Tình hình trang trại phân theo loại hìnhvà vùng trong cả nước, 2016

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUỲ CHÂU, TỈNH NGHỆ AN (Trang 42)

trong cả nước, 2016

TT Diễn giải

Tổng số trang

trại

Chia theo loại trang trại

Trồng trọt Chăn nuôi Nuôi trồng TS Tổng hợp

1 Số lượng (trang trại)

Cả nước 22.655 8.861 8.133 4.720 941

Đồng bằng sông Hồng 4.472 35 3.174 986 277

Trung du và miền núi phía Bắc 929 40 828 31 30

BTT và duyên hải miền Trung 2.266 865 767 304 330

Tây Nguyên 2.622 2.149 453 4 16

Đông Nam Bộ 5.474 3.465 1.903 52 54

ĐB sông Cửu Long 6.892 2.307 1.008 3.343 234

Đồng bằng sông Hồng 19,74 0,39 39,03 20,89 29,44 Trung du và miền núi phía Bắc 4,10 0,45 10,18 0,66 3,19 BTT và duyên hải miền Trung 10,00 9,76 9,43 6,44 35,07

Tây Nguyên 11,57 24,25 5,57 0,08 1,70

Đông Nam Bộ 24,16 39,10 23,4 1,10 5,74

ĐB sông Cửu Long 30,42 26,04 12,4 70,83 24,87

Nguồn: Tổng cục thống kê (2016)

2.2.2.2. Kinh nghiệm phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Nam Định

Những năm qua, nhiều hộ nông dân tại Nam Định đã phát huy tính tự chủ, sáng tạo trong việc phát triển kinh tế hộ, từ đó thúc đẩy sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Mô hình xây dựng kinh tế trang trại, gia trại được nhiều người lựa chọn bởi tính phù hợp, nâng cao được năng suất và tính cạnh tranh của sản phẩm nông sản, không những giúp người nông dân nâng cao thu nhập mà còn giải quyết được lao động tại địa phương, góp phần xây dựng nông thôn mới.

Tính đến hết quý I năm 2016, tại Nam Định đã có 453 trang trại đạt tiêu chí do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định, trong đó có 3 trang trại trồng trọt, 47 trang trại tổng hợp, 149 trang trại chăn nuôi và 254 trang trại thuỷ sản. Những năm gần đây, nhận thức của người nông dân tại Nam Định đã có nhiều thay đổi, nhiều hộ gia đình đã bỏ cách chăn nuôi phân tán, nhỏ lẻ, cố gắng tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi và vận động nguồn lực từ gia đình để tập trung đầu tư lớn hơn làm kinh tế trang trại. Tại các xã, huyện, thị trấn, đội ngũ cán bộ chuyên môn về chăn nuôi, thú y cũng được bổ sung kịp thời và đào tạo vững về chuyên môn để giúp đỡ bà con về các quy trình kĩ thuật như chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho cây trồng và gia súc, gia cầm… Đặc biệt, các trang trại đã có mối liên hệ với nhau trong việc cung ứng con giống thị trường tiêu thụ, giúp người nông dân yên tâm phần nào trong vấn đề bảo đảm đầu ra cho sản phẩm. Bên cạnh việc phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, Nam Định cũng là một tỉnh có tiềm năng về nuôi trồng thủy sản với 72 km đường bờ biển và nhiều vùng nước lợ tại các huyện Giao Thủy, Hải Hậu, Nghĩa Hưng. Doanh thu hàng năm của trang trại bình quân từ 150 - 180 tỷ đồng; lợi nhuận bình quân từ 0,7-1

tỷ đồng/năm (Bộ lao động - Thương binh và Xã hội, 2015).

Từ những hiệu quả của các mô hình phát triển kinh tế trang trại, gia trại tại nhiều địa phương trong tỉnh Nam Định, có thể thấy đây thực sự là hướng đi bền vững cho người nông dân, không những giảm được áp lực lao động việc làm, thúc đẩy chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế nông nghiệp mà còn góp phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, góp phần quan trọng trong mục tiêu xây dựng nông thôn mới (Bộ lao động - Thương binh và Xã hội, 2015).

