Giải pháp đẩy mạnh phát triển kinh tế trang trại

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUỲ CHÂU, TỈNH NGHỆ AN (Trang 109 - 116)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3.2.Giải pháp đẩy mạnh phát triển kinh tế trang trại

4.3.2.1. Nâng cao chất lượng quy hoạch sử dụng đất đai

Việc quy hoạch phân vùng phát triển kinh tế trang trại nhằm tạo điều kiện cho tất cả các vùng trên địa bàn huyện phát triển đồng đều trên cơ sở hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý và liên kết giữa các vùng, tạo nên sự phát triển kinh tế mạnh mẽ trên địa bàn trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Quy hoạch phát triển các trang trại chăn nuôi: Cần cách xa khu vực dân cư tập trung, có biện pháp xử lý tránh ô nhiễm môi trường.

Khuyến khích các hộ dân chuyển nhượng, dồn điền, đổi thửa tạo điều kiện tích tụ ruộng đất, chuyển đổi từ đất khác sang trang trại chuyên canh hoặc kết hợp. Khi hết thời hạn giao đất theo Nghị định số 64/2014/NĐ-CP (năm 2014), tiến hành phân chia lại ruộng đất theo hướng tập trung, quy mô diện tích lớn, tạo điều kiện để các hộ dân an tâm đầu tư phát triển kinh tế trang trại.

Chính quyền địa phương cần có quy hoạch rõ ràng vùng sản xuất, và vùng phát triển trang trại để các trang trại biết và tuân thủ theo quy hoạch. Thực hiện di dời các trang trại trong khu vực dân cư mà diện tích đất đai không đảm bảo để tránh ô nhiễm môi trường và các trang trại có điều kiện mở rộng quy mô sản xuất.

Thực hiện tốt công tác dồn điền đổi thửa, kết hợp với xây dựng các công trình nông thôn theo chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Quy hoạch lại các vùng đất sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi các vùng đất sản xuất lúa gạo kém hiệu quả sang thực hiện phát triển kinh tế trang trại. Thực hiện gia hạn thêm thời gian thuê đất, điều kiện xây dựng cơ sở hạ tầng trên đất trang trại để các trang trại có thời gian đầu tư phát triển quy mô sản xuất, áp dụng các

tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất.

Cần kiểm tra, xem xét mục đích dồn điền đổi thửa của hộ gia đình xem trồng cây gì, nuôi con gì để có thể định hướng quy đổi đất tại các vị trí phù hợp cho phát triển từng loại sản phẩm, tránh hiện tượng quy đổi dàn trải dẫn tới đầu tư cơ sở hạ tầng kèm hiệu quả. Thực hiện đưa các trang trại hiện còn tồn tại trong khu dân cư và gần khu dân cư ra khu vực xa hơn, thuận tiện cho phát triển của các trang trại, đặc biệt là trang trại có trồng trọt, do đặc tính của cây trồng còn phụ thuộc vào điều kiện đất, nước, khí hậu…Tránh quy hoạch các trang trại tại các khu chân đồi, chân núi có điều kiện khí hậu dễ mang đến dịch bệnh vào mùa đông như là nơi tụ của các đợt gió mùa, độ ẩm cao… Huyện Quỳ Châu cần có chương trình cụ thể cho các trang trại có thể phát triển tại các khu vực có đường giao thông đảm bảo thuận lợi cho giao thông, giao thương, như vậy mới tăng khả năng tiêu thu san phẩm cho trang trại.

4.3.2.2. Nâng cao chất lượng tín dụng cho phát triển kinh tế trang trại

Các tổ chức tín dụng tạo điều kiện thuận lợi cho việc vay vốn đối với phát triển kinh tế trang trại, cần phát triển hình thức cho vay tín chấp, mức vốn vay nhiều hơn so với quy định hiện nay của ngân hàng 50 triệu đồng/ trang trại.

Thực hiện lồng ghép các chương trình, dự án, nguồn vốn giải quyết việc làm để cho vay phát triển kinh tế trang trại.

Ngoài chính sách theo quy định hiện hành, huyện cần ban hành chính sách để hỗ trợ, khuyến khích phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện.

