Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Thực trạng phát triển kinh tế trang trại tại Quỳ Châu, tỉnhNghệ An gia
4.1.8. Đánh giá chung tình hình phát triển kinh tế trang trại huyện Quỳ Châugia
huyện Quy Châugiai đoạn 2017-2019
4.1.8.1. Những kết quả đạt được
Qùy Châu là huyện miền núi có nhiều lợi thế về tiềm năng đất đai, tài nguyên rừng, nhất là số diện tích đất nông, lâm nghiệp cơ bản đã được giao cho các hộ gia đình ổn định sản xuất lâu dài, lao động sẵn có dồi dào rất thuận lợi để phát triển kinh tế trang trại, gia trại.
Trung ương, tỉnh đã có nhiều cơ chế chính sách để phát triển kinh tế trang trại, gia tra nông nghiệp, nông thôn ngày càng phù hợp tạo điều kiện cho phát triển sản xuất mở rộng quy mô và đầu tư có hiệu quả. Ngoài chính sách trung ương, tỉnh đã thu hút được nhiều chương trình, dự án trong và ngoài nước đầu tư nhằm nâng cao năng lực, hỗ trợ phát triển sản xuất tạo điều kiện cho các mô hình nhỏ phát triển thành trang trại có quy mô; bên cạnh đó huyện đã ban hành nhiều cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất.Cấp ủy đảng, chính quyền các cấp đã quan tâm đến việc phát triển kinh tế nói chung và kinh tế trang trại nói riêng.
Giai đoạn 2017-2019 kinh tế trang trại trên địa bàn huyện có tốc độ phát triển bình quân là 117,11% (năm 2017 đạt 25,3 tỷ đồng, năm 2019 đạt 34,7 tỷ đồng). Kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Quỳ Châu đã có những bước phát triển đáng kể cả về số lượng và chất lượng; đa dạng về quy mô như đất đai, lao động, vốn đầu tư…và phát triển về loại hình.
Số lượng trang trại tăng lên, nhiều trang trại đã đầu tư hàng tỷ đồng để phát triển sản xuất và cho thu nhập cao, sự phát triển của những trang trại đã góp phần giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, tăng thu nhập cho nông dân. Các trang trại đã tạo thêm việc làm cho hơn 60 lao động, với mức lương trung bình dao động từ 3,7-4,5 triệu đồng/tháng/lao động.
Đối với các trang trại, nhất là trang trại chăn nuôi, vừa kết hợp chăn nuôi lấy phân bón phục vụ cho trồng trọt, thức ăn thừa trong chăn nuôi để nuôi thủy sản… Nên nhìn chung, đã giảm được khá nhiều ô nhiễm môi trường trong khu chăn nuôi.
Các loại hình trang trại lâm nghiệp đã phát triển và có hiệu hiệu quả cao phù hợp với lợi thế chung của vùng. Các trang trại đã sản xuất ra một khối lượng lớn sản phẩm cho các nhà máy chế biến và tiêu dùng cho nhân dân trên địa bàn, khai thác tối đa diện tích đất hoang hóa, đất trống đồi núi trọc, ven sông, suối và cả mặt nước đưa vào sản xuất nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tạo ra những vùng sản xuất tập trung, thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu mùa vụ, tạo điều kiện cho công nghiệp chế biến nông lâm nghiệp phát triển.Nhiều trang trại đã áp dụng có hiệu quả các tiến bộ khoa học kỹ thuật và cơ giới hóa vào sản xuất, tạo thêm việc làm cho số lượng lớn lao động trên địa bàn, góp phần tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo ở nông thôn.
4.1.8.2. Hạn chế tồn tại
Là một huyện miền núi cao, xa trung tâm kinh tế của Tỉnh, kinh tế nông nghiệp nông thôn phát triển chậm, chưa bền vững, chưa trở thành hàng hóa, sản xuất mang tính tự cung tự cấp; đa số nông dân và nông thôn còn nghèo.
Việc tiếp cận và vận dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, cơ chế chính sách đầu tư cho phát triển kinh tế trang trại của người dân còn gặp nhiều khó khăn.
Về đất đai: hiện nay các trang trại chưa được cấp đất hoặc mới được tạm giao đất để hoạt động, xây dựng trụ sở, sân phơi, kho bãi, đất chưa có bìa đỏ.
vốn vay của nhà nước cho các hợp tác xã, trang trại.
Công tác đào tạo nghề, tiếp cận và ứng dụng tiến bộ KHKT, công nghệ mới còn ít, hiệu quả sau đào tạo đạt thấp, ít được hỗ trợ kỹ thuật xây dựng các mô hình phát triển kinh tế, kiểm dịch và phòng chống sâu bệnh.
Thị trường, xúc tiến thương mại: sản phẩm ít được quảng bá tại các hội chợ nên việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ còn gặp nhiều khó khăn.
Năng lực sản xuất, kinh doanh của nhiều tổ chức kinh tế tập thể còn yếu. Việc áp dụng khoa học kỹ thuật còn hạn chế, chủ yếu do các trang trại, gia trại tự tìm tòi, học hỏi, đúc rút kinh nghiệm để chăm sóc cây trồng, vật nuôi nên năng suất, sản lượng còn thấp.