Kinh nghiệm phát triển kinh tế trang trại của một số nước trên thế giớ

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUỲ CHÂU, TỈNH NGHỆ AN (Trang 35 - 40)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế trang trại

2.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển kinh tế trang trại

2.2.1. Kinh nghiệm phát triển kinh tế trang trại của một số nước trên thế giớ

nước trên thế giới

Hiện nay trên thế giới kinh tế phát triển khá mạnh cả về quy mô số lượng và các hình thức khác nhau như trang trại theo kiểu tư bản tư nhân khá phát triển, chủ trang trại không trực tiếp quản lý mà thuê hoàn toàn lao động, trang trại chăn

nuôi khá phát triển nhưng chủ yếu là trang trại chăn nuôi bò sữa điển hình như ở Mỹ, Nga, Nhật Bản … Cũng đa số là phát triển trang trại sản xuất cây lương thực, cây ăn quả, cây hàng năm, cây công nghiệp như ở Malaysia, Đài Loan…

2.2.1.1. Phát triển kinh tế trang trại ở Tân Cương, Trung Quốc

Tân Cương là một vùng đất biên giới về phía Tây Bắc của Trung Quốc, với tổng diện tích tự nhiên khoảng 1,6 triệu km2, tiếp giáp với 8 nước là Nga, Mông Cổ, Kadắcxtan, Kighixtan, Taczikixtan, ápghanixtan, Pakixtan và ấn Độ.Trước kia nếu so sánh với tỉnh khu vực miền Duyên Hải của Trung Quốc thì Tân Cương là vùng kinh tế chậm phát triển, nhưng một số năm gần đây với sự quan tâm của Nhà nước Trung Quốc, bằng nội lực và ý chí tự lực tự cường mạnh mẽ, Khu tự trị này đang trở thành vùng có tốc độ phát triển kinh tế đáng khâm phục. Góp phần vào sự phát triển đó phải kể đến sự đột phá của ngành sản xuất nông nghiệp, trong đó có vai trò to lớn của kinh tế trang trại và kinh tế hộ. Kinh tế trang trại và kinh tế hộ ở Tân Cương có những tiềm năng, lợi thế để phát triển như: Hạ tầng cơ sở kỹ thuật phục vụ sản xuất khá tốt; đất đai rộng lớn, bình quân đầu người cao (khoảng 20 triệu dân/1,6 triệu km2); các nguồn lực về tài nguyên đất dồi dào; diện tích đất rừng và đất nông nghiệp là 714,7 triệu ha, với 48 triệu ha đồng cỏ tự nhiên, 7,33 triệu ha đất canh tác; khí hậu thời tiết rất đa dạng phong phú với nhiều tiểu vùng khí hậu đặc thù (vì đây là vùng đất tiếp giáp giữa châu á và châu Âu), nhiệt độ bình quân năm là 12 độ, là vùng có thời gian chiếu sáng rất lý tưởng cho sản xuất nông nghiệp, từ 2.600 đến 3.400 giờ/năm; thảm thực vật và các loại sinh vật khác rất phong phú và đa dạng; có vị trí giao thương thuận lợi với một số nước thuộc châu Âu và châu á …

Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp ở Tân Cương phải đối mặt với nhiều vấn đề khó khăn như: địa hình đồi núi cao thấp, chia cắt phức tạp (nơi cao nhất so với mực nước biển là đỉnh núi Tianshan- 7.435 m, độ ẩm không khí rất thấp, lượng mưa hàng năm không đáng kể; biên độ nhiệt độ chênh lệch rất lớn (thời điểm nóng nhất có thể trên 400C, lúc lạnh nhất xuống dưới -100C); nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp rất khó khăn chủ yếu dựa nguồn nước ngầm, nước tan từ tuyết trên các đỉnh núi chảy xuống và nước từ sông, hồ lớn nhỏ của vùng; diện tích sa mạc lớn; có vị trí ở rất xa Thủ đô Bắc Kinh (khoảng hơn 4.000km), đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật vẫn còn chậm phát triển hơn so với khu vực các tỉnh Duyên Hải… (Lâm Quang Huyên, 2013).

khăn trở ngại trong phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá theo hướng kinh tế trang trại, kinh tế hộ với trình độ chuyên môn hoá, hợp tác hoá sâu rộng là một vấn đề rất nan giải… Bài toán khó ấy đã được Tân Cương giải quyết một cách hiệu quả. Giờ đây nhắc đến Tân Cương người ta nghĩ ngay đến một vùng đất có ngành sản xuất nông nghiệp khá phát triển với những thành tựu rất đáng kể. Tân Cương đã có những chính sách, giải pháp, bước đi cụ thể và kinh nghiệm nào trong việc phát triển kinh tế trang trại, kinh tế hộ nông dân để từ đó sản xuất nông nghiệp của vùng này đạt được những thành tựu to lớn.

