Giải pháp đối với xây dựng kế hoạch đào tạo nhân lực của Công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đào tạo nhân lực tại Công ty cổ phần Dược phẩm Việt Nam (Trang 82 - 88)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.3 Một số giải pháp chủ yếu hoàn thiện đào tạo nhân lực tại Công ty Cổ phần

4.3.2 Giải pháp đối với xây dựng kế hoạch đào tạo nhân lực của Công ty

4.3.2.1 Mục tiêu

- Phân loại đào tạo theo cấp độ đào tạo (cơ bản, trung, cao) để tiến hành xây dựng chƣơng trình đào tạo một cách có hệ thống, khoa học và logic.

- Giúp hệ thống nhân sự hiểu đƣợc vị trí của mình trong Công ty và tự ý thức phát triển bản thân.

- Xây dựng các nội dung đào tạo phù hợp với từng vị trí của từng phòng ban.

4.3.2.2 Nội dung đề xuất

(i) Đề xuất về nội dung đào tạo nhân lực kinh doanh

Căn cứ vào bảng tổng hợp nhu cầu đào tạo, cùng với thực hiện theo chiến lƣợc kinh doanh Công ty và mục tiêu của các phòng ban, tác giả đề xuất nội dung đào tạo nhân lực kinh doanh ở 3 cấp độ:

 Đào tạo cấp độ cơ bản:

- Kiến thức sản phẩm sữa bột Physiolac và sữa bột Kanny - Kỹ năng giao tiếp trong và ngoài Công ty

- Kỹ năng bán hàng

 Đào tạo cấp độ trung:

- Kiến thức chuyên sâu về sản phẩm sữa bột Physiolac và sữa bột Kanny - Kỹ năng lập kế hoạch, báo cáo

- Kỹ năng thiết lập và quản lý theo mục tiêu MBO - Kỹ năng đàm phán

- Hoạch định nghề nghiệp/Vị trí của bản thân trong Công ty

 Đào tạo cấp cao:

- Kiến thức về dinh dƣỡng và tiết chế - Kỹ năng xây dựng chiến lƣợc kinh doanh - Kỹ năng thuyết trình hội nghị

Đối với mỗi nhân lực kinh doanh sẽ có nguyện vọng đƣợc đào tạo khác nhau, dựa trên phiếu xác định nhu cầu đào tạo của nhân lực, Công ty có thể tiến hành phân loại nội dung cần đào tạo tƣơng ứng theo cấp độ, trình độ năng lực của nhân lực kinh doanh.

Ngoài các nội dung đào tạo chính khóa, Công ty cần tổ chức các cuộc thi đua ví dụ: tổ chức cuộc thi hùng biện về Sự hình thành và phát triển Công ty, thuyết trình giỏi về sản phẩm; tổ chức cuộc thi nhân viên kinh doanh xuất sắc theo tháng/quý/năm… nhằm khuyến khích động viên và tạo động lực thi đua của đội ngũ nhân lực kinh doanh.

(ii) Về hình thức đào tạo nhân lực kinh doanh

Trong phần thực trạng về hình thức đào tạo nhân lực kinh doanh trong Công ty, tác giả đã chỉ rõ hiện nay Công ty sử dụng hình thức đào tạo chủ yếu là trong doanh nghiệp kết hợp với huấn luyện tại nơi làm việc. Hình thức đào tạo nhƣ vậy có một số hạn chế đó là khả năng cập nhật các thông tin mới về phƣơng pháp đào tạo, chƣơng trình đào tạo cho học viên tham gia khóa học vì thế chƣa tạo đƣợc hứng thú cho nhân lực tham gia đào tạo.

