trang trại bán sản phẩm qua sơ chế như: phân loại, loại bỏ lá già, quả thối, nuôi gia súc, gia cầm sinh sản, giết mổ… trước khi tiêu thụ sản phẩm chiếm 18,75 – 33,33%, điều này sẽ mang lại được nhiều lợi nhuận hơn cho các chủ trang trại và hướng tới hình thành nên những thương hiệu riêng cho từng trang trại tới các thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước.

Về thị trường tiêu thụ sản phẩm thì đa số các sản phẩm của các trang trại đều được tiêu thụ trong nước, chỉ có 2 trang trại là sản xuất ra sản phẩm nông sản để xuất khẩu đó là sản phẩm rau an toàn. Nhưng sản phẩm này không phải là trang trại tự xuất khẩu mà là bán nguyên liệu cho công ty để công ty chế biến, đóng gói để xuất khẩu. Các sản phẩm từ chăn nuôi như gà, vịt, lợn chủ yếu được tiêu thụ trong huyện và các huyện khác trong tỉnh; các sản phẩm như lúa, lạc, hay nuôi trồng thủy sản chủ yếu được tiêu thụ ở thị trường trong tỉnh và các tỉnh khác. Các sản phẩm chăn nuôi của các trang trại có quy môlớn như gà, lợn nhưng chưa có một trang trại nào trên địa bàn huyện có kênh tiêu thụ ổn định như ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm. Khách hàng chủ yếu của các trang trại đa số là các tư thương trên địa bàn huyện và tư thương từ nơi khác đến mua, sau đó chuyển đi các thị trường khác để tiêu thụ nên các trang trại thường bị ép giá. Có khi, chính chủ trang trại còn phải đem sản phẩm của trang trại mình ra chợ bán để mong gỡ lại một phần nào vốn.

4.1.6.2. Liên kết kinh tế trong phát triển trang trại

Đa số các chủ trang trại hiện nay vẫn còn thói quen sản xuất manh mún, chưa bắt kịp thông tin về thị trường. Vì vậy cần phải liên kết giữa 4 nhà: nhà nông – nhà nước – nhà khoa học - nhà doanh nghiệp. Tuy kinh tế trang trại đã có bước phát triển nhanh, nhưng vẫn còn những tồn tại cần sớm được khắc phục, đó là: kinh tế trang trại chủ yếu vẫn là trang trại hộ gia đình nông dân và gia đình cán bộ, công nhân viên đã nghỉ hưu. Sự tham gia của các thành phần kinh tế, nhất

là thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chưa nhiều. Hầu hết các trang trại có quy mô diện tích dưới mức hạn điền, có nguồn gốc đa dạng, đã gây không ít những bất cập trong việc quản lý, sử dụng diện tích đất để phát triển kinh tế trang trại.

Bảng 4.24. Đánh giá của chủ trang trại về mối liên kết kinh tế trong phát triển trang trại, 2019

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUỲ CHÂU, TỈNH NGHỆ AN (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(131 trang)
w