Hoạt động tín dụng tại Maritime Bank Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 64 - 68)

3.2. Thực trạng dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Maritime Bank Thá

3.2.2. Hoạt động tín dụng tại Maritime Bank Thái Nguyên

3.2.2.1. Danh mục sản phẩm tín dụng bán lẻ tại Maritime Bank Thái Nguyên

Maritime Bank Thái Nguyên hiện đang triển khai các sản phẩm tín dụng bán lẻ như sau:

- Sản phẩm cho vay tín chấp dành cho cán bộ nhân viên đơn vị hành chính sự nghiệp: Đây là sản phẩm cho vay tín chấp không cần tài sản đảm bảo áp dụng cho đối tượng khách hàng là cán bộ nhân viên hưởng lương từ ngân sách nhà nước, hoặc làm việc hưởng lương tại các doanh nghiệp, hạn mức lên đến 24 lần lương hoặc 200 triệu đồng, thủ tục đơn giản, dùng để phục vụ các nhu cầu tiêu dùng cá nhân

- Sản phẩm cho vay khách hàng ưu tiên (FCB): Đây là sản phẩm cho vay có tài sản đảm bảo, áp dụng cho đối tượng khách hàng là hội viên khách hàng ưu tiên First Class Banking, Có số dư tiền gửi trung bình tại Maritime Bank trong 06 tháng gần nhất là 2 tỷ đồng/tháng và có số dư tiền gửi trung bình của từng tháng trong 03 tháng gần nhất tại Maritime Bank tối thiểu là 01 tỷ. Mục đích vay là phục vụ nhu cầu tiêu dùng, vay mua/xây sửa nhà, hạn mức tối đa lên tới 10 tỷ đồng. Khách hàng không cần hồ sơ chứng minh nguồn trả nợ. Thủ tục vay đơn giản và nhanh chóng, là gói sản phẩm có nhiều ưu đãi do áp dụng cho khách hàng thân thiết của ngân hàng.

- Sản phẩm cho vay dành cho khách hàng tài chính kinh doanh, tiểu thương: Áp dụng cho cá nhân kinh doanh, hộ kinh doanh, tiểu thương và doanh nghiệp siêu nhỏ (doanh thu dưới 20 tỷ/năm) có nhu cầu về vốn vay phù hợp với quy định của pháp luật

- Ứng vốn giấy tờ có giá: Ứng trước một khoản tiền cho Khách hàng khi giấy tờ có giá chưa đến hạn thanh toán. Giấy tờ có giá bao gồm: Trái phiếu, tín phiếu, công trái do Chính phủ phát hành; Thẻ tiết kiệm, Kỳ phiếu, Trái phiếu, Chứng chỉ tiền gửi do MSB phát hành; Các loại giấy tờ có giá do các tổ chức Tín dụng khác phát hành. Số tiền ứng vốn tối đa = giá trị còn lại của GTCG tại ngày ứng vốn trừ đi số lãi ứng vốn dự tính trong thời gian kể từ khi ứng vốn đến khi GTCG được thanh toán.

- Vay linh hoạt song kim: Là sản phẩm vay có tài sản đảm bảo, dành cho Khách hàng vay đảm bảo bằng Giấy tờ có giá; Khách hàng vay tiêu dùng, vay mua nhà, vay theo sản phẩm, Vay khách hàng ưu tiên có tài sản đảm bảo. Lãi suất áp dụng cho khách hàng phụ thuộc vào kỳ hạn điều chỉnh lãi suất mà khách hàng lựa chọn và sự biến động về tỷ giá USD/VND trên thị trường, nhưng không vượt quá mức lãi suất tối đa đã được xác định trước trong từng kỳ hạn điều chỉnh. Chính vì vậy trong điều kiện bình thường, khách hàng có thể được hưởng mức lãi suất thấp

- Thấu chi: Áp dụng hình thức thấu chi tài khoản lương (đối với khách hàng được trả lương qua Maritime Bank) hoặc thấu chi có bảo đảm bằng sổ tiết kiệm tại Maritime Bank. Thủ tục nhanh chóng, giúp khách hàng đáp ứng ngay lập tức nhu cầu chi tiêu của mình.

3.2.2.2. Thực trạng hoạt động tín dụng dân cư và SME

Bảng 3.3: Cơ cấu tín dụng tại MSB Thái Nguyên

Đơn vị: Triệu đồng Năm

Tiêu chí 2011 2012 2013 2014

Tăng bình quân Tổng dư nợ cho vay 149.139 249.276 157.836 149.110 108% I. Bằng VND 149.139 249.276 157.836 149.110 108% a. Theo thành phần Dư nợ cá nhân 4.849 24.188 38.041 40.627 254% Dự nợ SME 0 0 0 1.000 DN doanh thu >20tỷ 144.290 225.088 119.795 107.483 100% b. Theo kì hạn Cho vay ngắn hạn 130.389 237.203 139.817 114.098 110% Cho vay trung dài hạn 18.750 11.984 18.019 35.012 94%

II. Ngoại tệ 0 0 0 0

Tỷ lệ nợ xấu 0 1,62% 0 0

(Nguồn: Báo cáo thường niên, MSB Thái Nguyên, 2011- 2014, Thái Nguyên)

Hoạt động tín dụng hiện nay là hoạt động mang lại lợi nhuận lớn nhất cho ngân hàng nói chung, thường chiếm tới trên 75% trong tổng nguồn thu. Mang lại lợi nhuận lớn và rủi ro cao khiến hoạt động này luôn được quan tâm, chú trọng hàng đầu. Tuy nhiên, hiện tại tại Maritime Bank Thái Nguyên tổng dư nợ tín dụng lại không cao, do trước đó mảng tín dụng bán lẻ chưa được Maritime Bank nói chung và tại Maritime Bank Thái Nguyên chú trọng. Nhận thấy tiềm năng và tầm quan trọng của khu vực bán lẻ, hiện nay Maritime Bank Thái Nguyên đang nỗ lực xây dựng mục tiêu hoạt động của mình, triển khai phát triển lại mảng tín dụng cho vay cá nhân.

