Quy mô, số lượng, chất lượng dạy học

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ quản lý hoạt động dạy học tại các trường trung học phổ thông ở huyện đắk glong, tỉnh đắk nông theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông 2018 (Trang 37 - 39)

2.3.1.1 Về quy mô, số lượng

Đến năm 2005, huyện Đắk Glong chỉ có 01 trường mầm non, 8 trường tiểu học 4 trường THCS, chưa có trường THPT với 252 giáo viên. Từ năm 2005 đến nay ngành giáo dục huyện Đắk Glong lần lượt thành lập thêm Trường THPT Đắk

Glong, Trường PT Dân tộc Nội trú THCS & THPT huyện Đắk Glong và trường THPT Lê Duẩn nâng tổng số trường THPT trong toàn huyện lên thành 03 trường. Theo thống kê năm học 2020 – 2021 thì tổng số lớp của các trường là: 30 lớp; tổng số học sinh: 1275 em trong đó có 841 học sinh là người dân tộc thiểu số, chiếm 65.96%. Trong những năm qua, cơ sở vật chất của các nhà trường được đầu tư nâng cấp để đáp ứng được yêu cầu phát triển về quy mô, đảm bảo chất lượng và nâng cao hiệu quả giáo dục, dần đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông năm 2018. Kết quả điều tra tại bảng 2.1 phụ lục 01. Qua bảng 2.1 và điều tra thực tế ta nhận thấy:

Các trường đều có nhà học cao tầng, song số phòng học chỉ mới đáp ứng yêu cầu học tập cho năm học hiện tại, các phòng học đều đã xuống cấp, nếu không có kế hoạch sửa chữa thì sẽ không đáp ứng được yêu cầu phát triển trong một vài năm tới.

Các trường còn thiếu nơi ăn, ở cho giáo viên. Việc xây dựng nhà công vụ cho giáo viên và ký túc xá cho học sinh ở các trường THPT, PT DTNT miền núi là một yêu cầu hết sức cấp thiết để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

Nhà thư viện các trường đều có, số lượng đầu sách tương đối đầy đủ, nhất là sách tham khảo. Việc tổ chức hoạt động thư viện của các nhà đã phát huy được tác dụng của thư viện phục vụ cho giảng dạy, học tập và góp phần không nhỏ vào việc thực hiện tốt chương trình GDPT mới.

2.3.1.2. Về chất lượng

Trường THPT Đắk Glong nằm tại trung tâm huyện có số học sinh xếp loại học lực khá giỏi cao nhất, điều này hợp lý vì đầu vào của trường cao hơn các trường còn lại. Tuy nhiên sự khác biệt về chất lượng giáo dục hai mặt giữa các trường trên địa bàn huyện không quá lớn.

Qua các bảng số liệu 2.2 phụ lục 01 ta thấy: các trường có số học sinh được xếp loại hạnh kiểm khá và tốt chiếm tỷ lệ từ 91,0% trở lên, số học sinh được xếp loại học lực khá giỏi chiếm tỷ lệ từ 14,8% đến 30,9% mức chênh lệch về xếp loại hạnh kiểm, học lực giữa các trường không nhiều. Song vẫn là một khoảng cách khá xa so với mặt bằng chung của cả nước. Nguyên nhân chính là: Do địa hình không thuận lợi cho những gia đình ở xa trung tâm; Thu nhập bình quân của nhân dân không đồng đều; Học sinh chưa có tính chủ động sáng tạo trong tư duy nhận thức.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ quản lý hoạt động dạy học tại các trường trung học phổ thông ở huyện đắk glong, tỉnh đắk nông theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông 2018 (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w