Thực trạng phát triển kinh tế trang trại tại Quỳ Châu, tỉnhNghệ An gia

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUỲ CHÂU, TỈNH NGHỆ AN (Trang 61)

CHÂU, TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2017-2019

4.1.1. Khái quát về trang trại trên địa bàn huyện Quy Châu, tỉnh Nghệ An

Qùy Châu là huyện miền núi có nhiều lợi thế về tiềm năng đất đai, tài nguyên rừng, nhất là số diện tích đất nông, lâm nghiệp cơ bản đã được giao cho các hộ gia đình ổn định sản xuất lâu dài, lao động sẵn có dồi dào rất thuận lợi để phát triển kinh tế trang trại, gia trại. Trung ương, tỉnh đã có nhiều cơ chế chính sách để phát triển kinh tế trang trại, gia tra nông nghiệp, nông thôn ngày càng phù hợp tạo điều kiện cho phát triển sản xuất mở rộng quy mô và đầu tư có hiệu quả. Ngoài chính sách trung ương, tỉnh đã thu hút được nhiều chương trình, dự án trong và ngoài nước đầu tư nhằm nâng cao năng lực, hỗ trợ phát triển sản xuất tạo điều kiện cho các mô hình nhỏ phát triển thành trang trại có quy mô; bên cạnh đó huyện đã ban hành nhiều cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất.

Bảng 4.1. Tổng hợp số lượng trang trại phân theo quy mô và loại hình trên địa bàn huyện Quy Châu, 2017-2019

Tiêu thức 2017 2018 2019

Tốc độ tăng (%)

18/17 19/18 BQ

I. Loại hình chăn nuôi

1.Nhỏ (1,00 ha – 1,99 ha) 2 1 1 50,00 100,00 70,71

2.Vừa (2,00 ha – 4,99 ha) 1 2 1 200,00 50,00 100,00

3.Lớn (>5,00 ha) 1

II. Loọi hình lâm nghiẹp

1.Nhỏ (10,00 ha – 19,99 ha) 5 4 3 80,00 75,00 77,46

3.Lớn (>50,00 ha) 1

III. Loại hình tổng hợp

1.Nhỏ (1,00 ha – 1,99 ha) 6 10 11 166,67 110,00 135,40

2.Vừa (2,00 ha – 4,99 ha) 4 4 4 100,00 100,00 100,00

3.Lớn (>5,00 ha) 1 1

* Tổng số toàn huyện

1. Quy mô nhỏ 13 15 15 115,38 100,00 107,42

2. Quy mô vừa 8 10 9 125,00 90,00 106,07

3. Quy mô lớn 0 1 3

Nguồn: UBND huyện Quỳ Châu (2019)

Theo quy định tại thông tư số 02/2020/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quy định tiêu chí kinh tế trang trại, căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Quỳ Châu, tác giả chia thành các loại trạng trại về quy mô lớn, vừa, nhỏ như sau:

Huyện Quỳ Châu có 1 trang trại trồng trọt với diện tích 1,55 ha, thu nhập bình quân của trang trại khoảng 1.2 tỷ đồng/năm.

Từ bảng 4.1 cho thấy số trang trại đạt điều kiện để công nhận kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Qùy Châu năm 2019 là 27 trang trại (tăng 6 trang trại so với năm 2017); Trong đó: Có 01 trang trại trồng trọt (chiếm 3,57%); có 03 trang trại chăn nuôi (chiếm 10,71%); Có 08 trang trại lâm nghiệp (chiếm 28,57%); Có 16 trang trại tổng hợp (chiếm 57,14%)

Tuy nhiên, vẫn còn một số khó khăn như:

- Việc tiếp cận và vận dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, cơ chế chính sách đầu tư cho phát triển kinh tế trang trại của người dân còn gặp nhiều khó khăn.

- Chưa được vay các vốn vay ưu đãi theo cơ chế chính sách hỗ trợ vốn vay của nhà nước cho các hợp tác xã, trang trại.

- Công tác đào tạo nghề, tiếp cận và ứng dụng tiến bộ KHKT, công nghệ mới còn ít, hiệu quả sau đào tạo đạt thấp, ít được hỗ trợ kỹ thuật xây dựng các mô hình phát triển kinh tế, kiểm dịch và phòng chống sâu bệnh.

- Thị trường, xúc tiến thương mại: sản phẩm ít được quảng bá tại các hội chợ nên việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ còn gặp nhiều khó khăn.