2.2.2.3. Kinh nghiệm phát triển kinh tế trang trại ở huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang

Những năm gần đây, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, sự điều hành của chính quyền huyện Yên Thế (Bắc Giang), các hộ nông dân đã phát huy tính tự chủ, tạo sức mạnh mới trong phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Kinh tế trang trại phát triển góp phần quan trọng làm tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn Yên Thế. Với ý nghĩa đó, trong thời gian qua, huyện đã xây dựng các kế hoạch, đề án, có cơ chế thích hợp thực hiện chính sách dồn điền, đổi thửa, chuyển ruộng trũng cấy lúa không ăn chắc sang nuôi trồng thuỷ sản; thực hiện lồng ghép các chương trình khuyến nông, khuyến lâm để hỗ trợ cây, con giống, vật tư, hỗ trợ mua máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp từ nguồn ngân sách huyện và chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình giảm nghèo 134, 135; hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng; chỉ đạo các cơ quan chức năng, các tổ chức, đoàn thể nhân dân phối hợp kịp thời với các xã, thị trấn mở các lớp tập huấn, chuyển giao KHKT đến các hộ nông dân, qua đó góp phần quan trọng thúc đẩy và tạo điều kiện cho kinh tế trang trại phát triển. Năm 2014, 2015 tổng giá trị hàng hoá, dịch vụ các trang trại tạo ra đạt hàng trăm tỷ đồng, thu hút và tạo công ăn việc làm ổn định cho hàng nghìn lao động ở địa phương và các huyện lân cận trong tỉnh.

Phát huy tiềm năng, thế mạnh của huyện về phát triển kinh tế rừng, vườn đồi kết hợp với chăn nuôi, nhiều mô hình trang trại tổng hợp đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho thu nhập từ 200-500 triệu đồng/năm. Theo thống kê từ tháng 7- 2013, toàn huyện có trên 5.000 hộ gia đình đạt chuẩn về sản xuất kinh doanh giỏi, có mức thu nhập từ 50 triệu đồng/năm trở lên, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của các chủ trang trại trên địa bàn. Đến nay, Huyện uỷ đã chỉ đạo hình thành vùng cây ăn quả với diện tích 5.978 ha; trong 5 năm qua, đã trồng mới trên 4.500 ha rừng, nâng độ che phủ của rừng đạt 43,5% (cao hơn bình quân chung

của tỉnh); tốc độ tăng trưởng giá trị chăn nuôi bình quân đạt 19,8%/năm. Năm 2015, toàn huyện có đàn trâu, bò gần 15.000 con; đàn lợn trên 80.000 con; đàn gia cầm đạt trên 4 triệu con (Phạm Thị Hương, 2014).

Yên Thế tiếp tục là một trong những huyện có số lượng tổng đàn gia cầm lớn nhất toàn quốc. Với những kết quả đạt được về phát triển kinh tế trang trại đã và đang góp phần quan trọng vào xoá đói giảm nghèo, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của một bộ phận lớn nhân dân, làm cho bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới. Huyện Yên Thế đã và đang là điểm sáng trong phát triển kinh tế rừng kết hợp với chăn nuôi gà đồi được nhiều đoàn khách quốc tế, khách ở các tỉnh bạn, huyện bạn đến tham quan và học tập kinh nghiệm (Phạm Thị Hương, 2014).

2.2.2.4. Kinh nghiệm phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Nghệ An

Hiện nay, kinh tế trang trại ở Nghệ An đang tăng nhanh về số lượng cũng như chất lượng với nhiều thành phần tham gia. Trên địa bàn có nhiều mô hình trang trại phát huy được tiềm năng, lợi thế, mang lại hiệu quả kinh tế cao, tạo nhiều việc làm cho người lao động.

Tỉnh Nghệ An hiện có 912 trang trại đạt tiêu chí theo quy định tại Thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn quy định tiêu chí và thủ tục cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại thì 10/11 huyện, thị miền Tây đã có 374 trang trại (chiếm 41%). Trong số đó, có 29 trang trại trồng trọt (chiếm 7,75%); 76 trang trại chăn nuôi (chiếm 20,3%); 17 trang trại lâm nghiệp (chiếm 4,55%); 3 trang trại thủy sản (chiếm 0,8%); 249 trang trại tổng hợp (chiếm 66,6%). Tổng doanh thu từ các trang trại ở các huyện miền Tây Nghệ An trong năm 2017 đạt 459.648 triệu đồng; giải quyết việc làm cho 1.148 lao động thường xuyên (bình quân 3,1 người/trang trại) và số lao động thời vụ là 824 người (bình quân 2,2 người/trang trại).