Xây dựng mô hình tạo nguồn quỹ riêng từ các trang trại cùng đóng góp xây dựng một quỹ chung trích ra từ mỗi vụ thu hoạch, khi trang trại nào có nhu cầu thì có thể mượn quỹ chung này. Hoặc có một tổ chức nào đứng ra tín chấp cho các trang trại để các trang trại có thể vay vốn từ các ngân hàng, tổ chức tín dụng để lấy vốn sản xuất. Hình thành các tổ chức tương trợ về vốn gồm khoảng 10 – 15 trang trại cùng đóng góp xây dựng một quỹ chung trích ra từ mỗi vụ thu hoạch, khi trang trại nào có nhu cầu thì có thể mượn quỹ chung này. Hoặc có một tổ chức nào đứng ra tín chấp cho các trang trại để các trang trại có thể vay vốn từ các ngân hàng, tổ chức tín dụng để lấy vốn sản xuất. Hướng dẫn các chủ trang trại lập các thủ tục xác nhận tài sản, lập dự án với lãi suất hợp lý để các trang trại mở rộng đầu tư theo chiều sâu. Tổ chức xây dựng các quỹ tín dụng nhân dân mà thành viên có sự tham gia của các chủ trang trại.

Các chủ trang trại có thể hợp tác trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất như: thủy lợi, giao thông nội đồng, sơ chế, chế biến, bảo quản nông sản,… để giảm bớt sự căng thẳng về vốn. Trên thực tế vốn tự có của các trang trại chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng vốn đầu tư của trang trại. Vì vậy, bản thân các chủ trang trại cần có định hướng riêng để giải quyết vấn đề về vốn của mình theo phương thức "Lấy ngắn nuôi dài" bằng cách trồng thêm những cây ngắn ngày, sản xuất nhiều mặt hàng như các trang trại tổng hợp để tích lũy vốn sản xuất. Cải tiến quan hệ giao dịch vay vốn giữa ngân hàng các chủ trang trại, làm sao để các chủ trang trại có thể vay vốn không cần thế chấp tại ngân hàng, theo quy định của Chính phủ. Nên kiểm tra lại phương thức cho vay, tránh thủ tục phiền hà, cung cấp tin dụng với lãi suất ưu đãi cho các trang trại mới thành lập.

4.3.2.3. Tăng cường liên kết kinh tế

Hình thành và phát triển quan hệ hợp tác giữa các trang trại nhằm trao đổi kinh nghiệm, trình độ quản lý, trao đổi sản phẩm, dịch vụ để nâng cao hiệu quả kinh tế.

Khuyến khích thành lập các tổ hợp tác theo từng loại hình trang trại để liên doanh, liên kết trong sản xuất kinh doanh, tạo sức cạnh tranh và sự ổn định trong tiêu thụ sản phẩm trên thị trường, hạn chế tình trạng ép giá của các tư thương và rủi ro trong sản xuất kinh doanh.

Xây dựng mối quan hệ giữa các tổ hợp tác, chủ trang trại với các hộ dân để các chủ trang trại, tổ hợp tác là đầu mối thu mua, tiêu thụ sản phẩm nông sản như: tổ trồng mía, tổ trồng keo hiện nay đang thực hiên.

Xây dựng mô hình liên kết kinh tế có sự tham gia của chính quyền địa phương giữa chủ trang trại với các ngân hàng thương mại, ngân hàng nông nghiệp và các công ty chế biến, thương mại. Đây là hình thức cung cấp giống, phân bón phục vụ sản xuất gắn với cho vay vốn sản xuất dựa trên cơ sở xác lập mối quan hệ kinh tế giữa ba đối tác kinh tế có tính chấp pháp lý. Mối quan hệ đó là quan hệ giữa công ty và trang trại là quan hệ cung ứng giống vật tư và tiêu thụ sản phẩm cho trang trại; quan hệ giữa ngân hàng và trang trại là quan hệ tín dụng, ngân hàng ký khế ước cho trang trại vay vốn sản xuất và khi hết hạn vay các trang trại có nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng theo khế ước đã ký; quan hệ giữa ngân hàng và công ty là mối quan hệ thanh toán cho công ty giá trị vật tư, giống theo hóa đơn giao hàng khi cung cấp cho trang trại với giá phù hợp. Còn chính

quyền là người trung gian đứng giữa đảm bảo quyền lợi cho các bên khi tham gia mối quan hệ này.