-Năng lực sản xuất, kinh doanh của nhiều tổ chức kinh tế tập thể còn yếu. - Việc áp dụng khoa học kỹ thuật còn hạn chế, chủ yếu do các trang trại, gia trại tự tìm tòi, học hỏi, đúc rút kinh nghiệm để chăm sóc cây trồng, vật nuôi nên năng suất, sản lượng còn thấp.

4.1.2. Tình hình thực hiện chính sách và quy hoạch pháttriển kinh tế trang trại triển kinh tế trang trại

Một số chính sách về phát triển trang trại trên địa bàn huyện Quỳ Châu dựa trên các căn cứ như sau: Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn và Nghị định số 116/2018/NĐ-CP ngày 7/9/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; Thông tư số 02/2020/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quy định tiêu chí kinh tế trang trại.

Trong những năm qua, thực hiện chủ trương của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tỉnh lần thứ XVII (2010) về “Chuyển mạnh kinh tế nông nghiệp sang phát triển theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh và phát triển bền vững”, tỉnh Nghệ An đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp. Các chính sách này được hoạch định và thực thi trên địa bàn Tỉnh khá toàn diện, bao gồm quy hoạch phát triển kinh tế trang trại, chính sách đất đai, chính sách tín dụng, đào tạo nguồn nhân lực, chính sách thị trường…

Các chính sách này đã góp phần định hướng thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế trang trại bền vững, thống nhất quan điểm tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn Tỉnh và đưa ra các giải pháp hữu hiệu thực hiện mục tiêu chính sách. Nhờ những chính sách đó, tỉnh Nghệ An bước đầu đã đạt được những thành tựu nhất định về phát triển lực lượng sản xuất, củng cố quan hệ sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất- kinh doanh và năng lực cạnh tranh sản phẩm trên thị trường; giải quyết nhiều vấn đề xã hội và bảo vệ, tái

tạo môi trường sinh thái có lợi cho phát triển.

Theo quy hoạch phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Quỳ Châu đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 như sau:

Bảng 4.2. Quy hoạch trang trại trên địa bàn huyện Quy Châuđến năm 2025

ĐVT: Trang trại

TT Loại trang trại Trồng trọt Chăn nuôi Lâm nghiệp Tổng hợp I Quy hoạch 2025 – Tổng số 4 6 10 19 1 Nhỏ 2 2 4 6 2 Vừa 2 2 5 8 3 Lớn 2 1 5 II Thực hiện 2019 – Tổng số 1 3 8 16 1 Nhỏ 1 1 3 11 2 Vừa 1 4 4 3 Lớn 1 1 1

Nguồn: UBND huyện Quỳ Châu (2019)

Định hướng đến năm 2025, trên địa bàn huyện Quỳ Châu có tổng 39 trang trại, trong đó có 4 trang trại trồng trọt, 6 trang trại chăn nuôi, 10 trang trại lâm nghiệp và 19 trang trại tổng hợp.

Bên cạnh những thành tựu đạt được, chính sách phát triển kinh tế trang trại của huyện Quỳ Châu tồn tại một số hạn chế sau:

Một là, mặc dù các chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế trang trại được ban hành khá nhiều, song còn thiếu đồng bộ và có yếu tố mâu thuẫn như: chính sách thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội và chính sách bảo vệ môi trường sinh thái, vệ sinh an toàn thực phẩm; chính sách nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ và bố trí nguồn lực thực thi chính sách…

chính sách này không cao; việc ban hành chính sách phần nhiều xuất phát từ nhu cầu của phát triển bền vững kinh tế trang trại, nhưng ít chú ý đến nguồn lực để thực thi chính sách nên trong quá trình thực thi chính sách gặp nhiều khó khăn. Trong việc thực thi chính sách đất đai, vấn đề cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và chứng nhận kinh tế trang trại diễn ra chậm, số lượng các trang trại được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới chỉ đạt gần 40% tổng số trang trại. Ở nhiều trang trại, diện tích đất được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng số diện tích đất của các trang trại.

Ba là, chính sách đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế trang trại tuy có hiệu lực cao, nhưng cũng còn nhiều vấn đề cần tiếp tục hoàn thiện. Mặc dù, tỷ lệ chủ trang trại được bồi dưỡng, cập nhật kiến thức về phát triển kinh tế trang trại cao nhưng tỷ lệ được đào tạo có bằng cấp thấp, nhất là bằng đại học, thể hiện chất lượng nguồn lực chủ chốt của trang trại còn có vấn đề. Hầu như lực lượng lao động trong các trang trại là lao động phổ thông, chưa được đào tạo, bồi dưỡng.

