Kết quả hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 57 - 58)

3.1. Tổng quan về Maritimebank Thái Nguyên

3.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh

Maritime bank Thái Nguyên là một trong những ngân hàng có uy tín trên địa bàn tỉnh. Mặc dù, trong thời gian qua, Ngân hàng kinh doanh trong điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn xong hiệu quả kinh doanh vẫn luôn đảm bảo năm sau cao hơn năm trước. Dưới đây là bảng tóm tắt kết quả hoạt động kinh doanh của Maritimebank Thái Nguyên năm 2011- 2014.

Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh

Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 1. Tổng tài sản có 122,68 251,99 297,73 348,98 2. Tổng nguồn vốn huy động 122,46 235,17 292,99 314,33 3. Dư nợ tín dụng 149,14 249,28 157,84 149,11 4. Nợ xấu - Tổng nợ xấu 0 3,93 0 0 - Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ tín dụng 0 1,62% 0 0. 5. Lợi nhuận sau thuế 0,76 1,61 5,16 7,96 6. Mạng lưới

- Số lượng chi nhánh 1 1 1 1 - Số lượng quỹ tiết kiệm 1 2 2 2

(Nguồn: Báo cáo thường niên, MSB Thái Nguyên, 2011-2014, Thái Nguyên)

Nhìn vào bảng kết quả hoạt động kinh doanh của Maritime Bank Thái Nguyên trong giai đoạn 2011 –2014, có thể dễ nhận thấy, doanh số dư nợ tín dụng tại Maritime Bank Thái Nguyên có xu hướng giảm dần theo từng năm, từ 249 tỷ đồng năm 2012, còn 157 tỷ đồng năm 2013 (giảm 92 tỷ đồng, tức chỉ bằng 63% so với năm 2012), và còn 149 tỷ đồng năm 2014 (giảm 8 tỷ đồng, tức bằng 95% so với năm 2013). Số liệu này hoàn toàn phù hợp với định hướng hoạt động của Maritime Bank trong những năm gần đây là An toàn – Hiệu quả - Bền vững, phát triển tín dụng trên nguyên tắc có chọn lọc và hiệu quả, nâng cao chất lượng danh mục sẵn có, giảm thiểu rủi ro. Có lẽ, cũng chính nhờ vậy, mà dù trong hoàn cảnh nền kinh tế

vẫn còn ảm đảm, các doanh nghiệp trượt dài trong khó khăn và thua lỗ, Maritime Bank vẫn kiểm soát được nợ xấu ở mức rất thấp (0% năm 2013, 2014).

Tuy dư nợ tín dụng có giảm, nhưng Maritime Bank Thái Nguyên vẫn có số liệu tổng tài sản, tổng huy động và lợi nhuận khá khả quan, tăng dần theo các năm, cho thấy hiệu quả hoạt động tốt. Tổng tài sản năm 2014 là 249 tỷ đồng, tăng 51 tỷ đồng tức bằng 117% so với năm 2013, lợi nhuận cũng tăng, đạt 7,96 tỷ đồng, bằng 154% so với năm ngoái. Kết quả này cho thấy sự nỗ lực không ngừng của toàn bộ cán bộ nhân viên Maritime Bank Thái Nguyên trong chiến dịch tăng hiệu quả chi phí hoạt động, tối ưu hóa mạng lưới nhân viên và chi nhánh trong khi vẫn đảm bảo một nguồn ngân sách đáng kể cho đầu tư củng cố hạ tầng cơ sở và nguồn nhân lực chủ chốt.

Để đạt được những kết quả này, Maritime Bank Thái Nguyên đã xây dựng được định hướng kinh doanh phù hợp với những đặc điểm cụ thể về điều kiện tự nhiên, dân cư và kinh tế của tỉnh. Cụ thể, trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh mang trong mình những đặc điểm sau:

- Hoạt động kinh doanh chủ yếu của Maritime Bank Thái Nguyên là phục vụ nhóm SME, hộ gia đình, cùng với khách hàng cá nhân, là nhóm khách hàng với số lượng lớn, giao dịch nhỏ, nhóm khách hàng tổ chức kinh tế, tổ chức tài chính trên địa bàn.

- Hệ thống các sản phẩm dịch vụ kinh doanh đa dạng, phong phú, đáp ứng mọi nhu cầu của các khách hàng

- Đội ngũ cán bộ am hiểu quy trình nghiệp vụ, nắm vững tính năng sản phẩm, nhiệt tình, do luôn được đào tạo bài bản cả về kĩ năng giao tiếp ứng xử lẫn chuyên môn, vì vậy mang đến cho khách hàng những tư vấn hữu ích, niềm tin và sự hài lòng.

- Hệ thống kênh phân phối, điểm giao dịch, hệ thống máy rút tiền của Maritime ngày càng hoàn thiện, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)