Trong số 374 trang trại của 10 huyện miền Tây Nghệ An, đã có 12 trang trại được cấp giấy chứng nhận sản xuất theo quy trình VietGAP. Đây chính là tiền đề để các trang trại tăng cường đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao như: Hợp tác xã (HTX) sản xuất và kinh doanh cây ăn quả Xuân Hợp chuyên sản xuất cam, quýt (huyện Quỳ Hợp); các trang trại sản xuất bưởi của HTX nông nghiệp sạch bưởi hồng Quang Tiến (thị xã Thái Hoà); các trang trại thuộc các HTX sản xuất và kinh doanh cây ăn quả Phùng Huyền, HTX sản xuất và kinh doanh cây ăn quả Tấn Thanh… (Uyên Tâm, 2019).

Thời gian qua, kinh tế trang trại đã có bước phát triển đúng hướng, đa dạng với mục tiêu sản xuất hàng hóa quy mô lớn. Các trang trại ở miền Tây đã

góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn theo hướng tăng nhanh tỷ trọng sản xuất hàng hóa, tạo ra các vùng sản xuất tập trung, làm tiền đề cho công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản, đưa công nghiệp và các ngành nghề dịch vụ vào nông thôn; góp phần phủ xanh đất trống, đồi núi trọc và cải thiện môi trường sinh thái.

Một số trang trại hàng năm sản xuất ra khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn, sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm có tính cạnh tranh, xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm để đáp ứng thị trường trong và ngoài tỉnh. Các trang trại đã nâng cao thu nhập cho hộ gia đình và đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội tại các địa phương và trên địa bàn toàn tỉnh.

Nổi bật là dự án trang trại chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa tươi sạch tập trung, quy mô công nghiệp của Tập đoàn TH tại huyện Nghĩa Đàn. Dự án này triển khai từ tháng 10/2009 trên diện tích 37.000 ha với tổng vốn đầu tư 1,2 tỷ USD. Hiện nay, trang trại có khoảng 137.000 con bò sữa, cung cấp ra thị trường 500 triệu lít sữa/năm; giải quyết cho hàng trăm lao động địa phương, góp phần phát triển kinh tế xã hội cho địa phương cũng như của tỉnh (Uyên Tâm, 2019).

Bên cạnh đó, Tập đoàn TH cũng đã đầu tư 670 tỷ đồng với tổng diện tích 130 ha để sản xuất rau củ, quả sạch. Đến nay, Cty CP sản xuất và cung ứng rau, quả sạch quốc tế FVF thuộc Tập đoàn TH đã xây dựng hệ thống 9 nhà kính với tổng diện tích 4,3ha được đầu tư bài bản hiện đại; 14,7ha cánh đồng sản xuất rau hữu cơ (organic) đạt chuẩn châu Âu và trên 100ha cánh đồng mở sản xuất theo quy trình VietGAP. Năng suất bình quân nhiều loại rau củ quả trong nhà kính (5.000 m2/nhà) đạt mức 25 - 30 tấn/nhà/vụ (khoảng 50 - 60 tấn/ha/vụ, tùy loại củ quả) tăng 3 -5 lần, lợi nhuận tăng hơn 3 lần. Doanh thu từ sản xuất rau sạch công nghệ cao tại FVF hiện nay đạt trên 45 tỷ đồng/năm.

Đơn cử khác tại huyện Đô Lương có mô hình trang trại của ông Đặng Anh Tuấn, ở thôn 6, xã Xuân Sơn. Ông đã biến vùng đất hoang hóa khô cằn thành trang trại đa canh với doanh thu mỗi năm hàng chục tỷ đồng. Ông đã đầu tư trang trại nuôi lợn, mỗi năm doanh thu từ mô hình nuôi lợn đạt khoảng 13 tỷ đồng. Bên cạnh đó, ông còn trồng thêm 4 ha cây ăn quả gồm: Thanh long ruột đỏ giống H14, một cây cho 50 - 60 quả/ năm, mỗi quả bình quân 1kg; na không hạt giống Thái Lan, từ khi trồng đến lúc thu hoạch hơn 2 năm, 0,7-1kg/1 quả; bưởi Năm Roi và bưởi da xanh… cho thu nhập cao (Uyên Tâm, 2019).

ra cho huyện Qùy Châu

Đứng trước những khó khăn của suy thoái kinh tế và Viêt Nam ra nhập WTO, đã tạo ra rất nhiều khó khăn cho sự phát triển nông nghiệp trong nước, để phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững, đòi hỏi huyện Qùy Châu cần đưa ra các định hướng và biện pháp phù hợp với điều kiện của địa phương trong từng giai đoạn. Từ những nghiên cứu về tình hình phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững của một số địa phương trên thế giới và tại Việt Nam, rút ra một số kinh nghiệm cho huyện Qùy Châu như sau:

Để tạo điều kiện cho các trang trại mở rộng quy mô sản xuất, kiểm soát chặt chẽ về tình hình phát triển số lượng trang trại, tập trung phát triển kinh tế trang trại theo chiều sâu. Nghiên cứu tình hình của huyện, nên triển khai tập trung chuyên môn hóa sản phẩm để nâng cao chất lượng, tính cạnh tranh và giá trị của sản phẩm sản xuất ra trong trang trại.

