Vai trò của phát triển kinh tế trang trại

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUỲ CHÂU, TỈNH NGHỆ AN (Trang 25 - 27)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế trang trại

2.1.2.Vai trò của phát triển kinh tế trang trại

2.1. Cơ sở lý luận về phát triển kinh tế trang trại

2.1.2.Vai trò của phát triển kinh tế trang trại

Trải qua hàng mấy thập kỷ đến nay trang trại gia đình tiếp tục phát triển ở những nước tư bản công nghiệp lâu đời cũng như các nước đang phát triển, các nước công nghiệp mới và đi vào các nước xã hội chủ nghĩa với cơ cấu và quy mô sản xuất khác nhau.Việc phát triển kinh tế trang trại nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả đất đai, vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý, góp phần phát triển nông nghiệp bền vững; tạo việc làm, tăng thu nhập; khuyến khích làm giàu đi đôi với xoá đói giảm nghèo; phân bổ lại lao động, dân cư, xây dựng nông thôn mới. Thông qua phát triển kinh tế trang trại đã góp phần quan trọng trong quá trình chuyển dịch, tích tụ ruộng đất gắn liền với quá trình phân công lại lao động ở nông thôn, từng bước chuyển dịch lao động nông nghiệp sang làm các ngành phi nông nghiệp, thúc đẩy tiến trình công nghiệp hoá trong nông nghiệp và nông thôn.

Ở Việt Nam, những năm gần đây trang trại không ngừng được phát triển về số lượng mà còn phát triển mạnh về quy mô và chất lượng các trang trại, trang trại đã có đóng góp to lớn cho nền sản xuất nông nghiệp nói riêng và nền sản xuất xã hội nói chung, đóng góp này có ý nghĩa tích cực cả ở ba mặt: Kinh tế - xã hội - môi trường, cụ thể ở từng mặt như sau:

+ Về mặt kinh tế: Cáctrang trại góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, các loại cơ cấu cây trồng, có giá trị hàng hóa cao, khắc phục dần tình trạng phân tán,

tạo nên những vùng chuyên môn hóa cao. Mặt khác, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trang trại góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến và dịch vụ sản xuất ở nông thôn. Thực tế cho thấy việc phát triển KTTT ở những nơi có điều kiện bao giờ cũng đi liền với việc khai thác và sử dụng một cách đầy đủ và hiệu quả các loại nguồn lực trong nông nghiệp nông thôn. Thực tế cho thấy việc phát triển trang trại ở những nơi có điều kiện thuận lợi bao giờ cũng đi liền với việc khai thác, sử dụng một cách đầy đủ và hiệu quả các nguồn lực trong nông nghiệp, nông thôn. Vì vậy, phát triển kinh tế trang trại góp phần tích cực thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của nông nghiệp và kinh tế nông thôn (Hoàng Văn Việt, 2015).

+ Về mặt xã hội: Phát triển KTTT góp phần giải quyết công ăn việc làm cho lao động nông thôn. Khi KTTT phát triển thì tăng hiệu quả sử dụng đất đai, vốn, lao động, kỹ thuật, tăng thêm kinh nghiệm quản lý, làm tăng số hộ giàu trong khu vực, tăng thu nhập cho người lao động khuyến khích làm giàu đi đôi với xóa đói giảm nghèo. Điều này đã giải quyết được vấn đề đang bức xúc trong nông thôn hiện nay là vấn đề việc làm và đói nghèo. Mặt khác, phát triển KTTT còn góp phần thúc đẩy phát triển kết cấu hạ tầng trong nông thôn và tạo tấm gương cho các hộ nông dân về cách tổ chức và quản lý sản xuất kinh doanh. Phát triển trang trại góp phần quan trọng làm tăng số hộ giầu trong nông thôn, tạo thêm việc làm và tăng thêm thu nhập cho một bộ phận dân cư nông thôn. Điều này có ý nghĩa rất to lớn trong vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động nông nghiệp và xoá đói giảm nghèo ở nông thôn, một trong những vấn đề bức xúc của nông nghiệp, nông thôn nước ta hiện nay. Mặt khác, phát triển trang trại còn thúc đẩy phát triển kết cấu hạ tầng trong nông thôn và tạo ra thế hệ nông dân kiểu mới mà chủ trang trại là đại diện tiêu biểu với đặc điểm là: Có kiến thức, có ý trí quyết tâm cao, có tính hợp tác cao, có khả năng tổ chức quản lý sản xuất nông nghiệp, là tấm gương để các hộ nông dân noi theo (Hoàng Văn Việt, 2015).

+ Về mặt môi trường: Kinh tế trang trại càng phát triển thì những diện tích đất trống, đồi núi trọc, diện tích đất còn hoang hóa ngày càng co hẹp lại và được đưa vào sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp. Điều đó có nghĩa là việc trồng rừng, bảo vệ rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, sử dụng hiệu quả tài nguyên đất luôn tăng lên cùng với sự phát triển của trang trại. Như vậy, phát triển trang trại góp phần tích cực vào việc cải tạo, bảo vệ môi trường sinh thái của trái đất. Hầu hết các chủ trang trại đều có ý thức bảo vệ và khai thác hợp lý môi trường sinh thái xung quanh vì lợi ích thiết thực và lâu dài của trang trại, trước hết là ngay trong phạm vi trang trại mình.

Đặc biệt là ở các tỉnh trung du, miền núi thì vấn đề này càng có ý nghĩa hơn, do các trang trại góp phần quan trọng cho việc trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, khai thác hiệu quả tài nguyên đất, do vậy phát triển kinh tế trang trại sẽ góp phần cải tạo môi trường sinh thái khắp các vùng (Hoàng Văn Việt, 2015).

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUỲ CHÂU, TỈNH NGHỆ AN (Trang 25 - 27)