Trước hết, đó là Nhà nước Trung Quốc có hệ thống chính sách vĩ mô để tác động toàn diện đến sự phát triển của các vùng dân tộc thiểu số, như Chiến lược “Đại khai thác miền Tây”, trong nhiều năm qua hạ tầng cơ sở kỹ thuật nói chung và phục vụ cho sản xuất nông nghiệp nói riêng của Tân Cương có sự thay đổi nhanh chóng trên tất cả các lĩnh vực. Bên cạnh đó, với chủ trương kiên trì chính sách tự trị dân tộc, chính sách này của Nhà nước Trung Quốc đã tạo ra sự chủ động, sáng tạo cho Khu tự trị trong việc tự quyết định sự phát triển của mình. Ngoài ra Chính phủ Trung Quốc đã yêu cầu các tỉnh miền Duyên Hải phải có trách nhiệm tương trợ giúp đỡ các tỉnh miền Tây về tài chính, khoa học kỹ thuật, đào tạo cán bộ, tăng cường các chuyên gia giỏi đến làm việc có thời hạn tại các tỉnh miền Tây… (Lâm Quang Huyên, 2013).

Thứ hai, Khu tự trị Tân Cương đã khai thác triệt để tiềm năng, thế mạnh của mình. Công tác quy hoạch phát triển sản xuất theo hướng hàng hoá với mức độ chuyên môn hoá sâu, rộng được chú trọng. Mỗi vùng của Tân Cương giờ đây đều có các cây trồng với những sản phẩm đặc thù như vùng trồng lúa mì, vùng trồng bông, vùng trồng nho, vùng trồng dưa Hamiqua… (Lâm Quang Huyên, 2013).

Thứ ba, Tân Cương đặc biệt quan tâm đến việc áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất. Có thể dẫn ra ở đây như việc áp dụng khoa học công nghệ trong giải quyết vấn đề khó khăn lớn nhất đó là nước cho cây trồng, vật nuôi. Thành quả của khoa học công nghệ cũng đã biến Tân Cương thành 1 vùng nổi tiếng với những trang trại, nông trại sản xuất nho như ngày nay. Nhờ phát hiện của nhà khoa học ở Tân Cương khi cho rằng Khu tự trị này có nhiều nét tương đồng về đặc điểm thổ nhưỡng, khí hậu và vị trí địa lý so với các vùng trồng nho của Pháp. Từ đó, Tân Cương đã đưa cây nho vào sản xuất, kết quả là Tân Cương đang trở thành vùng sản xuất nho lớn nhất Trung Quốc.

Với ý thức là một vùng có điểm xuất phát thấp hơn so với mặt bằng chung của cả nước về khoa học kỹ thuật, trong đó khoa học kỹ thuật nông nghiệp, Tân Cương rất coi trọng đến công tác sử dụng, huy động và đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật nông nghiệp và coi đây là động lực quan trọng để thúc đẩy sự phát triển sản xuất của vùng. Hàng năm, chính quyền Khu tự trị tiếp nhận hàng nghìn cán bộ khoa học kỹ thuật từ các tỉnh duyên hải lên trợ giúp, đồng thời cũng đã cử hàng nghìn các cán bộ đi học tập ở các nước có nền nông nghiệp phát triển như Pháp, Mỹ, Nhật Bản… liên kết với các tỉnh miền Duyên Hải để đào tạo cán bộ kỹ thuật là cho con em đồng bào các dân tộc ở Tân Cương…

Thứ tư, Đó là Khu tự trị Tân Cương thực hiện rất hiệu quả chính sách về tổ chức quản lý kinh tế trong nông nghiệp. Với chủ trương đẩy mạnh sản xuất hàng hoá theo hướng tập trung với trình độ chuyên môn hoá cao, sản xuất được tổ chức theo 2 hình thức chủ yếu đó là hộ sản xuất hàng hoá và sản xuất trang trại. Sự khác biệt của 2 hình thức này chủ yếu là ở quy mô sản xuất và tính chuyên môn hoá. Đối với các hộ sản xuất hàng hoá, quy mô sản xuất thường nhỏ, sản phẩm sản xuất ra một phần để tiêu dùng và chế biến thủ công, còn phần lớn được tiêu thụ thông qua các tổ hợp tác các trang trại lớn, các công ty thu mua trong vùng. Tình trạng ép giá hầu như không xảy ra, bởi chính quyền địa phương có các quy định cụ thể về việc tiêu thụ sản phẩm cho nông hộ. Tân Cương huy động, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia vào sản xuất trang trại tập trung quy mô lớn. Do vậy không chỉ có các chủ trang trại là nông dân mà các công ty, tổ hợp tác, liên doanh liên kết… cũng tham gia vào sản xuất trang trại.

