Định hƣớng, mục tiêu phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 98 - 100)

Với tầm nhìn trở thành một trong những ngân hàng thương mại hoạt động hiệu quả nhất Việt Nam, cung cấp những sản phẩm dịch vụ và tài chính đa năng với chất lượng theo nhu cầu thực tế của khách hàng, Maritime Bank đã đặt ra định hướng phát triển dịch vụ NHBL đến năm 2020 như sau:

- Về thị phần: Có thị phần và quy mô NHBL hàng đầu Việt Nam.

- Về hiệu quả hoạt động: Nâng cao tỷ trọng thu nhập từ hoạt động kinh doanh bán lẻ trong tổng thu nhập từ hoạt động kinh doanh của ngân hàng, đạt 30% vào năm 2020. Trong hoạt động NHBL, nâng cao dần tỷ trọng nguồn thu từ phí so với nguồn thu từ lãi.

- Khách hàng mục tiêu: Khách hàng NHBL được xác định bao gồm cá nhân, hộ gia đình và cả SME. Trong đó, khách hàng mục tiêu:

+ Khách hàng cao cấp (khách hàng có thu nhập cao): Lãnh đạo, doanh nhân, nhà quản lý…

+ Khách hàng hạng trung (thu nhập trung bình khá trở lên và có nghề nghiệp ổn định): Công chức, cán bộ công nhân viên tại các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước, các công ty lớn, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài…

+ Cá nhân, hộ sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh dịch vụ, gia công, chế biến…

- Sản phẩm: Danh mục sản phẩm dịch vụ đa dạng, đa tiện ích, chất lượng cao. Trong đó chú trọng phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại.

+ Đối với các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại: Phát triển nhanh trên cơ sở sử dụng đòn bẩy công nghệ hiện đại

+ Đối với các sản phẩm dịch vụ truyền thống: Nâng cao chất lượng và tiện ích thông qua cải tiến quy trình nghiệp vụ, đơn giản hóa thủ tục giao dịch và thân thiện với khách hàng. Đa đạng hóa thêm sản phẩm tín dụng bán lẻ.

- Kênh phân phối: Phát triển hợp lý các kênh phân phối theo hướng thuận tiện, dễ tiếp cận, hiện đại nhưng vẫn tin cậy đối với khách hàng nhằm cung ứng kịp thời đầy đủ các sản phẩm dịch vụ NHBL tới khách hàng

+ Kênh phân phối truyền thống (chi nhánh, phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm): Xây dựng thành các trung tâm tài chính hiện đại, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động

+ Kênh phân phối hiện đại (E-banking, ATM, Contact center): Tiếp tục phát triển trên cơ sở nền công nghệ hiện đại, phù hợp và theo hướng trở thành kênh phân phối chính đối với một số sản phẩm bán lẻ như thanh toán hóa đơn, nạp tiền, chuyển tiền…

+ Mở rộng hợp tác vớ các đối tác là đại lý để phát triển kênh cung cấp sản phẩm dịch vụ tới khách hàng một cách hiệu quả.

Từ định hướng của ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam như trên, Maritime Bank Thái Nguyên đặt mục tiêu cụ thể trong thời gian tới 2015-2020 như sau:

- Huy động vốn dân cư chiếm trên 80% tổng nguồn vốn huy động. Huy động bán lẻ tăng trưởng đạt bình quân hàng năm 20%/năm. Chi nhánh khai thác tối đa tiền gửi của khách hàng hiện tại, tiếp tục tìm kiếm và tiếp cận các khách hàng tiền gửi mới. Đẩy mạnh huy động vốn khách hàng bán lẻ nhằm tăng tính ổn định và bền vững của nguồn vốn.

- Tín dụng bán lẻ: Phấn đấu tín dụng bán lẻ chiếm trên 30% trên tổng dư nợ. Dư nợ bán lẻ tăng trưởng bình quân tối thiểu 25%/năm. Kiểm soát chặt chẽ chất lượng khoản vay, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, không để phát sinh nợ xấu.

- Hoạt động dịch vụ: Triển khai triệt để các sản phẩm dịch vụ truyền thống, gắn liền với hoạt động tín dụng, để nâng cao tỷ trọng nguồn thu dịch vụ NHBL trong tổng thu dịch vụ của chi nhánh. Bên cạnh đó đẩy mạnh nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ bán lẻ nhằm mục tiêu tăng thị phần trong thị trường NHBL đang rất tiềm năng trên địa bàn.

- Tăng trưởng số lượng khách hàng với tốc độ tăng trưởng khách hàng bình quân đạt 40%/năm cho cả giai đoạn. Số lượng sản phẩm dịch vụ được sử dụng trên một khách hàng VIP, mục tiêu trung bình 1 khách hàng sử dụng 4 sản phẩm dịch vụ của ngân hàng.

- Tăng trưởng bền vững doanh thu thuần với mục tiêu tối thiểu 15% doanh thu từ phí đến năm 2020 và sẽ tăng dần vào các năm tiếp theo. Nâng dần tỷ trọng dịch vụ phi tín dụng (WU, Ebanking, POS, thanh toán, bảo hiểm...) trong tổng thu dịch vụ.

Thực tế cho thấy, trong thời gian vừa qua, chi nhánh đã có rất nhiều nỗ lực trong việc triển khai phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Tuy nhiên qua phân tích thực trạng ở chương 3 cho thấy, kết quả của dịch vụ này tại ngân hàng chưa cao. Do đó chi nhánh cần áp dụng nhiều biện pháp cụ thể, có tính thực tiễn hơn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đặc biệt chú trọng đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, tăng chất lượng dịch vụ NHBL, tạo đà phát triển nhắm tới mục đích cao cả trong tương lại là trở thành mô hình NHBL hiện đại có thị phần lớn nhất trên địa bàn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 98 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)