Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ quản lý

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ quản lý hoạt động dạy học tại các trường trung học phổ thông ở huyện đắk glong, tỉnh đắk nông theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông 2018 (Trang 32 - 33)

1.5.2.1. Phẩm chất, năng lực, trình độ quản lý của người hiệu trưởng

Người hiệu trưởng muốn QL tốt nhà trường nói chung, hoạt động giảng dạy nói riêng, trước hết phải là người có phẩm chất chính trị vững vàng, biết hy sinh quyền lợi riêng để cống hiến cho sự nghiệp giáo dục, có đạo đức trong sáng, tác phong mẫu mực, đi đầu trong mỗi lĩnh vực hoạt động của nhà trường. Người hiệu trưởng phải là người có trình độ nghiệp vụ QL cao, sắc sảo, có vốn hiểu biết xã hội sâu rộng.

1.5.2.2. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của hiệu trưởng

Để QL tốt HĐDH của đội ngũ GV, người hiệu trưởng phải có kiến thức sâu rộng về các môn học, nắm vững các PPDH; có kỹ năng phân tích và tổng hợp, đánh giá chuyên môn của GV. Người HT phải tham gia đầy đủ các chuyên đề giảng dạy của GV, nắm bắt và chỉ đạo sát sao, đúng yêu cầu giảng dạy trong từng giai đoạn đổi mới, nhất là đổi mới PPDH lấy học sinh làm trung tâm, dạy học theo dự án….

Hiệu trưởng phải có năng lực xác định tầm nhìn, mục tiêu sứ mạng: Muốn quản lý nhà trường, hiệu trưởng phải có năng lực hình thành và tổ chức thực hiện tầm nhìn của nhà trường, nhìn được tương lai của nhà trường. Xây dựng và thực hiện tầm nhìn đòi hỏi năng lực lập kế hoạch chiến lược và quy hoạch nhà trường. Thu hút các lực lượng trong và ngoài nhà trường, đặt lợi ích của cộng đồng nhà trường lên trên lợi ích cá nhân và biết chấp nhận rủi ro khi triển khai đổi mới và thuyết phục những người khác cùng chấp nhận những khó khăn thách thức, dám nghĩ, dám làm vì mục tiêu phát triển nhà trường.

Hiệu trưởng phải có năng lực điều hành nhà trường: Nhà trường là một tổ chức đặc biệt, nơi mà HS là trung tâm của mọi hoạt động. Vì thế, cán bộ quản lý nhà trường cần sử dụng các kiến thức vận hành cơ bản của nhà trường định hướng hoạt động của nhà trường tập trung vào việc học tập vì sự tiến bộ của học sinh. Bên cạnh đó, cán bộ quản lý nhà trường cần có năng lực tạo dựng và đảm bảo môi trường học tập an ninh, an toàn, chú trọng đến môi trường học tập thân thiện, học sinh chủ động sáng tạo. Cần thiết lập quan hệ hợp tác và huy động cộng đồng chăm

lo hoạt động giáo dục đào tạo của nhà trường. Thiết lập và duy trì bầu không khí làm việc tích cực trong nhà trường, chăm lo xây dựng và phát triển đội ngũ, khơi dậy sự sáng tạo, tận tụy của giáo viên, biết khuyến khích giáo viên làm lãnh đạo.

Hiệu trưởng phải có năng lực giao tiếp: Giao tiếp là kỹ năng không thể thiếu của người lãnh đạo. Điều này càng mang tính cần thiết trong môi trường giáo dục. Trong nhà trường phổ thông, quá trình giao tiếp của cán bộ quản lý được biểu hiện thông qua các quá trình chỉ đạo những hoạt động dạy học, các hoạt động giáo dục và các hoạt động đoàn thể khác. Để điều hành các hoạt động này, cán bộ quản lý phải thực hiện các mối quan hệ giao tiếp với giáo viên, nhân viên, học sinh và phụ huynh học sinh trong nhà trường, giao tiếp với những đồng sự cấp dưới gần gũi với mình, giao tiếp với lãnh đạo ngành giáo dục, các mối quan hệ với cơ quan ban ngành đóng trụ sở ở địa phương.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ quản lý hoạt động dạy học tại các trường trung học phổ thông ở huyện đắk glong, tỉnh đắk nông theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông 2018 (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w