Thứ năm, Tân Cương thiết lập được mối quan hệ rất chặt chẽ giữa các nhà khoa học đối với người sản xuất; giữa người sản xuất với người tiêu thụ, các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu; mối quan hệ giữa những người sản xuất với nhau và trách nhiệm của chính quyền. Chính việc xây dựng được các mối quan hệ trên đã tạo ra cộng đồng trách nhiệm và quyền lợi trong quá trình phát triển sản xuất trang trại, nông trại ở Tân Cương. Vì thế mà người đầu tư sản xuất cũng yên tâm với việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của mình, đồng thời người tiêu thụ, chế biến cũng an tâm với nguồn nguyên liệu được cung cấp (Lâm Quang Huyên, 2013).

Thứ sáu, một trong những thành công của phát triển kinh tế trang trại, nông trại ở Tân Cương đó là văn hoá đã đi vào trong sản xuất kinh doanh. Dân tộc Duy Ngô Nhĩ cùng các dân tộc thiểu số khác ở Tân Cương vốn có nền văn

hoá truyền thống rất đặc sắc, ý thức được điều đó, giờ đây bất kỳ một khách hàng nào đến trang trại ở Tân Cương thì ngay tại đó người ta không chỉ được tiếp cận với các sản phẩm có chất lượng cao, giá cả phải chăng mà còn được hưởng thụ các nét đẹp văn hoá truyền thống đặc sắc của các dân tộc thiểu số được biểu diễn, giới thiệu ngay tại đó. Có thể nói văn hoá đã đi vào trong sản xuất kinh doanh và sản xuất kinh doanh đã hoà quyện, kết hợp chặt chẽ với văn hoá. Vì thế mà người đến với Tân Cương và người biết đến Tân Cương ngày càng nhiều (Lâm Quang Huyên, 2013).

Đã có nhiều chính sách, giải pháp và kinh nghiệm để đưa một vùng đồng bào dân tộc thiểu số với không ít khó khăn thách thức, thành một vùng có nền sản xuất nông nghiệp hàng hoá khá phát triển như Tân Cương, nhưng vấn đề nêu trên chỉ là một số nhóm vấn đề chủ yếu trong số đó. Hy vọng rằng ở Việt Nam với sự giúp đỡ của Nhà nước, của các cấp, các ngành kết hợp với sự cố gắng vươn lên của đồng bào sẽ xuất hiện nhiều vùng dân tộc thiểu số có sự phát triển như Tân Cương, Trung Quốc.

2.2.1.2. Phát triển kinh tế trang trại ở Malaysia

Là nước ở Đông Nam Á, có diện tích rộng 329.200 km2, nổi tiếng giàu tài nguyên thiên nhiên. Malaysia có khoảng 600.000 trang trại gia đình, quy mô trung bình 2 đến 3ha trên một trang trại ngoài ra còn một số đồn điền trồng cây công nghiệp quy mô hàng trăm ha trở lên của Nhà nước và các công ty tư nhân trong và ngoài nước.

Sản phẩm công nghiệp chiếm 90% sản phẩm trồng trọt hàng năm, các trang trại sản xuất 4 triệu tấn dầu cọ và chiếm 75% sản lượng dầu cọ thế giới. 1, 6 đến 1, 8 triệu tấn cao su (trên diện tích 2 triệu ha), 6,3 triệu tấn dầu thực vật, 72 000 tấn dừa quả, 23. 000 tấn hồ tiêu, 274. 000 tấn ca cao. Tổng diện tích cây ăn quả của các trang trại gia đình năm 1999 là 130.000 ha, năm 2000 là 260.000 ha. Ngoài cây ăn quả, cây công nghiệp các trang trại đã tự túc được 80% lương thực và 25-30% sản phẩm chăn nuôi. Nhiều cơ sở chăn nuôi gia đình đã bắt đầu hiện đại hoá, có cơ sở đã dùng máy tính để quản lý. Ngành trồng trọt đang phát triển cơ giới hoá ở khâu làm đất, thu hoạch, chế biến nông sản xuất khẩu. Như vậy có thể nói Malaysia là một nước trong cùng khu vực thế nhưng nền kinh tế trang trại cũng chủ yếu là phát triển trang trại cây công nghiệp, cây hàng năm. Nhưng trang trại về trồng trọt và chăn nuôi chưa phát triển vẫn ở quy mô hộ gia đình nhưng cũng có tiến bộ về khoa học công nghệ, sử dụng máy tính để quản lý. Vì sao Malaysia chưa phát triển về chăn

nuôi tới trình độ quy mô trang trại (Lâm Quang Huyên, 2013).

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUỲ CHÂU, TỈNH NGHỆ AN (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(131 trang)
w