Tác giả đề xuất giải pháp phối hợp nhiều hình thức đào tạo sao cho phù hợp với từng nội dung đào tạo, cụ thể nhƣ sau:

Bảng 4.4 Phối hợp hình thức đào tạo nhân lực tại VNA PHARM

Đào tạo bên trong Đào tạo bên ngoài Đào tạo trực tiếp 1 Đào tạo về kiến thức

1.1 Kiến thức về công ty x

1.2 Kiến thức về dinh dưỡng x x

1.3 Kiến thức sản phẩm x x

2 Đào tạo về kỹ năng

2.1 Kỹ năng giao tiếp x x

2.2 Kỹ năng lập kế hoạch x x

2.3 Kỹ năng thiết lập và quản

lý MBO x x

2.4 Kỹ năng bán hàng x x

2.5 Kỹ năng thuyết trình x x

3 Thái độ

3.1 Truyền thông văn hóa

doanh nghiệp x

3.2

Hoạch định nghề

nghiệp/Vị trí của bản thân trong công ty và xã hội

x x

Hình thức đào tạo

STT Nội dung đào tạo

nhân lực kinh doanh

Phối hợp các hình thức đào tạo khác nhau ở một số nội dụng đào tạo, điều này sẽ giúp Công ty phát triển đội ngũ nhân lực một cách toàn diện và cập nhật đƣợc phƣơng thức, cách làm mới từ bên ngoài để áp dụng trong công việc cho đội ngũ nhân lực kinh doanh.

(iii) Về phƣơng pháp đào tạo nhân lực kinh doanh

Hình 4.1 Lƣu đồ phƣơng pháp đào tạo nhân lực tại VNA PHARM

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Để công tác đạt hiệu quả cao ngoài sử dụng phƣơng pháp đào tạo nhƣ trƣớc đây Ban đào tạo đã triển khai tai công ty, qua nghiên cứu và từ thực tế doanh nghiệp tác giả đề xuất phƣơng pháp đào tạo kết hợp trong và ngoài doanh nghiệp.

Đối với đào tạo nhân lực kinh doanh bên trong doanh nghiệp, Công ty tiến hành tổ chức các lớp đào tạo trong Công ty hoặc các buổi huấn luyện ngoài thị trƣờng. Phƣơng pháp đào tạo này là sự tƣơng tác giữa kiến thức và thực tế giúp nhân sự nắm bắt nhanh và hiểu rõ đƣợc về nội dung cán bộ đào tạo cần truyền tải.

Đối với đào tạo nhân lực kinh doanh bên ngoài doanh nghiệp, Công ty tiến hành tổ chức sự kiện, hội nghị hoặc các buổi giao lƣu bên ngoài, team building để tăng sự gắn kết, học hỏi lẫn nhau và tinh thần làm việc nhóm của các học viên tham gia khóa học.

Phƣơng pháp đào tạo

Đào tạo bên ngoài công việc Đào tạo bên trong công việc

- Lớp đào tạo theo cấp độ, vị trí, chức vụ

- Tổ chức các buổi huấn luyện (coatching) trực tiếp trên thị trƣờng

- Tổ chức đào tạo dƣới dạng hội nghị (even), giao lƣu

Bảng 4.5 Kế hoạch chi tiết đào tạo nhân lực tại VNA PHARM

STT Cấp độ Nhóm đối tượng Chương trình đào tạo Mục tiêu đào tạo Nội dung chính Tần suất

1 1. Kiến thức về dinh dưỡng và tiết chế

Cán bộ quản lý nắm bắt được kiến thức về dinh dưỡng tổng quát và dinh dưỡng trong điều trị bệnh lý

1. Kiến thức về dinh dưỡng tổng quát 2. Kiến thức về một số bệnh lý 3. Kiến thức về dinh dưỡng tiết chế (dinh dưỡng điều trị bệnh lý)

2 2. Chiến lược kinh doanh đến 2020

Cán bộ quản lý hiểu sâu sắc và tham dự, đóng góp ý kiến vào xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn, trung hạn.

