Thực trạng xây dựng kế hoạch đào tạo nhân lực tại Công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đào tạo nhân lực tại Công ty cổ phần Dược phẩm Việt Nam (Trang 56 - 62)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3 Thực trạng đào tạo nhân lực tại Công ty Cổ phần Dƣợc phẩm Việt Nam

3.3.2 Thực trạng xây dựng kế hoạch đào tạo nhân lực tại Công ty

Để xây dựng kế hoạch đào tạo nhân lực, Ban đào tạo của Công ty dựa trên quy trình nhƣ sau:

Hình 3.3 Lƣu đồ kế hoạch đào tạo nhân lực tại VNA-PHARM

(Nguồn: Tác giả tổng hợp) 3.3.2.1 Xác định mục tiêu đào tạo

Mục tiêu đào tạo nhân lực của Công ty giúp nhân lực phát triển bản thân, qua đó hoàn thành tốt nhiệm vụ cấp trên giao, thực hiện vì mục tiêu phát triển công ty. Đối với bộ phận kinh doanh, các nhân lực kinh doanh đặc biệt là đối tƣợng nhân viên kinh doanh trong Kênh y tế đƣợc đào tạo nhằm mục đích nâng cao hiệu quả công việc và tạo dựng hình ảnh của công ty. Qua đó gây dựng thƣơng hiệu Physiolac định vị trong tiềm thức của khách hàng.

Ngoài ra, căn cứ vào nhu cầu đào tạo nhân lực kinh doanh, thời gian làm việc của nhân sự, khả năng hoàn thành công việc, đối tƣợng đào tạo…Ban đào tạo đã xây dựng đƣợc mục tiêu đào tạo nhân lực, cụ thể nhƣ sau:

Xây dựng ngân sách đào tạo Xây dựng chƣơng trình đào tạo

Xây dựng chính sách đào tạo Xác định mục tiêu đào tạo

Bảng 3.6 Xác định mục tiêu đào tạo nhân lực tại Công ty

STT Đối tƣợng

đào tạo Mục tiêu đào tạo

1 Nhân sự mới

- Đào tạo kiến thức sản phẩm Physiolac, Kanny…

- Đào tạo về kỹ năng bán hàng, kỹ năng trình dƣợc sản phẩm, kỹ năng giao tiếp

- Văn hóa Công ty VNA-PHARM

2 Nhân sự cũ

- Trau dồi kiến thức về sản phẩm, nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ cho nhân lực, phổ biến và cập nhật văn hóa công ty: Thƣờng xuyên tổ chức các buổi đào tạo lại về kiến thức sản phẩm Physiolac, Kanny và các sản phẩm khác mà Công ty đang phân phối, ngoài ra đào tạo thêm về các kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp, kỹ năng quản lý, lập kế hoạch, quản lý theo mục tiêu MBO…

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Tác giả tiến hành điều tra khảo sát mục tiêu đào tạo nhân lực tại Công ty theo 4 tiêu chí: Mục tiêu nâng cao hiệu quả công việc, nâng cao kiến thức sản phẩm, nâng cao kỹ năng nghiệp vụ, cơ hội thăng tiến.

Hình 3.4 Biểu đồ khảo sát mục tiêu đào tạo tại VNA-PHARM

Qua kết quả điều tra, tác giả nhận thấy rằng mục tiêu đào tạo của nhân lực kinh doanh của Công ty chủ yếu nhằm nâng cao kết quả công việc tại bộ phận (50%), đào tạo với mục tiêu thăng tiến chỉ chiếm 4,17%. Điều này chứng tỏ nhu cầu đào tạo nhằm đạt kết quả hoạt động kinh doanh chiếm tỷ trọng lớn, hầu hết các khóa đào tạo của Công ty tổ chức cho đối tƣợng lao động trực tiếp là nhân lực kinh doanh Công ty.