Bốn là, chính sách bảo vệ môi trường sinh thái, vệ sinh an toàn thực phẩm có tính hiệu lực thấp, nhiều trang trại hoạt động trên địa bàn huyện ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái, vệ sinh an toàn thực phẩm không kiểm soát được.

Năm là, chính sách thị trường tiêu thụ sản phẩm của kinh tế trang trại trên địa bàn huyện vẫn còn không ít vấn đề nảy sinh. Phần lớn số trang trại gặp khó khăn về thị trường tiêu thụ sản phẩm. Sản phẩm của trang trại trên địa bàn huyện được tiêu thụ chủ yếu trong huyện, tỷ lệ tiêu thụ bên ngoài huyện thấp.

4.1.3. Khai thác các nguồn lực để phát triển kinh tế trangtrại trại

4.1.3.1. Tình hình phát triển nguồn lực của trang trại ở huyện

a. Nguồn lực về đất đai

Đất đai là yếu tố quan trọng nhất đối với sản xuất nông nghiệp. Là tư liệu cho quá trình sản xuất, ở bất cứ hình thức sản xuất nào, chủ trang trại đều phải phát triển trên một diện tích nhất định. Đối với các trang trại, đất có được chủ yếu do sự tích tụ ruộng đất, được hình thành từ nhiều hình thức khác nhau như chuyển nhượng, thuê, đấu thầu, sự trao đổi giữa các cá nhân. Hiện nay theo quy định pháp luật thì không có khái niệm cụ thể đất trang trại, mà căn cứ vào mục đích sử dụng đất ta có thể tự xác định được rằng: Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp, nông thôn, chủ yếu dựa vào hộ gia đình, nhằm mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực trồng

trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, trồng rừng, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông, lâm, thủy sản. Cũng có thể nhận thấy rằng hạn mức sử dụng đất nông nghiệp được quy định trong luật không phải cố định một cách vĩnh viễn. Quy định này sẽ không còn ý nghĩa khi nền công nghiệp, thương mại dịch vụ phát triển, lúc đó sẽ có sự phân công lại lao động xã hội. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh huyện Quỳ Châu hiện nay, công nghiệp, thương mại của chưa phát triển, kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, lao động và cuộc sống của hàng triệu hộ nông dân vẫn phải dựa vào nông nghiệp nên pháp luật đất đai hiện hành quy định về hạn mức sử dụng đất nông nghiệp (hạn mức giao, hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp) là cần thiết.

Bảng 4.3. Tình hình sử dụng đất đai của các trang trại được điều tra

TT

Chỉ tiêu

Các năm (ha) Tốc độ tăng (%) Tốc độ phát triển

bình quân (%)

2017 2018 2019 18/17 19/18

I Phân theo sở hữu 200,45 216,45 247,55 107,98 114,37 111,13

1 Đất được giao 145,15 148,85 164,25 102,55 110,35 106,38

2 Thuê lại, đấu thầu, nhậnkhoán 55,3 67,6 83,3 122,24 123,22 122,73

II Phân theo loại đất 200,45 216,45 247,55 107,98 114,37 111,13

1 Trang trại trồng trọt 1,55 1,55 1,55 100 100 100,00

2 Trang trại lâm nghiệp 168 179 205 106,55 114,53 110,46

3 Trang trại chăn nuôi 8,5 11,3 14,7 132,94 130,09 131,51

4 Trang trại tổng hợp 22,4 24,6 26,3 109,82 106,91 108,36

Nguồn: UBND huyện Quỳ Châu (2017-2019)

Từ bảng 4.3 cho thấy, diện tích đất không đồng đều giữa các loại hình trang trại và giữa các trang trại trong cùng 1 loại hình. Giai đoạn 2017-2019 diện tích đất trang trại biến động từ 200,45-247,55 ha. Phân theo sở hữu thì đất được giao năm 2017 là 145,15 ha, năm 2018 là 148,85 ha, năm 2019 là 164,25 ha. Diện tích đất

thuộc quyền sở hữu của trang trại sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ trang trại tiến hành đầu tư cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng kiên cố, từ đó góp phần phát triển kinh tế trang trại của địa phương.

Tuy nhiên, một phần khá lớn diện tích đất thuộc quyền sở hữu của các trang trại đều chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâu dài, nên khi lấy đất đi cầm cố, thế chấp để vay ngân hàng lấy vốn sản xuất kinh doanh thì không vay được số lượng vốn để tiến hành đầu tư mở rộng sản xuất. Đây là một hạn chế ảnh hưởng đến quy mô sản xuất và hiệu quả sản xuất của các trang trại ở Quỳ Châu.

