Kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của các trang trại

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUỲ CHÂU, TỈNH NGHỆ AN (Trang 87 - 92)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1.7.Kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của các trang trại

4.1. Thực trạng phát triển kinh tế trang trại tại Quỳ Châu, tỉnhNghệ An gia

4.1.7.Kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của các trang trại

trang trại

4.1.7.1. Chi phí sản xuất kinh doanh

Chi phí sản xuất của trang trại là toàn bộ chi phí vật chất (yếu tố đầu vào, phân bón, thuốc BVTV, thuốc trừ sâu,…), công lao động đi thuê và chi khác (khấu hao, thuế,…). Chi phí sản xuất là số tiền mà trang trại phải chi để mua các yếu tố đầu vào cần thiết cho quá trình sản xuất hàng hóa nhằm mục đích thu lợi nhuận. Trong nền kinh tế hàng hóa, bất cứ một trang trại nào cũng phải quan tâm đến chi phí sản xuất. Việc giảm chi phí sản xuất đồng nghĩa với việc tăng thu nhập của trang trại.

Bảng 4.14. Chi phí sản xuất kinh doanh tính bình quân 1 trang trại, 2019

ĐVT: Triệu đồng

TT Chỉ tiêu TT trồng Trang trại Trang trại TT tổng Tổng Chi phí 886,94 1143,1 880,8 1112,9

1 Chi phí vật chất 720,63 835,7 652,4 783,35

1.1 Trồng trọt 572,55 67,8 523,7 263,6

1.2 Chăn nuôi 93,8 635,4 128,7 295,7

1.3 NTTS 54,28 132,5 224,05

2 Chi phí thuê lao động 60,2 89,6 92,7 115,5

2.1 Trồng trọt 47,83 7,27 74,41 38,87 2.2 Chăn nuôi 7,84 68,12 18,29 43,60 2.3 NTTS 4,53 14,21 33,03 3 Chi phí khác 106,11 217,8 135,7 214,05 3.1 Trồng trọt 84,31 17,67 108,93 72,03 3.2 Chăn nuôi 13,81 165,60 26,77 80,80

3.3 NTTS 7,99 34,53 61,22 Nguồn: Số liệu điều tra (2019)

Kết quả điều tra cũng cho thấy chi phí hiện nay của trang trại thì chi phí vật chất chiếm phần lớn, đây là những chi phí cho các hoạt động sản xuất của các trang trại bao gồm: mua cây giống, con giống, phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, chi cho hoạt động dịch vụ cần thiết.

Loại hình trang trại tổng hợp có chi phí sản xuất lớn nhất (1.112,9 triệu đồng/năm) do đặc thù của loại hình này kết hợp sản xuất nông nghiệp với kinh doanh dịch vụ, do vậy chủ trang trại có điều kiện đầu tư theo chiều sâu vào các ngành chính, các ngành phụ sẽ hỗ trợ đầu tư cho ngành chính và ngược lại. Để tiết kiệm chi phí hầu hết các trang trại đều kết hợp trồng cây hàng năm, cây ăn quả kết hợp với nuôi cá và chăn nuôi gia súc, gia cầm. Chất thải từ các hoạt động chăn nuôi (chăn nuôi lợn, chăn nuôi gà, vịt) là nguồn thức ăn cho cá, và chỉ sử dụng thức ăn công nghiệp cho cá trong những giai đoạn vỗ béo để bán hoặc thiếu thức ăn. Bên cạnh đó, diện tích đất trồng cây hàng năm thường được các hộ trồng cây hàng hóa (rau, lúa chất lượng cao, ngô,…) hoặc lấy sản phẩm, phụ phẩm từ hoạt động trồng trọt làm thức ăn cho hoạt động chăn nuôi và thủy sản.

Các trang trại chuyên ngành có mức chi phí thấp hơn 886,94 triệu đồng/năm. Do đặc điểm của các trang trại này đòi hỏi chi phí đầu tư ít hơn, công việc dàn đều trong năm, các hoạt động kinh doanh dịch vụ của trang trại không cần đòi hỏi nhiều vốn đầu tư.