Thực hiện quản lý nhà nước đối với sản xuất kinh doanh của trang trại, nhằm định hướng phát triển và đảm bảo trong sản xuất kinh doanh, khuyến khích mặt tích cực và hạn chế những tiêu cực của loại hình kinh tế trang trại, khắc phục tình trạng phát triển mang tính tự phát tích tụ ruộng đất tràn lan. Thực hiện quản lý nhà nước đối với đầu ra, chất lượng sản phẩm nhằm đảm bảo lợi ích chung của Nhà nước, quyền lợi của người tiêu dùng và môi trường sinh thái.

4.3.2.4. Nâng cao trình độ cho chủ trang trại và người lao động

Nâng cao trình độ quản lý sản xuất kinh doanh và trình độ khoa học kỹ thuật cho các chủ trang trại, hộ gia đình, cá nhân cụ thể: Tổ chức các lớp bồi dưỡng về quản lý, quy trình và cách thức làm giàu từ kinh tế trang trại; các chủ trương, đường lối, chính sách về phát triển kinh tế trang trại; đặc biệt là các kiến thức về tổ chức và quản trị kinh doanh trong các trang trại như xác định phương hướng kinh doanh, tổ chức sử dụng các yếu tố sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm

Để nâng cao trình độ cho chủ trang trại thì các cơ quan, ban ngành huyện đến xã cần xây dựng triển khai kế hoạch mở các đợt tập huấn cũng như đào tạo bồi dưỡng theo từng năm một. Đồng thời xây dựng các mô hình trình diễn một số cơ sở phù hợp để các chủ trang trại học hỏi kinh nghiệm thực tế. Đối với lao động làm thuê, cần nâng cao tay nghề, đào tạo khoa học công nghệ, các chủ trang traij tạo điều kiện hướng dẫn cũng như có trách nhiệm người làm thuê.

Nhìn chung, để kinh tế trang trại phát triển bền vững và mang lại hiệu quả cao, rất cần thiết phải đặt vấn để tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho các chủ trang trại và người lao động trong các trang trại. Các chủ trang trại cần được bồi dưỡng, tập huấn, đào tạo về các kỹ năng như: ra quyết định, quản lý, tiếp cận thông tin, tiếp cận thị trường, đàm phán, sử dụng và quản lý các nguồn lực một cách hiệu quả và các quy trình sản xuất nông nghiệp bền vững như: VietGap, IPM, nông nghiệp hữu cơ, chăn nuôi an toàn sinh học,… Còn đối với lao động trong các trang trại cần được đào tạo về các kiến thức chuyên môn và tay nghề như: kiến thức thú y, phòng trừ dịch bệnh,….

4.3.2.5. Tăng cường chuyến giao và ứng dụng khoa học kĩ thuật vào phát triển kinh tế trang

lâm,khuyến ngư, khuyến công để chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ cho trang trại, đưa các giống cây trồng, vật nuôi có chất lượng tốt vào sản xuất; áp dụng công nghệ mới trong công nghiệp chế biến, bảo quản sản phẩm nông nghiệp. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm dịch giống, thực hiện quy trình sản xuất, du nhập giống chất lượng cao và sạch bệnh. Đa dạng hoá các loại giống cây trồng, vật nuôi.

Đầu tư nghiên cứu khoa học và đưa tiến bộ mới vào sản xuất nông nghiệp để tăng năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi. Tăng cường công tác kỹ thuật vào sản xuất của các trang trại như công tác khuyến nông, bảo vệ thực vật, thú y…Thường xuyên mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về kỹ thuật nông nghiệp như kỹ thuật chăn nuôi lợn, kỹ thuật thâm canh cây trồng… cho người dân và cho các chủ trang trại. Tăng cường các buối tập huấn chuyển giao khoa học kĩ thuật công nghệ, cần giới thiệu và tập huấn kĩ thuật chăn nuôi, trồng trọt của các giống vật nuôi và giống cây trông khác nhau để các chủ trang trại lựa chọn vật nuôi và cây trồng thích hợp trong hoạt động sản xuất của trang trại. Đồng thời, tại các buổi tập huấn, cần phải giới thiệu các nguồn cung cấp giống đảm bảo, chất lượng để các chủ trang trại chủ động tiếp cận tìm hiểu về phương pháp nuôi/trồng từ đó nhân rộng quy mô, tăng tính đa dạng về cây trông vật nuôi. Bên cạnh đó, cần tăng cường các buổi tập huấn chuyển giao kĩ thuật về xử lý chất thải từ chăn nuôi, thải từ trồng trọt tại các trang trại, không để các chất thải bừa bãi ra môi trường gây ô nhiễm môi trường…

Với sự phát triển của xã hội hiện đại, khoa học kĩ thuật luôn luôn được cải tiến, việc áp dụng khoa học kĩ thuật vào phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững là rất cần thiết. Bên cạnh đó, nguồn giống, thức ăn chăn nuôi, bảo vệ thực vật, thú y, phân bón các trang trại được tiếp cận qua nhiêu kênh, các vấn đề về công nghệ các trang trại trên địa bàn huyện Quỳ Châu đã đầu tư cải tiến.