1. Mục tiêu của doanh nghiệp 2. Phạm vi cạnh tranh/Định vị 3. Lợi thế cạnh tranh/Tối ưu chuỗi giá trị 4. Năng lực cốt lõi/Các hoạt động chiến lược

3 3. Kỹ năng thuyết trình hội nghị

Cán bộ quản lý thuyết trình trong các sự kiện hoặc hội nghị mà công ty tổ chức

1. Kỹ năng thuyết trình 2. Các lưu ý khi thuyết trình

4 4. Kỹ năng tổ chức hội họp

Cán bộ quản lý nắm bắt được quy trình tổ chức một hội nghị, hội thảo, điều hành cuộc họp

1. Quy trình tổ chức hội nghị, hội thảo 2. Kỹ năng điều hành cuộc họp

6 1. Kiến thức chuyên sâu về sản phẩm Physiolac và Kanny

Nắm được kiến thức chuyên sâu về sản phẩm (chi tiết về thành phần, hàm lượng, tính năng của thành phần đó, những đặc tính của sản phẩm đối với từng đối tượng khách hàng)

1. Kiến thức về một số bệnh lý 2. Kiến thức chuyên sâu về sản phẩm

7 2. Thiết lập và quản lý bằng mục tiêu (KPI/MBO)

1. Hiểu và thiết lập được mục tiêu (KPI)

2. Quản lý bằng mục tiêu (MBO)

1. Phân loại mục tiêu

2. Thiết lập và các phương pháp chia nhỏ mục tiêu

3. Quản lý bằng mục tiêu

8 3. Lập kế hoạch

Hiểu được phương pháp lập kế hoạch và tư duy làm việc có kế hoạch

1. Tại sao phải lập kế hoạch 2. Phương pháp lập kế hoạch 3. Thực hiện kế hoạch

9

4. Hoạch định nghề nghiệp/Vị trí của bản thân trong công ty và xã hội

CBQL hoạch định được nghề nghiệp của bản thân và lộ trình phấn đấu

1. Suy nghĩ và nghề nghiệp 2.Hoạch định và lộ trình phấn đấu 3. Xác lập vị trí của bản thân trong công ty và xã hội

10 5. Kỹ năng đàm phán Nâng cao khả năng đàm phán cho nhân lực kinh doanh

1. Kỹ năng đàm phán

2. Một số lưu ý khi thực hiện đàm phán

12 1. Kiến thức sản phẩm 1. Hiểu được các sản phẩm của công ty

1. Kiến thức sản phẩm 2. Các đặc tính nổi trội và cách sử dụng

13 2. Kỹ năng bán hàng Hiểu được quy trình 7 bước bán hàng

1. Quy trình 7 bước bán hàng 2. Thực hiện đóng vai

14 3. Các kỹ năng giao tiếp cơ bản (trong công việc)

Cải thiện khả năng giao tiếp cũng như những giao tiếp cơ bản trong môi trường làm việc của công ty

1. Các khái niệm, nguyên tắc cơ bản trong giao tiếp (lắng nghe, nói)

Trung Cao Cấp quản lý: Giám đốc KD, Quản lý vùng, Giám sát bán hàng 3 tháng đánh giá và đào tạo/lần Các quản lý cấp trung. Bao gồm: 1. ASM 2. Giám sát bán hàng 3. Trưởng nhóm 6 tháng đánh giá và đào tạo/lần

Căn cứ vào xác định nhu cầu đào tạo nhân lực

kinh doanh

4.3.3.3 Giải pháp đối với tổ chức đào tạo nhân lực

a. Bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ đào tạo của Công ty.

Nhƣ phần giải pháp đối với hình thức đào tạo nhân lực kinh doanh, tác giả đã đề xuất phƣơng án kết hợp đào tạo bên trong và ngoài doanh nghiệp. Trong đó để đào tạo bên trong doanh nghiệp đạt kết quả cao, một trong những yếu tố quyết định đó là chính là chất lƣợng của đội ngũ cán bộ chuyên viên đào tạo, việc tập trung bồi dƣỡng về kiến thức và các kỹ năng nghiệp vụ giúp Công ty kiểm soát đƣợc hiệu quả đào tạo và tối ƣu chi phí đào tạo. Các khóa học bồi dƣỡng cho cán bộ chuyên viên đào tạo nhằm mục đích giúp cán bộ đào tạo hiểu đƣợc nhiệm vụ và tầm quan trọng mình về vấn đề đào tạo nhân lực nhƣ: nắm bắt tâm lý học viên tham gia, thiết kế khóa đào tạo, phát triển đƣợc tài liệu đào tạo, thực hiện phƣơng pháp đào tạo hiện đại, đánh giá đƣợc kết quả sau đào tạo…

