Phần 3 Phương pháp nghiên cứu
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.2.3. Phương pháp phân tích
3.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả
Sử dụng các chỉ tiêu, chỉ số tính toán các số liệu và so sánh sự biến động của các chỉ tiêu nghiên cứu qua các năm.
Số bình quân: được sử dụng để tính toán các số liệu như: bình quân đất đang sử dung/trang trại; vốn/trang trại; tốc độ phát triển bình quân; chi phí bình quân/trang trại; doanh thu bình quân/trang trại; thu nhập bình quân/trang trại;….
Số tương đối: được sử dụng để tính toán các số liệu như: cơ cấu chi phí, doanh thu, thu nhập các ngành chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng thủy sản, nông nghiệp, phi nông nghiệp, tỷ lệ trang trại thuê lao động, tốc độ phát triển, tốc độ phát triển bình quân,…
Số tuyệt đối: được sử dụng để tính toán các số liệu như quy mô sản xuất, giá trị sản xuất,… của các trang trại.
* Tiêu thức phân tổ
- Trang trại chăn nuôi là những trang trại có giá trị sản lượnghàng hóa từ 1 tỷ đồng/năm trở lên, giá trị sản xuất các ngành khác không đáng kể.
- Trang trại tổng hợp là những trang trại tiến hành sản xuất kết hợp 2 ngành sản xuất nông nghiệp, thủy sản (cụ thể: trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản) trở lên; mặt khác giá trị sản lượng hàng hóa không có ngành nào chiếm trên 50% cơ cấu giá trị sản lượng hàng hóa.
Trong tổng số 18 trang trại chúng tôi tiến hành điều tra, dựa vào hoạt động thực tế của các trang trại chúng tôi phân ra 2 loại hình trang trại đó là loại hình trang trại chăn nuôi, trang trại tổng hợp. Để tiến hành phân tổ thành 2 loại hình trang trại để tiến hành so sánh, phân tích thực trạng và từ đó đưa ra giải pháp phát triển kinh tế trang trại bền vững cho từng loại hình trang trại.
3.2.3.2. Phương pháp so sánh
Trong đề tài chúng tôi tiến hành so sánh các loại hình trang trại về vốn, lao động, cơ sở vật chất, hiệu quả,… Trên cơ sở đó có những nhận định, đánh giá về tình hình và quá trình phát triển của các loại hình kinh tế trang trại trên địa bàn huyện.