Diện tích phân theo loại đất cũng khá đa dạng, giai đoạn 2017-2019 là 200,45-247,55ha. Biến động chủ yếu do diện tích giao để sản xuất lâm nghiệp tăng từ 168,00ha xuống còn 205,00ha (năm 2019). Diện tích trồng trọt chủ yếu là cam, bưởi. Còn đối với diện tích trồng cây lâm nghiệp chủ yếu trồng cây keo. Đối với trang trại chăn nuôi chủ yếu nuôi các con bò, gà, lợn. Đối với trang trại tổng hợp thì chủ yếu trồng keo, mía, chăn nuôi gà, vịt, cá, dê, bò.

Các trang trại tổng hợp có diện tích chuồng trại chăn nuôi và khu vực chăn nuôi thường được bố trí cách xa khu nhà ở và khu dân cư, tránh ô nhiễm môi trường cho khu dân cư. Còn các trang trại chăn nuôi do điều kiện đất đai hạn chế nên chuồng trại thường được xây dựng sát nhau, gần khu sinh hoạt của gia đình, nhất là các trang trại trong khu dân cư, từ đó khó đảm bảo được vệ sinh chuồng trại, kiểm soát dịch bệnh, cách ly khi có dịch bệnh hoặc gây ô nhiễm môi trường.

Tuy nhiên, đối với diện tích đất đấu thầu cho thuê thời gian thuê đất chỉ có từ 10-20 năm chưa đủ thời gian cho các trang trại tái cơ cấu sản xuất và kinh doanh có hiệu quả, với thời gian như vậy, các trang trại chỉ kịp xây dựng xong cơ sở hạ tầng và sản xuất kinh doanh được một vài năm.

b. Nguồn lực về vốn

Nếu đất là tư liệu sản xuất đặc biệt và không thể thiếu trong sản xuất nông nghiệp thì vốn là yêu cầu không thể thiếu đối với bất kỳ một lĩnh vực sản xuất kinh doanh chứ không riêng gì trang trại. Đặc biệt trong xu thế hiện nay, xu thế hội nhập kinh tế quốc tế các trang trại muốn đứng vững và phát triển cần một lượng vốn nhất định để có thể đầu tư áp dụng những khoa học kỹ thuật canh tác tiến bộ vào sản xuất, từ đó giúp tăng năng suất cây trồng vật nuôi và các dịch vụ của trang trại đạt được hiệu quả cao. Vốn là điều kiện tiên quyết, có ý nghĩa quyết định tới các bước tiếp theo của quá trình sản xuất kinh doanh.

Bảng 4.4. Quy mô vay vốn theo các nguồn vay của các trang trại, 2017-2019

TT Nội dung Các năm (triệu đồng) Tốc độ tăng (%)

2017 2018 2019 18/17 19/18 BQ

1 Vay NHNo&PTNT 4782 4925 5078 102,99 103,11 103,05

2 Ngân hàng Chính sách 2595 2745 3003,6 105,78 109,42 107,59 3 Ngân hàng Thương mại 2235 2346 2461,2 104,97 104,91 104,94

4 Quỹ tín dụng 1780 1820 1774,4 102,25 97,49 99,84

5 Vay người thân, họ hàng 985,7 1067 1033,2 108,25 96,83 102,38

Tổng 12377,7 12903 13350,4 104,24 103,47 103,85

Nguồn: Số liệu điều tra (2019)

Từ bảng 4.4 cho thấy, tổng số tiền các trang trại vay thêm năm 2017 là 12.337,7 triệu đồng, đến năm 2019 là 13.350,4 triệu đồng, tốc độ phát triển bình quân là 103,85%.Thực tế hầu hết các cá nhân, hộ gia đình hay hợp tác xã phát triển quy mô trang trại trong lĩnh vực chăn nuôi đều phải vay vốn ngân hàng để đầu tư. Nhà nước và các ngân hàng Việt Nam cũng có nhiều chương trình cho vay hỗ trợ lãi suất thấp, không cần thế chấp cho người nông dân và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. Thủ tục vay vốn làm trang trại ở các ngân hàng cũng rất dễ dàng, đơn giản. Tuy nhiên, việc vay thế chấp sổ đỏ ngân hàng để vay vốn kinh doanh, làm trang trại được nhiều khách hàng lựa chọn bởi hình thức vay này có hạn mức vay cao, lãi suất ưu đãi, hưởng nhiều hỗ trợ từ Ngân hàng. Khi chọn vay thế chấp sổ đỏ, tài sản thế chấp được ngân hàng nắm giữ, khách hàng

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUỲ CHÂU, TỈNH NGHỆ AN (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(131 trang)
w