Tình hình phát triển giáo dục

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ quản lý hoạt động dạy học tại các trường trung học phổ thông ở huyện đắk glong, tỉnh đắk nông theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông 2018 (Trang 35 - 37)

2.1.2.1. Về thành tựu

Khi thành lập huyện vào năm 2005, huyện Đắk Glong chỉ có 01 trường Mầm non và 08 trường Tiểu học và 04 trường THCS với khoảng 252 cán bộ, giáo viên, nhân viên và chưa có trường THPT. Từ khi thành lập đến nay, hệ thống trường lớp

của huyện đã có sự phát triển vượt bậc. Năm học 2020 – 2021, toàn huyện đã có 15 trường Mầm non công lập, 05 trường mầm non và nhóm trẻ tư thục và dân lập, 15 trường Tiểu học, 10 trường THCS, bậc THPT phát triển lên thành 03 trường. Tổng số người đi học trong độ tuổi trong toàn huyện là 21.769 học sinh, tổng số viên chức giáo dục toàn huyện khoảng 1279 người.

Chất lượng giáo dục các bậc học và quy mô trường lớp được nâng lên đáng kể. Đến cuối năm 2015, huyện hoàn thành chỉ tiêu phổ cập giáo dục THCS, đầu tư cho giáo dục tăng nhanh, phát triển thêm nhiều trường phổ thông và mầm non, có một số trường đạt chuẩn quốc gia. Tính đến năm 2020, toàn huyện đã có 5 trường đạt chuẩn quốc gia.

Về đội ngũ cán bộ, giáo viên và công nhân viên, qua nhiều năm tập trung thực hiện chỉ thị 40-CT/TW về cơ bản, đến nay đội ngũ nhà giáo của ngành giáo dục huyện đã cơ bản đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, chuẩn về trình độ đáp ứng nhu cầu phát triển giáo dục địa phương. Ngành giáo dục huyện đã xây dựng đề án triển khai kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng GV, CBQL giáo dục, trong đó có việc đào tạo bồi dưỡng GV chưa đạt chuẩn và nâng chuẩn. Đến nay, đội ngũ GV trong toàn huyện nhìn chung đã đạt chuẩn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ so với quy định.

Chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao, đặc biệt là các trường vùng khó khăn đã có nhiều chuyển biến tích cực trong việc dạy và học.

2.1.2.2. Về tồn tại

Bên cạnh những thành tựu đáng kể, ngành giáo dục huyện Đắk Glong còn phải đương đầu với những khó khăn, thách thức, những tồn tại mà phải mất lộ trình và thời gian dài để khắc phục. Các trường chưa có sự tương đồng về chất lượng học tập. Chất lượng đào tạo giữa các trường cũng khác nhau. Chất lượng giáo dục ở các xã vùng xa, vùng khó khăn còn rất thấp, nhiều trường còn thiếu đội ngũ GV cốt cán vì tình trạng thuyên chuyển công tác về nơi thuận lợi của các GV có thâm niên công tác vẫn diễn ra thường xuyên.

Việc di dân tự do đến địa bàn huyện làm cho số học sinh các cấp học tăng rất nhanh hằng năm, gây nên áp lực rất lớn cho ngành giáo dục về việc xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị, bố trí và tuyển dụng viên chức giáo dục.

Việc xây dựng trường chuẩn quốc gia đã có nhiều cố gắng, song còn chưa đạt kế hoạch; việc triển khai vận dụng các điều kiện, phương tiện hỗ trợ vào giảng

dạy vẫn còn khó khăn, vướng mắc vì thiếu giáo viên ở bậc học mầm non và tiểu học, thiếu CSVC, hoặc CSVC, TBDH chưa đồng bộ, thiếu phòng thiết bị, phòng thực hành bộ môn và đặc biệt là đội ngũ kỹ thuật viên chuyên trách đã qua đào tạo.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ quản lý hoạt động dạy học tại các trường trung học phổ thông ở huyện đắk glong, tỉnh đắk nông theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông 2018 (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w