Tuy nhiên, nhiều trang trại hiện đang không quản lý được số lượng tồn kho tối thiểu của vật tư, thức ăn chăn nuôi. Điều đó gây ảnh hưởng không nhỏ đến kế hoạch nhập hàng của trang trại, đặc biệt là những vật tư, thức ăn chăn nuôi theo mùa vụ.

4.1.7.2. Giá trị sản xuất của các trang trại

Giá trị sản xuất của các trang trại là toàn bộ số tiền mà trang trại thu được khi bán sản phẩm của trang trại mình trong vòng 1 năm. Đối với tất cả trang trại việc tăng thu nhập là mục đích sản xuất chính của trang trại, vì vậy việc tăng doanh thu và giảm chi phí sản xuất mà mục đích chính của kinh tế trang trại.Hiện nay, một số trang trại đã chuyển hướng sang kết hợp sản xuất nông nghiệp với kinh doanh dịch vụ, đây là hướng đi mới đang phát triển khá mạnh của của loại hình trang trại tổng hợp.

2019

ĐVT: Triệu đồng

Tổng giá trị sản xuất (GO) 1287,45 1841,9 1899,3 1592,34

1 Thu từ trồng trọt 789,55 82,7 1523,6 403,42

2 Thu từ chăn nuôi 342,35 1625,7 375,7 665,81

3 Thu từ NTTS 155,55 133,5 523,11

Nguồn: Số liệu điều tra (2019)

Từ bảng 4.15 cho thấy, đối với trang trại trồng trọt thì thu từ trồng trọt là nhiều nhất (789,55 triệu đồng), thu từ NTTS là 155,55 triệu đồng. Đối với các trang trại chăn nuôi, tổng giá trị thu nhập là 1.841,9 triệu đồng, thu từ chăn nuôi là 1.625,7 triệu đồng, ngoài chăn nuôi là chính, trang trại trồng ít cây hoa màu phục vụ thêm chăn nuôi để giảm bớt chi phí trang trại.

Đối với các trang trại tổng hợp thì hoạt động chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản là hoạt động có thu nhập lớn nhất, sau đó đến hoạt động trồng trọt. Nguyên nhân chính là do chăn nuôi chủ yếu tập trung vào các loại vật nuôi có giá trị kinh tế cao (lợn, gà, dê,…) và nuôi trồng thủy sản (chủ yếu là nuôi cá nước ngọt) không phải sử dụng thức ăn công nghiệp, chủ yếu lấy nguồn thức ăn từ chăn nuôi và trồng trọt, chi phí lớn nhất từ nuôi cá chủ yếu là chi phí con giống và lúc vỗ béo cho cá để bán. Còn hoạt động trồng trọt cho thu nhập khá cao là đa số các trang trại đều có diện tích khá lớn trồng cây ăn quả và đang trong giai đoạn cho thu hoạch nên hầu như không phải đầu tư nhiều (chủ yếu đầu tư phun thuốc bảo vệ thực vật).Đối với riêng từng loại hình trang trại, mỗi trang trại đã biết phát huy thế mạnh của mình, tập trung sản xuất, hướng chuyên môn hóa nên tổng giá trị sản xuất của từng loại được nâng cao nhờ vào loại hình đó. Cần tập trung phát triển thế mạnh từng vùng.

4.1.7.3. Hiệu quả sản xuất kinh doanh

Hiệu quả kinh tế luôn là sự quan tâm hàng đầu của các đơn vị kinh tế nói chung và của các chủ trang trại nói riêng, thì hiệu quả kinh tế phản ánh chất lượng và trình độ đầu tư, sử dụng nguồn lực vào sản xuất để được được những kết quả đó.

