2.5.3.1. Nguyên nhân chủ quan
Ở một số trường, hiệu trưởng chưa thực sự ý thức sâu sắc nhiệm vụ quản lý hoạt động dạy học, thậm chí có hiệu trưởng khoán trắng việc chỉ đạo hoạt động dạy học cho phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn.
Các CBQL tuy đã học qua lớp bồi dưỡng CBQL nhưng vẫn có thói quen quản lý công tác theo kinh nghiệm của bản thân mà bỏ qua quản lý theo kế hoạch.
Cán bộ quản lý chưa thật năng động, tích cực trong công tác đổi mới quản lý, còn nặng về lối quản lý hành chính.
2.5.3.2. Nguyên nhân khách quan
Đội ngũ GV tại các trường THPT ở huyện Đắk Glong không đồng bộ. Trong những năm qua, do sự phát triển của huyện, số lượng trường lớp tăng dần dẫn đến các trường đồng loạt phát triển về đội ngũ GV. Số GV trẻ, ít kinh về nghiệm nghề nghiệp chiếm khá đông. Một số GV chưa ý thức về nghề nghiệp.
Mặt khác, chế độ lương bổng chưa thỏa đáng khiến một số GV chưa thực sự đầu tư hết khả năng cho HĐDH.
Chế độ chính sách đối với GV và CBQL chưa phù hợp, so với yêu cầu nhiệm vụ thì còn nhiều bất hợp lý; nguồn tài chính dành cho HĐDH còn thấp. CSVC, TBDH và hệ thống các phòng chức năng tại một số trường còn thiếu, TBDH cũng như các điều kiện hỗ trợ dạy học chưa thật sự đáp ứng được điều kiện dạy học trong giai đoạn đổi mới và phát triển giáo dục.
Công tác QLGD từ cấp vĩ mô còn mang đậm tính hành chính. Vì thế, một mặt cản trở sự sáng tạo của CBQL tại các trường học, mặt khác khâu kiểm tra, thanh tra từ cấp trên theo phương pháp để đánh giá là chính, tính chất giúp đỡ, hướng dẫn rất hạn chế; kế hoạch mang tính chiến lược còn thiếu; chỉ đạo chuyên môn còn nhiều bất cập.
Tiểu kết chương 2
Trên cơ sở lý luận của chương 1, tác giả đã sử dụng lý luận về hoạt động dạy học, giáo dục học, quản lý giáo dục, quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng để áp dụng vào khảo sát, nghiên cứu các lĩnh vực về thực trạng hoạt động giảng dạy và quản lý hoạt động dạy học tại các trường THPT ở huyện Đắk Glong. Qua quá trình khảo sát thực trạng ở các trường nói trên, tác giả đã nhận thấy: các trường THPT trên địa bàn hiện tại đang có những điểm mạnh như: Đội ngũ giáo viên phần đông là trẻ, nhiệt tình, năng động, sẵn sàng nhận mọi nhiệm vụ. Tất cả giáo viên đều an tâm công tác lâu dài, đầu tư cho chuyên môn để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Hiệu trưởng các trường đã chủ động lập kế hoạch và triển khai thực hiện kế hoạch của nhà trường. Có nhiều cách làm sáng tạo, nhiều biện pháp quản lý có hiệu quả để phát triển nhà trường. Tuy nhiên, qua khảo sát và nghiên cứu thực trạng, tác giả luận văn cũng đã nhận thấy những mặt còn tồn tại, hạn chế cần được khắc phục như: Việc quản dạy học chưa được cụ thể bằng kế hoạch hóa; quản lý việc đổi mới phương pháp dạy học chưa triệt để, chưa đi vào chiều sâu; quản lý giờ dạy của giáo viên còn mang tính hình thức, thời vụ; quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh còn mang nặng tính truyền thống...
Trên cơ sở lý luận về công tác quản lý hoạt động dạy học, kết quả thu được từ thực trạng và theo định hướng chương trình GDPT 2018, tác giả luận văn đã có những nhận xét, đánh giá, tìm ra nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế của các đơn vị. Từ đó, có cơ sở để đề xuất các biện pháp quản lý phù hợp, nhằm cải tạo thực trạng để nâng cao chất lượng dạy học ở các trường THPT trên địa bàn theo định hướng chương trình GDPT năm 2018
Chương 3