Thực trạng công tác tổ chức, quản lý lập kế hoạch và phân công giảng dạy

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ quản lý hoạt động dạy học tại các trường trung học phổ thông ở huyện đắk glong, tỉnh đắk nông theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông 2018 (Trang 49 - 51)

những điểm mạnh, cũng như những tồn tại nhất định. So sánh với ý kiến đánh giá của GV và HS không có sự khác biệt lớn. Chúng tôi tổng hợp ý kiến của cả ba đối tượng khảo sát cho thấy hoạt động giảng dạy của các trường THPT trên địa bàn huyện Đắk Glong bên cạnh những mặt tích cực đã thực thi tốt còn nhiều những tồn tại cần được chấn chỉnh, cải tiến.

2.4. Thực trạng quản lý dạy học tại các trường THPT ở Đắk Glong

2.4.1 Thực trạng công tác tổ chức, quản lý lập kế hoạch và phân cônggiảng dạy giảng dạy

Kết quả điều tra tại bảng 2.10 phụ lục 01 cho ta thấy các nhóm biện pháp mà CBQL đã thực hiện:

Về nội dung CBQL hướng dẫn cho GV nắm vững:

Mục tiêu và kế hoạch: Được đánh giá mức độ trung bình. Chương trình dạy học: Được đánh giá mức độ kém.

Qua thang đánh giá trên cho ta thấy: việc hướng dẫn cho GV nắm vững mục tiêu kế hoạch và chương trình dạy học chưa được CBQL quan tâm đúng mức. Điều này cũng đúng với tình hình thực tế. Đặc biệt là chương trình dạy học đã bắt đầu đổi mới theo từng khối lớp. Mỗi CBQL chỉ có thể nắm vững duy nhất chuyên môn của mình, trong khi đó họ lại phải điều hành, chỉ đạo GV thực hiện chương trình cho tất

cả các môn học. Phần lớn, việc triển khai cho GV được thông qua các tổ trưởng chuyên môn.

Về nội dung CBQL đầu mỗi học kỳ, yêu cầu đơn vị thuộc quyền và GV: Lập kế hoạch giảng dạy của học kỳ, năm học: Được đánh giá mức độ khá. Kiểm tra, Phê duyệt: Được đánh giá mức độ kém.

Qua đánh giá trên cho thấy, CBQL đã thực hiện khá tốt công tác lập kế hoạch. Có thể nói, đây là một khâu rất quan trọng và là một trong những kỹ năng quản lý không thể thiếu được của CBQL. Việc yêu cầu các tổ, nhóm chuyên môn và GV xây dựng kế hoạch giảng dạy vào đầu năm học để từ đó có đủ thông tin để xây dựng kế hoạch của nhà trường, có kế hoạch công tác cụ thể giúp nhà quản lý điều hành công việc dễ dàng hơn, khoa học hơn. Bên cạnh đó, kết quả khảo sát cũng cho thấy đa số CBQL rất ít quan tâm việc kiểm tra, phê duyệt việc lập kế hoạch giảng dạy của GV.

Về nội dung CBQL phân công giảng dạy cho GV dựa vào: Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ: Được đánh giá mức độ khá. Trình độ đào tạo: Được đánh giá mức độ trung bình.

Nguyện vọng của GV; Điều kiện cụ thể của GV; Kết hợp giữa trình độ, năng lực chuyên môn, nguyện vọng và điều kiện cá nhân của GV: Được đánh giá mức độ kém.

Kết quả đánh giá trên cho thấy khi phân công chuyên môn, CBQL rất quan tâm đến năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, còn các yếu tố khác thì ở mức độ thấp hơn. Đánh giá này rất đúng với thực trạng. Có thể nói năng lực chuyên môn, nghiệp vụ là thước đo chuẩn nhất để CBQL dựa vào đó mà phân công giảng dạy hợp lý. Tuy nhiên, trong phân công giảng dạy nếu CBQL biết kết hợp trình độ, năng lực chuyên môn, nguyện vọng và điều kiện cá nhân của GV trong một số trường hợp có thể, thì việc làm này sẽ động viên được GV giảng dạy tốt. Nhưng thực tế cho thấy ở một số trường, CBQL chưa quan tâm đến điều này và cũng không ít CBQL khi phân công chuyên môn lại không đặt năng lực chuyên môn, nghiệp vụ lên hàng đầu đối với một vài đối tượng nào đó do cả nể hay vì một lý do nào khác. Điều này ảnh hưởng đến quyền lợi học tập của HS.

CBQL tạo điều kiện cho GV thực hiện đúng kế hoạch giảng dạy; Không vượt tiêu chuẩn quy định; CBQL kiểm tra và xử lý việc thực hiện kế hoạch tháng, học kỳ, năm học của đơn vị: Được đánh giá mức độ khá.

Kết quả đánh giá trên cho ta thấy CBQL luôn quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi cho GV trong phân công cũng như giám sát kế hoạch giảng dạy của GV. Trong phân công có căn cứ vào chuẩn quy định số tiết giảng dạy đối với GV.

Đảm bảo tính vừa sức: Được đánh giá mức độ kém.

Kết quả đánh giá này có thể nói là chưa đảm bảo độ chính xác. Vì khi phân công chuyên môn, bất kỳ CBQL nào cũng phải dựa vào chuẩn quy định về số tiết giảng dạy và đây cũng là yếu tố đảm bảo tính vừa sức. Tuy nhiên, phải nhìn nhận rằng khi phân công do mặt bằng về trình độ, về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ GV không đồng đều. Do đó, đôi khi sẽ có tình trạng CBQL phải phân công cho GV có khả năng tốt đảm nhiệm nhiều tiết hơn, thậm chí vượt quá giờ quy định. Thực trạng này khá phổ biến và hầu như diễn ra ở hầu hết các trường hiện nay.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ quản lý hoạt động dạy học tại các trường trung học phổ thông ở huyện đắk glong, tỉnh đắk nông theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông 2018 (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w