Bảng 4.6 Nội dung bồi dƣỡng cán bộ chuyên viên đào tạo

STT

Tiêu chí bồi dƣỡng

cán bộ đào tạo Nội dung bồi dƣỡng cán bộ đào tạo

1 Kiến thức về tâm lý học

- Đối tƣợng học viên mục tiêu - Phƣơng pháp đào tạo

- Vai trò của giảng viên

2 Kỹ năng

nghiệp vụ sƣ phạm

- Kỹ năng xác định mục tiêu của bài giảng

- Kỹ năng xây dựng nội dung và cấu trúc bài giảng - Kỹ năng xây dựng phƣơng pháp đào tạo

- Kỹ năng soạn thảo bài giảng

3 Phƣơng pháp đào tạo

- Kỹ năng giới thiệu bài giảng

- Kỹ năng truyền tải thông tin bài giảng - Kỹ năng kết thúc bài giảng

- Kỹ năng đánh giá khóa học

Ngoài bồi dƣỡng và trang bị cho cán bộ đào tạo những kiến thức, nghiệp vụ đào tạo Công ty cần thiết cử cán bộ chuyên viên đào tạo trải nghiệm công tác bán hàng tại các bộ phận, có thể trực tiếp hoặc phối hợp với các quản lý bán hàng các kênh.

Ví dụ: Cán bộ hoặc chuyên viên đào tạo có thể trực tiếp đi cùng nhân viên kinh doanh kênh y tế vào bệnh viện để gặp gỡ, tiếp cận, giới thiệu và bán hàng sữa Physiolac cho y bác sỹ… Mục đích để cán bộ chuyên viên đào tạo trải nghiệm đƣợc đặc thù kinh doanh tại các kênh bán hàng, từ đó cán bộ chuyên viên đúc rút đƣợc phƣơng pháp và cách thức đào tạo nhân lực gắn liền với thực tiễn kinh doanh, để các buổi đào tạo trở nên hứng thú hơn, thu hẹp khoảng cách cán bộ giảng viên với học viên đƣợc đào tạo.

Ngoài ra Công ty cần định kỳ tiến hành rà soát và đánh giá chất lƣợng của cán bộ chuyên viên đào tạo thông qua các bài test đƣợc thiết kế hoặc tổ chức thi sát hạch để cán bộ chuyên viên đào tạo luôn nhận thức đƣợc vai trò quan trọng của mình để luôn phải trau dồi kiến thức, trải nghiệm nhiều hơn những kỹ năng để các buổi đào tạo khi tổ chức đạt đƣợc kết quả nhƣ mong đợi từ phía Ban giám đốc Công ty.

b. Xây dựng môi trƣờng và văn hóa học tập của Công ty

Mỗi doanh nghiệp đều xây dựng cho mình một nét văn hóa riêng, có những văn hóa doanh nghiệp đƣợc xem là biểu tƣợng làm nên thƣơng hiệu của Công ty. Xây dựng một môi trƣờng, văn hóa học tập ở đây là tác giả nhấn mạnh vào vấn đề ý thức tự học tập, tự nghiên cứu của toàn bộ nhân lực kinh doanh Công ty.

Để làm đƣợc điều này, Công ty cần tổ chức các cuộc thi viết bài hoặc hùng biện về bộ phận kinh doanh của mình, về văn hóa Công ty hoặc các sản phẩm sữa Physiolac, Kanny… Song song với đó Công ty cần đầu tƣ một quỹ để duy trì các hoạt động đào tạo nói chung nhằm mục đích khuyến khích, tạo động lực học tập cho hệ thống nhân lực Công ty.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đào tạo nhân lực tại Công ty cổ phần Dược phẩm Việt Nam (Trang 82 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)