Tăng cường công tác kế hoạch hóa việc tổ chức hoạt động dạy học

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ quản lý hoạt động dạy học tại các trường trung học phổ thông ở huyện đắk glong, tỉnh đắk nông theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông 2018 (Trang 63 - 66)

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp

Kế hoạch hóa là một chức năng quan trọng của hoạt động quản lý nhằm thực hiện chiến lược lâu dài và mục tiêu trước mắt của nhà trường để lập kế hoạch tổng thể và chi tiết đảm bảo cho bộ máy nhà trường vận hành đúng hướng.

Việc lập kế hoạch để chỉ đạo và quản lý HĐDH của CBQL là việc không thể thiếu trong quá trình quản lý. Việc lập kế hoạch nhằm:

Thiết lập môi trường, hành lang pháp lý trong việc điều hành và quản lý các HĐDH của GV cũng như hoạt động học tập của HS.

Đáp ứng những yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục cấp THPT mà đặc biệt là đổi mới, sách giáo khoa chương trình giáo dục phổ thông.

Lựa chọn các biện pháp quản lý phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của nhà trường và địa phương.

3.2.1.2. Nội dung

Trên cơ sở kế hoạch và sự chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo, Hiệu trưởng các trường THPT tổ chức xây dựng kế hoạch quản lý HĐDH từ kế hoạch của cấp dưới như:

Kế hoạch của nhà trường.

Kế hoạch giảng dạy của tổ trưởng chuyên môn. Kế hoạch giảng dạy của giáo viên.

3.2.1.3. Cách thức thực hiện

Hiệu trưởng phối hợp với phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn xây dựng kế hoạch quản lý HĐDH ngay từ đầu năm học được căn cứ vào: tình hình chung của nhà trường; mục tiêu HĐDH; phương hướng và nhiệm vụ năm học của Sở GD&ĐT. Nội dung cơ bản của kế hoạch quản lý HĐDH của hiệu trưởng bao gồm: tóm tắt tình hình đầu năm học; quy mô phát triển trường lớp; mục tiêu HĐDH; nhiệm vụ trọng tâm; công việc cụ thể và các biện pháp quản lý. Kế hoạch phải được xây dựng đúng thời gian, huy động sự đóng góp ý kiến xây dựng của tập thể, của cán bộ, GV có kinh nghiệm. Đặc biệt là các ý kiến về phương án và những biện pháp thực hiện kế hoạch. Từ đó làm cơ sở để các tổ bộ môn, các cá nhân xây dựng kế hoạch công tác của mình phù hợp với đặc trưng của nhà trường, tạo điều kiện tốt cho quá trình thực hiện và làm căn cứ để kiểm tra.

Trong quá trình thực hiện, hiệu trưởng phải vừa theo dõi, vừa tạo điều kiện để đội ngũ GV thực hiện kế hoạch đúng tiến độ, đồng thời có những điều chỉnh kịp thời và phù hợp với thực tiễn.

Để có thể quản lý HĐDH của giáo viên một cách hiệu quả, các HT cần phải xây dựng chương trình quản lý HĐDH theo các khoảng thời gian tính bằng tháng trong năm học với sự tách bạch rõ ràng từng nội dung quản lý HĐDH. Lúc đó, các chức năng quản lý sẽ được lần lượt lồng vào trong các nội dung quản lý theo từng khoảng thời gian bằng việc thể hiện ở từng công việc cụ thể của HT và đối tượng quản lý có liên quan: bao gồm tổ trưởng chuyên môn, GV, cán bộ quản lý thiết bị, nhân viên thư viện, bộ phận giáo vụ. Có những nội dung quản lý chỉ thực hiện trong một khoảng thời gian nhưng cũng có nội dung thực hiện thường xuyên trong suốt năm học. Theo đó, việc sắp xếp thứ tự các nội dung quản lý cần thể hiện sự ưu tiên do tính chất quan trọng của công việc theo từng khoảng thời gian. Có như vậy, khi thực hiện việc quản lý theo kế hoạch, người HT mới phát huy được sức mạnh của các biện pháp quản lý.

Căn cứ vào kế hoạch quản lý HĐDH của HT, tình hình thực tế của từng tổ chuyên môn, HT chỉ đạo các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch quản lý HĐDH của tổ mình. Kế hoạch này cũng được xây dựng theo biểu mẫu giống như kế hoạch quản

lý HĐDH của HT, tức là cũng được trình bày theo từng nội dung quản lý của tổ trưởng với các công việc cụ thể được thể hiện bằng các chức năng quản lý trong từng khoảng thời gian của năm học.

Hiệu trưởng chỉ đạo cho các tổ trưởng chuyên môn hướng dẫn GV xây dựng kế hoạch giảng dạy cho năm học. Kế hoạch này được xây dựng dựa trên kế hoạch chuyên môn của nhà trường, của tổ và được thể hiện bằng những nhiệm vụ, chỉ tiêu phấn đấu của từng GV. Kế hoạch chuyên môn cá nhân của GV phải đề cập đến các vấn đề sau:

Phương hướng và chỉ tiêu phấn đấu.

Kế hoạch giảng dạy bộ môn của GV được xây dựng nhằm thực hiện chương trình giảng dạy của cả năm học, dựa trên phân phối chương trình của bộ môn, GV xây dựng kế hoạch giảng dạy của từng bài theo từng tuần cụ thể.

Kế hoạch kiểm tra thường xuyên và kiểm tra định kỳ. Kế hoạch sử dụng TBDH và phần thực hành bộ môn.

Tất cả các vấn đề trên đều phải được sắp xếp theo từng nội dung hoạt động giảng dạy của GV, tổ chuyên môn và kế hoạch tổng thể của nhà trường.

- Kế hoạch của tổ chuyên môn

Việc xây dựng kế hoạch tổ chuyên môn cần thể hiện được kế hoạch chung của nhà trường, tạo ra sức mạnh tổng hợp, hướng vào mục tiêu chung và các biện pháp cụ thể. Xây dựng kế hoạch tổ chuyên môn cần căn cứ vào những định hướng mục tiêu của kế hoạch nhà trường về nhiệm vụ, nội dung công việc, cách tiến hành, quy mô phát triển năm học, học kỳ, tháng, tuần.

Tổ trưởng chuyên môn căn cứ vào kế hoạch năm học của trường, nhiệm vụ của tổ, kế hoạch của các thành viên để lập kế hoạch của tổ. Kế hoạch cần thể hiện tính thống nhất cao, có tính khả thi, xác định được các mốc thời gian tiến hành các hoạt động, người thực hiện, đăng ký các chỉ tiêu, danh hiệu thi đua của tổ và các thành viên trong tổ.

- Kế hoạch của giáo viên

Kế hoạch của mỗi GV phải cụ thể hóa nhiệm vụ giảng dạy theo chương trình phân môn của cá nhân và công tác kiêm nhiệm. Kế hoạch cần thể hiện được từng mốc thời gian, từng bước tiến hành công việc, thể hiện được nội dung, phương pháp thời gian tiến hành từng đơn vị kiến thức, từng bài giảng, từng chương của môn

học. Kế hoạch phải thỏa mãn tính hệ thống, khoa học, đúng và đầy đủ chương trình, phù hợp với từng đối tượng HS, đáp ứng được yêu cầu của môn học và chỉ tiêu thi đua đã đăng ký.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ quản lý hoạt động dạy học tại các trường trung học phổ thông ở huyện đắk glong, tỉnh đắk nông theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông 2018 (Trang 63 - 66)