Như đã phân tích ở trên, dư nợ tín dụng tại Maritime Bank Thái Nguyên hiện đang có xu hướng giảm dần theo năm do rất ít doanh nghiệp chứng minh được phương án sản xuất kinh doanh hiệu qua và khả năng trả nợ. Vẫn biết đây là xu hướng chung do nền kinh tế khó khăn, cũng như do định hướng của Maritime Bank

trong thời gian này, nhưng điều này đã ảnh hưởng nhiều đến lợi nhuận chung của chi nhánh. Với mục tiêu cân bằng cả về lợi nhuận lẫn rủi ro, chi nhánh cần nỗ lực hơn nữa, chủ động tiếp cận cá nhân và doanh nghiệp tốt nhằm nâng cao doanh số cho vay, tăng nguồn thu từ lãi về cho ngân hàng.

Xét về cơ cấu tín dụng theo thành phần kinh tế, có thể dễ nhận thấy dư nợ tín dụng tại Maritime Bank Thái Nguyên chủ yếu tập trung ở khu vực doanh nghiệp có tổng doanh thu 1 năm lớn hơn 20 tỷ đồng (thường chiếm từ 85% trở lên), mảng tín dụng cá nhân chiếm tỷ trọng rất khiêm tốn. Trong mảng tín dụng cá nhân, thì khu vực SME (tổng doanh thu 1 năm dưới 20 tỷ), Maritime Bank Thái Nguyên thậm chí không có phát sinh quan hệ tín dụng với doanh nghiệp nhỏ nào. Cơ cấu tín dụng mất cân đối như vậy, do từ năm 2010 khi Maritime Bank triển khai chiến lược mới hợp tác với McKinsey – Công ty tư vấn chiến lược hàng đầu thế giới, Maritime bank tái cơ cấu tổ chức, thay đổi căn bản phương thức quản lý điều hành kinh doanh từ hội sở chính cho đến các đơn vị kinh doanh. Trong giai đoạn đầu này, Ngân hàng đặt trọng tâm hoạt động của Ngân hàng cá nhân tập trung về huy động, ngừng cho vay cá nhân (Chỉ còn duy nhất sản phẩm vay ứng vốn đảm bảo bằng sổ tiết kiệm). Chính từ định hướng này mà Maritime Bank đã mất đi lượng lớn khách hàng vay cá nhân và cả nguồn nhân lực giàu kinh nghiệm – nhân viên tín dụng cá nhân, làm sụt giảm dư nợ tín dụng, ảnh hưởng nghiệm trọng tới lợi nhuận của Ngân hàng cá nhân nói chung và tại Maritime Bank Thái Nguyên nói riêng.

Kể từ cuối năm 2012 trở lại đây, Maritime Bank lại bắt đầu từng bước đưa ra các sản phẩm tín dụng bán lẻ nhằm phục vụ nhu cầu về vốn cho khách hàng. Tuy nhiên sản phẩm chưa đa dạng, chỉ triển khai áp dụng tại các thành phố lớn như Hà Nội và Hồ Chí Minh, nên chưa đạt được kết quả như mong đợi. Dư nợ tín dụng bán lẻ toàn hàng vẫn rất thấp. Năm 2013, đánh dấu sự hình thành phân khúc khách hàng đại chúng với đối tượng khách hàng ban đầu là tiểu thương, buôn bán sạp chợ. Các món vay này thường nhỏ lẻ trung bình khoảng 50 triệu/món vay. Hết năm 2013, với mảng khách hàng này, Maritime Bank Thái Nguyên giải ngân được gần 11 tỷ đồng với số lượng hơn 250 khách hàng. Sang năm 2014, Maritime Bank đẩy mạnh hơn nữa tín dụng bán lẻ, với sự ra đời các sản phẩm cho vay tín chấp tiêu dùng áp dụng cho đối tượng cán bộ nhân viên đơn vị hành chính sự nghiệp, cho vay thế chấp bằng bất động sản. Tuy nhiên tại Maritime Bank Thái Nguyên sản phẩm vay thế chấp vẫn chưa được triển khai. Đến hết năm 2014, tổng dư nợ bán lẻ 40.627 tỷ đồng, trong đó

vay tín chấp tiêu dùng dành cho đối tượng cán bộ nhân viên hành chính sự nghiệp và vay tiểu thương chiếm hơn 30 tỷ đồng, SME 1 tỷ đồng, ứng vốn giấy tờ có giá là gần 10 tỷ đồng. Mặc dù doanh số vẫn còn khá khiêm tốn, nhưng đây cũng là tín hiệu tốt giúp Maritime Bank Thái Nguyên phát triển cân đối, bền vững trong tương lai.

Biểu đồ 3.2: Cơ cấu tín dụng năm 2011-2014

Đơn vị: Triệu đồng 0 50 100 150 200 250 2011 2012 2013 2014 149.139 249.276 157.836 149.11 4.849 24.188 38.041 40.627 0 0 0 1 144.29 225.088 119.795 107.483

Tổng dư nợ cho vay Dư nợ cá nhân DựnợSME DN doanh thu >20tỷ

(Nguồn: Báo cáo thường niên,MSB Thái Nguyên, 2011 –2014, Thái Nguyên)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)