Phương pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUỲ CHÂU, TỈNH NGHỆ AN (Trang 55 - 57)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.2.1.Phương pháp thu thập số liệu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.2.1.Phương pháp thu thập số liệu

3.2.1.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Một trong những nguồn thông tin rất quan trọng phục vụ cho nghiên cứu, đó là thông tin thứ cấp. Đây là thông tin, số liệu được công bố qua các phương tiện thông tin đại chúng, các báo cáo, sách báo,… nguồn thông tin này giúp cho chúng ta có được cái nhìn tổng thể tình hình phát triển KTTT của toàn huyện. Nguồn thông tin, số liệu này được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau như: Tài liệu từ các sách, báo, tạp chí, công trình nghiên cứu khoa học đã được công bố, tư liệu có liên quan. Các đề án của UBND tỉnh Nghệ An, huyện Qùy Châu về phát triển KTTT qua các năm. Các nghị quyết của Đảng, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn và phát triển KTTT. Các báo cáo tổng kết của UBND huyện, phòng Nông nghiệp &PTNT, Chi cục Thống kê huyện Qùy Châu. Các báo cáo về tình hình phát triển kinh tế xã hội của UBND xã, Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp nông nghiệp ở các điểm nghiên cứu qua các năm. Các trang Web trên mạng internet…

Bảng 3.3. Thông tin sẵn có liên quan đến đề tài nghiên cứuTT Loại thông tin Nguồn thông tin Phương pháp thu thập TT Loại thông tin Nguồn thông tin Phương pháp thu thập

1 Cơ sở lý luận, cơ sở

thực tiễn của vấn đề.

Sách báo, mạng internet, các

2

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu, tình hình phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững, các thông tin về địa bàn nghiên cứu...

UBND huyện Qùy Châu, phòng NN&PTNT, phòng Tài chính- KH, phòng Kinh tế - Hạ tầng, phòng Tài nguyên & Môi trường, Chi cục Thống kê huyện Qùy Châu, Trạm Chăn nuôi & Thu ý, Trạm Khuyến nông

Liên hệ với các Phòng, Ban liên quan điều tra số liệu và xử lý số liệu.

3

Các thông tin liên quan đến các hoạt động phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững.

Phòng, Ban liên quan.

Liên hệ với các Phòng, Ban liên quan điều tra số liệu và xử lý số liệu.

Về lý thuyết, cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn của vấn đề phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững, tôi tiến hành tra cứu, tham khảo từ các nguồn sách báo, mạng internet, các nghiên cứu khoa học trước đây.

Về các thông tin liên quan đến đặc điểm địa bàn nghiên cứu, tình hình lao động, tình hình chung về các hoạt động phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững tôi tiến hành liên hệ, trao đổi và xin các thông tin này tại các phòng ban liên quan của huyện Qùy Châu như: UBND huyện Qùy Châu, phòng Nông nghiệp& PTNT, phòng Tài chính- Kế hoạch, phòng Kinh tế- Hạ tầng, phòng Tài nguyên & Môi trường, Chi cục thống kê huyện Qùy Châu, Trạm Chăn nuôi&Thú y, Trạm Khuyến nông…. Các thông tin được thể hiện trong bảng 3.4.

3.2.1.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Huyện Qùy Châu có 28 trang trại được phân bổ tại các xã trong huyện tập trung ở các xã có địa hình đồi núi. Do trang trại trồng trọt chiếm tỷ lệ ít nên tác giả tiến hành nghiên cứu 2 loại hình trang trại đó là trang trại chuyên ngành và trang trại tổng hợp. Để tìm hiểu, thu thập số liệu về tình hình phát triển KTTT ở địa phương. Đề tài điều tra thông tin tình hình thực hiện phát triển KTTT từ 28 chủ trang trại, và 05 cán bộ làm việc liên quan đến quản lý trang trại trên địa bàn huyện Qùy Châu.

Bảng 3.4. Thống kê số lượng các loại mẫu điều tra, năm2019 2019

TT Nội dung Tổng số Địa chỉ

I Tổng số trang trại 28

1 TT chuyên ngành 12

1.1 TT trồng trọt, chăn nuôi 4 Châu Bình Châu Phong, Châu Hạnh, thị trấn Tân Lạc

1.2 TT lâm nghiệp 8 Châu Bình

2 TT tổng hợp 16 Châu Phong, Châu Hạnh, thị trấn Tân

Lạc, Diễn Lãm, Châu Bình, Châu Hội

II Cán bộ 18

1 Cán bộ huyện 6

2 Cán bộ xã, thôn 12

III Đại lý bán lẻ, bán buôn 5

Tổng cộng 51

Các nội dung điều tra, phỏng vấn:

- Đặc điểm của các hộ điều tra bao gồm: trình độ học vấn, tuổi chủ trang trại, giới tính của chủ trang trại, tổng số nhân khẩu, lao động của trang trại,…

- Đầu vào của trang trại: đất đai, lao động, thức ăn, cơ sở vật chất,… - Đầu ra của trang trại:đối tượng nào tiêu thụ sản phẩm, dạng sản phẩm tiêu thụ, khối lượng sản phẩm, giá trị sản xuất của trang trại,…

- Đánh giá về sự phát triển bền vững của trang trại

- Những thuận lợi, khó khăn và đề xuất của trang trại trong thời gian tới

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUỲ CHÂU, TỈNH NGHỆ AN (Trang 55 - 57)