Từ kết quả điều tra tại bảng 2.15 phụ lục 01 cho thấy. Một trong những biện pháp nâng cao chất lượng dạy học là phải tiến hành đổi mới PPDH, đổi mới chương trình GDPT đây cũng là yêu cầu đòi hỏi đối với các trường THPT ở huyện Đắk Glong, chất lượng giảng dạy còn rất thấp và thiếu sự liên thông giữa các cấp học đối với các nhà trường. Nhận thức tầm quan trọng của vấn đề này, các nhà trường đã có sự chú ý đến biện pháp nhằm đổi mới PPDH sao cho phù hợp với đối tượng HS nhằm từng bước nâng cao chất lượng dạy học. Về nội dung này, biện pháp được các nhà trường đưa ra là: tổ chức cho GV tham quan học tập, bồi dưỡng PPDH mới; quy định cho các tổ, nhóm bộ môn thường xuyên dự giờ, thăm lớp trao đổi chuyên môn; tổ chức các buổi hội thảo, các buổi thao giảng về việc đổi mới PPDH và bồi dưỡng kỹ năng sử dụng các phương tiện kỹ thuật mới, sử dụng thiết bị đồ dùng
trong giảng dạy cho GV. Kết quả khảo sát cho thấy việc nâng cao nhận thức về đổi mới PP giảng dạy cho GV; kiểm tra các tổ, nhóm bộ môn thực hiện dự giờ thường xuyên theo quy định; tổ chức thao giảng về đổi mới PPDH được các nhà trường thực hiện khá tốt, các nội dung này có số điểm trung bình đạt từ 3,13 đến 4,0 điểm. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều biện pháp các trường thực hiện còn hạn chế như: việc bồi dưỡng nâng cao năng lực giảng dạy cho GV theo tinh thần đổi mới; bồi dưỡng kỹ năng sử dụng phương tiện kỹ thuật hiện đại trong giảng dạy...Vì vậy, điểm bình quân của biện pháp này qua khảo sát chỉ đạt 3,11 điểm.
Thực tiễn cho thấy, trong quá trình đổi mới PPDH hiện nay thì việc sử dụng các phương tiện kỹ thuật trong dạy học có vai trò rất quan trọng góp phần làm thay đổi cả hình thức tổ chức cũng như PPDH của GV làm cho giờ dạy thêm phong phú, sinh động. Song để sử dụng phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại thì việc bồi dưỡng năng lực sử dụng chúng là công việc phải được các nhà trường đặc biệt quan tâm, đòi hỏi đầu tư cả về thời gian, tài chính và công sức. Vì vậy, việc tổ chức thực hiện biện pháp này của các nhà trường chưa đáp ứng nhu cầu của GV nên khi khảo sát được đánh giá thấp với 2,44 điểm đối với nội dung bồi dưỡng kỹ năng sử dụng phương tiện kỹ thuật mới trong giảng dạy, và 2,70 điểm đối với nội dung bồi dưỡng nâng cao năng lực giảng dạy cho GV theo tinh thần đổi mới PP, một mức điểm dưới trung bình. Đây cũng là những nội dung có nhiều GV đánh giá yếu và chưa đạt yêu cầu trong phiếu điều tra.
Một hạn chế khác của các nhà trường là khâu dự giờ và đánh giá sau giờ dạy đối với GV. Sau giờ dạy, việc đánh giá nhận xét để chỉ ra những điểm mạnh và hạn chế trong từng giờ dạy đối với đồng nghiệp ở các nhà trường chưa được cụ thể, cá biệt có GV chưa chỉ ra được điểm hạn chế hoặc điểm mạnh của giờ đã dự. Đây là hạn chế có ảnh hưởng lớn đến đến việc tổ chức thực hiện đổi mới PPDH bởi việc dự giờ mà không phân tích, đánh giá rút kinh nghiệm để chỉ ra những điểm mạnh, yếu về nội dung và PP giảng dạy thì hiệu quả của giờ dự không cao. Chính vì lẽ đó, qua khảo sát, điểm trung bình của nội dung này chỉ đạt 2,89 điểm.