Các công trình nghiên cứu liên quan

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUỲ CHÂU, TỈNH NGHỆ AN (Trang 47 - 49)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế trang trại

2.2.4.Các công trình nghiên cứu liên quan

2.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển kinh tế trang trại

2.2.4.Các công trình nghiên cứu liên quan

Nghiên cứu về trang trại nước ta trong những năm gần đây đã có nhiều công trình như: Phát triển và quản lý trang trại trong cơ chế thị trường của PGS. TS Lê Trọng, NXB Nông nghiệp Hà Nội, 1993; Hội thảo về kinh tế trang trại Kom Tum tổ chức tại huyện Dăk Hà, tháng 7/ 1998, Hội thảo về “Cơ sở khoa học của sự hình thành và phát triển kinh tế trang trại ở Nam Bộ”tại trường Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, tháng 3 năm 1999.

ương 5 khoá IX gần đây của Đảng, trên diễn đàn báo chí có nhiều bài viết về kinh tế trang trại như: Nhìn lại kinh tế trang trại những năm gần đây của tác giả Trần Đức đăng trên Tạp chí Cộng sản số 5 (tháng 3 năm 1999). Tác giả đã luận giải chung về khái niệm, đặc trưng và đưa ra nhiều quan điểm, quan điểm về kinh tế trang trại. Nhiều bài viết của các tác giả đã được in thành sách “ tư liệu về kinh tế trang trại”, NXB thành phố Hồ Chí Minh, 2000, trong đó nổi bật các bài như: Khảo sát về kinh tế trang trại của tác giả Nguyễn Sinh Cúc, một số vấn đề về kinh tế trang trại và khả năng phát triển ở Việt Nam của GS. Chu Tiến Quang và Trần Hữu Quang … và nhiều bài viết của Hội khoa học kinh tế Việt Nam. Các tác giả đã khắc hoạ, mô tả khá rõ về những đặc trưng, loại hình và thực trạng phát triển của kinh tế trang trại trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần. Tại Hà Nội, báo chí và các cuộc hội thảo cũng đề cập đến thực trạng phát triển kinh tế trang trại ngoại thành Hà Nội.

Tuy vậy đến nay chưa có công trình khoa học nào viết về “Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An” một cách đầy đủ, có cơ sở khoa học và thực tiễn, sâu sắc và có hệ thống.

Vì vậy, đề tài “ Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An” nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận có tính kế thừa nhằm vận dụng vào tình hình thực tiễn để phân tích đánh gía đúng hiệu quả kinh tế trang trại Quỳ Châu. Từ đó đưa ra các giải pháp thiết thực đảm bảo tính khả thi nhằm góp phần vào quá trình CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn ở huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUỲ CHÂU, TỈNH NGHỆ AN (Trang 47 - 49)