Thứ nhất, Tăng cường công tác quản lý Nhà nước trong vấn đề phát triển kinh tế trang trại, cải cách các thủ tục hành chính, có các chính sách mang tính chủ động hơn trong hỗ trợ trang trại. Rà soát, kiểm tra cấp giấy chứng nhận trang trại để tạo điều kiện thuận lợi cho các trang trại phát triển các sản phẩm sạch.

Thứ hai, Đẩy mạnh triển khai áp dụng khoa học kĩ thuật cho các chủ trang trại, người lao động. Huyện Qùy Châu cần có các chính sách hỗ trợ vốn, đất đai phù hợp như cấp đất cho chủ trang trại hoặc cho thuê đất với thời gian lâu dài...

Thứ ba, Thực hiện liên kết, khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức đầu tác hoặc hợp tác phát triển kinh tế trang trại, tiêu thụ sản phẩm của các trang trại trên địa bàn huyện. Ngoải ra, cần nghiên cứu, phát triển thị trường đầu ra cho các trang trại. Xây dựng thương hiệu chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm.

Thứ tư, Xây dựng mô hình trang trại theo hướng phát triển bền vững.

2.2.4. Các công trình nghiên cứu liên quan

Nghiên cứu về trang trại nước ta trong những năm gần đây đã có nhiều công trình như: Phát triển và quản lý trang trại trong cơ chế thị trường của PGS. TS Lê Trọng, NXB Nông nghiệp Hà Nội, 1993; Hội thảo về kinh tế trang trại Kom Tum tổ chức tại huyện Dăk Hà, tháng 7/ 1998, Hội thảo về “Cơ sở khoa học của sự hình thành và phát triển kinh tế trang trại ở Nam Bộ”tại trường Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, tháng 3 năm 1999.

ương 5 khoá IX gần đây của Đảng, trên diễn đàn báo chí có nhiều bài viết về kinh tế trang trại như: Nhìn lại kinh tế trang trại những năm gần đây của tác giả Trần Đức đăng trên Tạp chí Cộng sản số 5 (tháng 3 năm 1999). Tác giả đã luận giải chung về khái niệm, đặc trưng và đưa ra nhiều quan điểm, quan điểm về kinh tế trang trại. Nhiều bài viết của các tác giả đã được in thành sách “ tư liệu về kinh tế trang trại”, NXB thành phố Hồ Chí Minh, 2000, trong đó nổi bật các bài như: Khảo sát về kinh tế trang trại của tác giả Nguyễn Sinh Cúc, một số vấn đề về kinh tế trang trại và khả năng phát triển ở Việt Nam của GS. Chu Tiến Quang và Trần Hữu Quang … và nhiều bài viết của Hội khoa học kinh tế Việt Nam. Các tác giả đã khắc hoạ, mô tả khá rõ về những đặc trưng, loại hình và thực trạng phát triển của kinh tế trang trại trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần. Tại Hà Nội, báo chí và các cuộc hội thảo cũng đề cập đến thực trạng phát triển kinh tế trang trại ngoại thành Hà Nội.

Tuy vậy đến nay chưa có công trình khoa học nào viết về “Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An” một cách đầy đủ, có cơ sở khoa học và thực tiễn, sâu sắc và có hệ thống.

Vì vậy, đề tài “ Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An” nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận có tính kế thừa nhằm vận dụng vào tình hình thực tiễn để phân tích đánh gía đúng hiệu quả kinh tế trang trại Quỳ Châu. Từ đó đưa ra các giải pháp thiết thực đảm bảo tính khả thi nhằm góp phần vào quá trình CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn ở huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An.

PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

3.1.1. Điều kiện tự nhiên của huyện Qùy Châu

3.1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình, thổ nhưỡng

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUỲ CHÂU, TỈNH NGHỆ AN (Trang 42)