Định hƣớng phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 96 - 98)

Vị trí: Thuộc khu vực trung du và miền núi phía bắc Việt Nam. Tiếp giáp với các tỉnh Phú Thọ, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Hà Nội, Bắc Giang.

Diện tích: 3536,4 km2

Dân số (2013): 1.156.000 người Mật độ: 327 người/km2

Tỉnh Thái Nguyên được thành lập ngày 1/1/1997 sau khi tách tỉnh Bắc Thái thành hai tỉnh Bắc Kạn và Thái Nguyên. Thái Nguyên hiện đang trung tâm kinh tế - xã hội của vùng trung du và miền núi phía bắc, được nghiên cứu trở thành vùng kinh tế trọng điểm Bắc thủ đô Hà Nội. Thái Nguyên được coi là một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn thứ 3 cả nước, chỉ sau Hà Nội và Hồ Chí Minh. Tại đây có nhiều cơ sở kinh tế, văn hóa quốc phòng có tầm chiến lược của đất nước: Khu công nghiệp Gang Thép, khu công nghiệp Sông Công, công ty Sam Sung điện tử Việt Nam Thái Nguyên, dự án khai thác chế biến khoáng sản núi Pháo, 7 trường đại học, 16 trường cao Đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề.

Xét một cách tổng thể, Thái Nguyên vẫn còn là một tỉnh khó khăn và chậm phát triển. Thu nhập hàng tháng của người lao động trong khu vực nhà nước do tỉnh Thái Nguyên quản lý theo kết quả sơ bộ năm 2009 đạt gần 2,6 triệu đồng, thấp hơn mức trung bình cả nước là 2,867.100 đồng và khu vực trung du miền núi phía bắc là 2,983,200 đồng. trong bảng xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2011, tỉnh Thái Nguyên xếp thứ 57/63 tỉnh thành. Sang năm 2012 Thái Nguyên vươn lên đứng thứ 17. Mặc dù vậy, kinh tế Thái Nguyên đang dần chuyển sang công nghiệp hóa hiện đại hóa, tỷ trọng nông nghiệp đang giảm dần và trong năm 2014 vừa qua, Thái Nguyên có nhiều chuyển động tích cực, các chỉ tiêu kinh tế tăng đột biến:

- GDP bình quân đầu người: 38 triệu đồng

- Giá trị sản xuất công nghiệp: 160 nghìn tỷ tăng 640% so với cùng kỳ, bằng 334% kế hoạch

- Đầu tư trực tiếp: 135 nghìn tỷ bằng 845% kế hoạch

Có được những kết quả cao như thế này, do Thái Nguyên thực hiện tốt các chính sách thu hút đầu tư, lựa chọn 3 khâu đột phá chiến lược đó là: đột phá về công tác quy hoạch trong đó chú trọng hạ tầng cơ sở, đột phá về cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, đồng thời chú trọng quán triệt quan điểm “3 thân thiện” trong các bước phát triển của mình. Nhờ đó, từ đầu năm 2014, tỉnh đã thu hút được 22 dự án đầu tư nước ngoài mới với tổng đầu tư đăng ký là 164 triệu USD. Riêng tập đoàn Samsung, từ khi đầu tư vào tỉnh, đã hút thêm một loạt các dự án chuyên sản xuất sản phẩm linh phụ kiện điện tử vào làm phụ trợ. Chính điều này đã tạo ra sự dịch chuyển trong nội tại ngành công nghiệp. Với nhịp điệu phát triển như hiện nay, dự báo trong thời gian tới, Thái Nguyên sẽ còn tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn nữa.

Theo quyết định của thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, mục tiêu phát triển của tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 là: Xây dựng Thái Nguyên trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, là trung tâm của vùng trung du và miền núi phía bắc về phát triển công nghiệp dịch vụ, nhất là dịch vụ giáo dục – đào tạo; cơ cấu kinh tế hiện đại, tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định và bền vững với các sản phẩm chủ lực có sức cạnh tranh cao; hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ; đời sống vật chất tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng cao. Thực hiện tăng trưởng xanh, thân thiện với môi trường.

Mục tiêu cụ thể về kinh tế địa bàn tỉnh là:

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 10 -11 %/năm. GDP bình quân đầu người (theo giá thực tế) đạt khoảng 80 – 81 triệu đồng, tương đương 3,100 USD (bằng mức bình quân cả nước).

- Cơ cấu kinh tế phát triển theo hướng: Khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm khoảng 47-48%, khu vực dịch vụ chiếm khoảng 39,5 – 40,5% và khu vực nông – lâm – thủy sản chiếm khoảng 11.5 – 14%.

Định hướng phát triển tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, thương mại trên địa bàn Thái Nguyên là: Thực hiện hoàn thiện mạng lưới bán buôn bán lẻ hàng hóa, dịch vụ, tiến tới đưa Thái Nguyên thành một trung tâm giao dịch thương mại, bán buôn, bán lẻ xúc tiến thị trường và vận động đầu tư lớn. Phát triển dịch vụ tài chính ngân hàng theo hướng tăng tỷ trọng đóng góp của ngành tài chính ngân hàng vào GDP tỉnh, tích cực hỗ trợ và lôi kéo hoạt động của các ngành khác, đồng thời tạo nền tảng cơ sở hạn tầng cho việc thu hút đầu tư nước ngoài vào tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)