Đánh giá đào tạo nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đào tạo nhân lực tại Công ty cổ phần Dược phẩm Việt Nam (Trang 32 - 35)

1.3 Quy trình đào tạo nhân lực trong doanh nghiệp

1.3.4 Đánh giá đào tạo nhân lực

a. Mục đích: Đánh giá đào tạo nhân lực giúp doanh nghiệp xác định đƣợc chất lƣợng của nhân lực về kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn, kết quả thực hiện công việc sau các khóa đào tạo nhân lực. Đánh giá đào tạo nhân lực là công việc tƣơng đối khó khăn khi triển khai đánh giá, việc đánh giá đào tạo giúp cho doanh hiệp nắm đƣợc mặt hạn chế của đội ngũ nhân viên từ đó đề ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả của hoạt động đào tạo nhân viên.

b. Cách thực hiện

Hình 1.4 Nội dung đánh giá đào tạo nhân lực trong doanh nghiệp

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Đánh giá đào tạo nhân lực

Đánh giá kết quả học tập

Đánh giá chƣơng trình đào tạo

Đánh giá tình hình công việc sau đào tạo

 Đánh giá kết quả học tập

Đánh giá kết quả đào tạo nhân lực thông qua kết quả học tập của học viên thực chất là việc xác định xem chƣơng trình đào tạo nhân lực học viên đã tiếp thu đƣợc những kiến thức gì? Việc đánh giá này có thể đƣợc thực hiện qua các buổi kiểm tra bằng một số hình thức nhƣ sau:

Phỏng vấn: sử dụng dạng câu hỏi khác nhau để kiểm tra học viên, trong đó chú trọng đế câu hỏi mở để kiểm tra kiến thức tổng quát của học viên.

Trắc nghiệm: thông qua các bảng câu hỏi trắc nghiệm đúng hoặc sai, có hoặc không, chọn câu trả lời đúng… để trắc nghiệm kiến thức, trí thông minh và khả năng giao tiếp của học viên.

Báo cáo dƣới dạng một chuyên để, dự án: học viên có thể chọn hoặc giao một vấn đề cần đƣa ra giải pháp cho doanh nghiệp, chuyên đề sẽ đƣợc đánh giá trên cơ sở khoa học, thực tiễn, khả thi và hiệu quả.

Xử lý các tình huống: Học viên đƣa ra các phƣơng án trả lời các tình huống, qua đây có thể đánh giá đƣợc năng lực thực sự của học viên sau mỗi khóa đào tạo.

Nhƣ vậy việc đánh giá kết quả học tập của học viên, một mặt giúp cho doanh nghiệp nắm đƣợc tình hình học tập của học viên, mặt khác giúp cho học viên biết đƣợc mức độ kiến thức mà học có đƣợc, cũng nhƣ những thiếu hụt kiến thức mà họ cần bổ sung. Tuy nhiên cách đánh giá này chỉ phản ánh bề ngoài chƣa chƣa phản án đúng thực chất kết quả đào tạo nhân lực của học viên.

 Đánh giá chƣơng trình đào tạo (2 giai đoạn)

Giai đoạn 1: Xác định mục tiêu đặt ra có đạt hay không?

+ Phƣơng pháp 1: Kiểm tra kiến thức, kinh nghiệm của học viên sau khóa học. + Phƣơng pháp 2: Dùng phiếu đánh giá.

Giai đoạn 2: Tiến hành thu thập thông tin về kết quả học tập của các học viên sau đào tạo.

Đánh giá hiệu quả của chƣơng trình đào tạo đó là việc kiểm tra xem sau khi đào tạo các học viên đã áp dụng các kiến thức đã học đƣợc vào trong thực tế để thực

hiện công việc nhƣ thế nào? Hoặc có thể thống kê năng suất lao động, sự thuyên chuyển trong công việc…

 Đánh giá tình hình công việc sau đào tạo

Mục đích đào tạo nhân lực trong doanh nghiệp là nhằm giúp ngƣời lao động thực hiện công việc của học một cách tốt nhất ở hiện tại và đáp ứng nhu cầu tƣơng lai. Vì vậy, việc thực hiện công việc của ngƣời lao động sau đào tạo phản ánh chính xác hiệu quả của chƣơng trình đào tạo nhân lực. Có thể đánh giá qua các tiêu chí cơ bản sau đây:

- Năng suất lao động. - Chất lƣợng công việc. - Tinh thần trách nhiệm.

- Hiệu suất sử dụng máy móc, thiết bị. -Tác phong làm việc.

-Tinh thần hợp tác. -Hành vi ứng xử.

Ngoài việc đánh giá kết quả từ phía ngƣời học, doanh nghiệp còn cần phải đánh giá cả chƣơng trình đào tạo nhân lực. Việc đánh giá này tập trung vào các vấn đề sau:

- Các mục tiêu đào tạo và phát triển nhân lực đề ra có đạt đƣợc nhƣ mong muốn của doanh nghiệp hay không?

- Học viên có đạt đƣợc các mục tiêu đào tạo nhân lực hay không?

- Nội dung chƣơng trình có phù hợp với công việc thực tế của học viên hay không?

- Phƣơng pháp giảng dạy đã tối ƣu chƣa, có phát huy khả năng chủ động, sáng tạo của học viên trong quá trình học tập không?

- Kết quả đào tạo có xứng đáng với chi phí về tiền bạc, thời gian của doanh nghiệp và của học viên hay không?

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đào tạo nhân lực tại Công ty cổ phần Dược phẩm Việt Nam (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)