Xây dựng các mô hình kinh tế trang trại theo hướng nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng tiêu chuẩn an toàn thực phẩm và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Tùy theo điều kiện tự nhiên, kỹ thuật, địa hình canh tác khác nhau đã có các mô hình khác nhau. Xây dựng các mô hình điểm về sản xuất, chế biến nông sản thực phẩm an toàn là một giải pháp có tính đột phá và bền vững để quản lý tốt chất lượng, an toàn thực phẩm, đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng; đồng thời là cơ sở để liên kết các hộ sản xuất nhỏ lẻ thành tổ hợp tác sản xuất kinh doanh; sản phẩm đưa ra thị trường được kiểm soát, được các cơ quan có thẩm

quyền xác nhận.

Thực tiễn có thể áp dụng mô hình khác nhau như: đối với mô hình trồng trọt thực hiện theo tiêu chuẩn VietGAP, sản phẩm hữu cơ (5 không: không bón phân hóa học, không hóa chất bảo quản, không chất kích thích tăng trưởng, không sử dụng thuốc diệt cỏ, không biến đổi gen).

Đối với mô hình chăn nuôi gia súc tiêu chuẩn thực hiện (4 không – 2 sạch: không chất tạo nạc, không thuốc tăng trọng, không lạm dụng kháng sinh, không sử dụng chất cấm; và sạch vật nuôi, sạch chuồng trại).

Đối với mô hình chăn nuôi gia cầm theo hướng an toàn sinh học cần thực hiện (3 không – 2 sạch: không thuốc tăng trọng, không lạm dụng kháng sinh, không sử dụng chất cấm khác; và sạch vật nuôi, sạch chuồng trại)…

4.3.2.6. Ổn định thị trường tiêu thụ sản phẩm của các trang trại

Có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thu hút các tổ chức, cá nhân trong và ngoài huyện đầu tư để phát triển dịch vụ đầu vào, đầu ra cho nông sản. Thành lập hợp tác xã, tổ hợp dịch vụ thu mua, tiêu thụ các sản phẩm.

Đẩy mạnh việc đưa internet đến với các chủ trang trại để các chủ trang trại có thể tiếp cận với nguồn thông tin vô cùng phong phú và nhanh nhạy qua internet. Cần có chính sách ưu đãi, thu hút các doanh nghiệp chế biến nông sản về đầu tư trên địa bàn huyện như: giảm thuế trong 3 năm đầu tiên, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, xây dựng hệ thống giao thông, hệ thống điện để thu hút doanh nghiệp.

Xây dựng thương hiệu các sản phẩm nông sản trên địa bàn huyện để người tiêu dùng dễ dàng nhận ra sản phẩm từ các trang trại ở huyện Quỳ Châu và có chỗ đứng trên thị trường.Đẩy mạnh việc kiểm tra, giám sát và cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm cho các sản phẩm nông sản, cấp giấy chứng nhận và có giấy đảm bảo chất lượng, đóng gói, nhãn mác và ghi rõ nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm để tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.

Tăng cường các mô hình liên kết trực tiếp giữa trang trại với các doanh nghiệp, các doanh nghiệp ký hợp đồng với các trang trại về tiêu thụ sản phẩm với quy định về chất lượng nghiêm ngặt. Có thể thực hiện hình thức: doanh nghiệp cũng ứng giống, khoa học kĩ thuật, cử cán bộ xuống giám sát quá trình sản xuất sau đó tiến hành thu mua sản phẩm; hoặc có thể doanh nghiệp chỉ ký hợp đồng thu mua với trang trại…

4.3.2.7. Đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển kinh tế trang trại

Xây dựng mạng lưới giao thông, đặc biệt đường liên thôn nhiều nơi đang xuống cấp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và sinh hoạt

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUỲ CHÂU, TỈNH NGHỆ AN (Trang 109 - 116)