3.3.2.2 Hình thức đào tạo

Công ty chủ yếu đào tạo tại doanh nghiệp thông qua các khóa đào tạo trên lớp học đƣợc Ban đào tạo xây dựng kế hoạch và đào tạo huấn luyện trực tiếp tại nơi làm việc của nhân viên, đặc biệt là đối với đội ngũ nhân viên kinh doanh, Công ty thƣờng xuyên tổ chức các buổi huấn luyện trực tiếp trên thị trƣờng. Đây là hình thức đào tạo cơ bản của Công ty, tuy nhiên thời gian tổ chức đào tạo huấn luyện nhiều, chƣa tạo đƣợc hứng thú cho học viên tham gia đào tạo.

Các buổi huấn luyện trực tiếp trên thị trƣờng bao gồm: đào tạo cho nhân viên nắm bắt đƣợc cách tiếp cận khách hàng, đối tƣợng khách hàng đang có nhu cầu sử dụng sản phẩm Physiolac, Kanny; đào tạo về cách thức giới thiệu sản phẩm… Hình thức đào tạo này đem lại hiệu quả nhất định, giúp học viên hiểu nhanh về các kỹ năng do gắn liền với các tình huống cụ thể, tuy nhiên về thời gian đào tạo nhiều nên thƣờng do các cấp quản lý trực tiếp (nhƣ Trƣởng nhóm, Giám sát bán hàng) là những ngƣời trực tiếp đào tạo cho nhân viên kinh doanh do mình quản lý.

Kết quả khảo sát hình thức đào tạo tại Công ty Cổ phần Dƣợc phẩm Việt Nam đƣợc thể hiện qua bảng biểu đồ (Hình 3.5)

Hình 3.5 Biểu đồ khảo sát hình thức đào tạo nhân lực tại VNA-PHARM

(Nguồn: Tác giả tông hợp)

Qua số liệu điều tra tác giả nhận thấy rằng Công ty có sự đa dạng về hình thức đào tạo, song hình thức đào tạo chủ yếu tại Công ty là đào tạo qua việc tổ chức các lớp đào tạo trong Công ty hoặc tổ chức đào tạo trực tiếp tại thị trƣờng.

3.3.2.3 Phương pháp đào tạo

Hiện nay phƣơng pháp đào tạo nhân lực chủ yếu của Công ty là đào tạo tại lớp học.

Đối với buổi đào tạo về kiến thức sản phẩm, Ban đào tạo Công ty cũng đã nghiên cứu phƣơng pháp đào tạo lấy học viên làm trung tâm cho những khóa đào tạo duy trì và nâng cao, giảng viên chỉ tham gia công tác dẫn dắt và gợi mở. Các buổi đào tạo cán bộ giảng viên đƣa ra từ phần mục cụ thể của sản phẩm ví dụ: Đối với sản phẩm sữa bột Physiolac về các đặc tính, đối tƣợng sử dụng của sản phẩm, thành phần hàm lƣợng, cách sử dụng… Học viên sẽ chủ động đƣa ra các câu trả lời và bổ sung thêm các thông tin đó từ các học viên khác và cuối cùng là giảng viên.

Đối với các buổi đào tạo về kỹ năng thuyết trình, kỹ năng bán hàng áp dụng phƣơng pháp đóng vai các tình huống và lấy ý kiến góp ý của cán bộ giảng viên

cũng nhƣ những học viên cùng tham gia khóa học, phƣơng pháp này đƣợc xem là hiệu quả và tạo không khí thoải mái trong các buổi đào tạo.

Kết quả khảo sát phƣơng pháp đào tạo nhân lực tại Công ty Cổ phần Dƣợc phẩm Việt Nam đƣợc thể hiện qua biểu đồ (Hình 3.6)

Hình 3.6 Biểu đồ khảo sát phƣơng pháp đào tạo nhân lực tại VNA-PHARM

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Kết quả cho thấy phƣơng pháp đào tạo chủ yếu mà Công ty áp dụng là phƣơng pháp đào tạo tại lớp học thông qua các khóa đào tạo, Công ty chƣa có sự phối hợp nhiều phƣơng pháp đào tạo, để tối ƣu hóa kế hoạch đào tạo đòi hỏi Công ty cần phải kết hợp các phƣơng pháp đào tạo một cách phù hợp để phát huy tối đa hiệu quả các buổi đào tạo.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đào tạo nhân lực tại Công ty cổ phần Dược phẩm Việt Nam (Trang 56 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)