Quản lý việc đổi mới công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ quản lý hoạt động dạy học tại các trường trung học phổ thông ở huyện đắk glong, tỉnh đắk nông theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông 2018 (Trang 72 - 74)

học sinh

3.2.6.1. Mục tiêu của biện pháp

Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS trong quá trình học nhằm thúc đẩy hoạt động học của HS, nâng cao chất lượng dạy học.

Thông qua KTĐG HS, người quản lý đánh giá đúng về trình độ nhận thức của HS, đồng thời giúp HS có ý thức rèn luyện, tu dưỡng phấn đấu vươn lên nhằm đạt kết quả cao trong học tập. Trên cơ sở đó nhà trường thực hiện tốt hoạt động giáo dục đào tạo, đánh giá học sinh tạo điều kiện tốt cho công tác phân ban và hướng nghiệp trong trường THPT.

3.2.6.2. Nội dung

Đổi mới PP, phương tiện, hình thức, cách thức ra câu hỏi trong kiểm tra dánh giá kết quả học tập của HS.

Đổi mới công tác quản lý kiểm tra, đánh giá, quản lý điểm, quản lý kết quả học tập, rèn luyện của HS.

Đổi mới cách đánh giá HS theo hướng kết hợp giữa đánh giá của GV, nhà trường với việc tự đánh giá kết quả học tập của HS.

3.2.6.3. Cách thức thực hiện

Hiệu trưởng chỉ đạo GV bộ môn kiểm tra, đánh giá kết quả rèn luyện, học tập của HS theo đúng quy định của Bộ GD & ĐT đã ban hành. Đánh giá HS dựa trên kết quả các bài kiểm tra bao gồm: kiểm tra miệng, kiểm tra viết, kiểm tra thực hành.v.v. Yêu cầu kiểm tra phải nghiêm túc, đánh giá đúng thực chất kết quả và khả năng học tập của HS, không hạ thấp yêu cầu kiểm tra, kiên quyết chống bệnh thành tích và tiêu cực trong kiểm tra, đánh giá HS.

Đổi mới cách thức kiểm tra, đánh giá HS; đề kiểm tra theo xu hướng “mở”, thể khá, trung bình, yếu, kém và có câu hỏi trắc nghiệm khách quan để kiểm tra sự hiểu biết của HS.

Các đề kiểm tra phải đảm bảo tính chính xác, có độ khó phù hợp, được vận dụng các hình thức phù hợp. Phải tiến hành kiểm tra thường xuyên việc tự học và chuẩn bị của HS.

Vận dụng nhiều kiến thức kiểm tra, đánh giá: trắc nghiệm khách quan, tự luận, vấn đáp, kiểm tra kỹ năng thực hành, đảm bảo việc kiểm tra, đánh giá công bằng, khách quan, trong đó tăng cường hình thức vấn đáp và trắc nghiệm khách quan.

Sử dụng CNTT trong kiểm tra, đánh giá và quản lý kết quả học tập của HS nhất là với hình thức trắc nghiệm khách quan. Để có thể áp dụng tốt CNTT và kiểm tra đánh giá kết quả học tập, cần thực hiện tốt các bước:

Xác định hình thức KTĐG chủ đạo khi sử dụng CNTT là trắc nghiệm khách quan.

Xây dựng bộ công cụ tạo bộ đề trắc nghiệm khách quan sử dụng cho các học phần.

Chỉ đạo các tổ bộ môn xây dựng và thử nghiệm các bộ đề trắc nghiệm khách quan.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ quản lý hoạt động dạy học tại các trường trung học phổ thông ở huyện đắk glong, tỉnh đắk nông theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông 2018 (Trang 72 - 74)