Bảng 4.16. Kết quả, hiệu quả sản xuất - Tính bình quân 1 trang trại, 2019

1. Kết quả sản xuất

- Giá trị sản xuất (GO) Tr.đồng 1287,45 1841,9 1899,3 1592,34 - Chi phí trung gian (IC) Tr.đồng 886,94 1143,1 880,8 1112,9 - Giá trị gia tăng (VA) Tr.đồng 400,51 698,8 1018,5 479,44 - Thu nhập hỗn hợp (MI) Tr.đồng 294,4 481 882,8 265,39

2. Hiệu quả sản xuất

- GO/IC lần 1,45 1,61 2,16 1,43

- VA/IC lần 0,45 0,61 1,16 0,43

- MI/IC lần 0,33 0,42 1,00 0,33

- MI/1 Công LĐ (1.000đ) 145,5 152,21 135,2 136,8

Nguồn: Số liệu điều tra (2019)

Từ số liệu bảng 4.16 cho thấy: Giá trị sản xuất của các trang trại trồng trọt thấp nhất (giá trị sản xuất của các trang trại trồng trọt là 1287,45 triệu đồng còn giá trị sản xuất của các trang trại tổng hợp là 1592,34 triệu đồng). Giá trị gia tăng của các loại hình trang trại ở Quỳ Châu nhìn chung cũng có sự khác biệt nhau. Nếu tính trung bình giá trị gia tăng của các trang trại trồng trọt là 400,51triệu đồng, trang trại lâm nghiệp là 1018,5 triệu đồng, trang trại chăn nuôi là 698,8 triệu đồng, còn đối với các trang trại tổng hợp là 479,44triệu đồng. Tuy nhiên, khi tính ngày công lao động thì trang trại chăn nuôi cho giá trị ngày công cao hơn là 152,21 nghìn đồng, với trang trại tổng hợp là 136,8 nghìn đồng. Qua đây, cho thấy kinh tế trang trại đã góp phần làm tăng thu nhập cho các lao động nông nghiệp, góp phần cải thiện đời sống kinh tế nông thôn, giúp người dân làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình.

Thực tế cho thấy, sự phát triển của kinh tế trang trại đã góp phần quan trọng trong quá trình triển khai thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, việc phát triển kinh tế trang trại thời gian qua vẫn chưa tương xứng với tiềm năng đất đai, lao động… sẵn có. Kinh tế trang trại mới được phát triển thông qua các chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn chứ chưa có chính

sách riêng, cụ thể của từng địa phương. Hầu hết các trang trại đều phát triển theo hướng tự phát, quy mô nhỏ, quy hoạch thiếu bài bản, hiệu quả kinh tế chưa cao. Đa số chủ trang trại chưa qua các lớp đào tạo về công tác quản lý cũng như kỷ thuật chuyên môn, sản xuất kinh doanh; phát triển trang trại chủ yếu dựa trên kinh nghiệm chứ chưa xây dựng kế hoạch phát triển lâu dài, chưa hạch toán kinh doanh nên dễ đổ vỡ. Việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất gặp nhiều khó khăn, từ đó dẫn đến chất lượng sản phẩm thấp, chưa tạo được thương hiệu, chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường.

Thời gian tới, để kinh tế trang trại tiếp tục phát triển sâu rộng và bền vững, thiết nghĩ các cấp, ngành cần nhận thức đúng về ý nghĩa, vai trò của kinh tế trang trại, từ đó thực hiện nghiêm túc các chính sách phát triển trang trại đã ban hành; xây dựng đề án quy hoạch tổng thể về phát triển kinh tế trang trại, gia trại gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnhNghệ An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050. Tiếp tục nghiên cứu, ban hành các chủ trương, chính sách riêng, đồng thời có bước đi, giải pháp phù hợp để kinh tế trang trại phát triển. Chẳng hạn như về đất đai, trên cơ sở quy hoạch chung của từng địa phương, cần có chính sách hỗ trợ, khuyến khích cho nhân dân các vùng có lợi thế phát triển kinh tế trang trại.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUỲ CHÂU, TỈNH NGHỆ AN (Trang 87 - 92)