Thực trạng xác định nhu cầu đào tạo nhân lực tại Công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đào tạo nhân lực tại Công ty cổ phần Dược phẩm Việt Nam (Trang 53 - 56)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3 Thực trạng đào tạo nhân lực tại Công ty Cổ phần Dƣợc phẩm Việt Nam

3.3.1 Thực trạng xác định nhu cầu đào tạo nhân lực tại Công ty

Xác định nhu cầu đào tạo đƣợc thực hiện bởi Ban đào tạo của Công ty với các bƣớc tiến hành nhƣ sau:

3.3.1.1 Các căn cứ xác định nhu cầu đào tạo nhân lực

Đào tạo nhân lực trên cơ sở đặc thù kinh doanh ngành dinh dƣỡng của Công ty thƣờng tiến hành đào tạo các nội dung sau:

Bảng 3.4 Nội dung đào tạo chủ yếu của Công ty

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Ban đào tạo của Công ty tiến hành xác định nhu cầu đào tạo dựa trên kế hoạch kinh doanh của công ty, mục tiêu kinh doanh, kế hoạch nhân lực, chiến lƣợc phát triển sản phẩm mới, tiêu chuẩn thực hiện công việc, chất lƣợng của nhân lực.

Bảng 3.5 Cách thức xác định nhu cầu đào tạo nhân lực của Công ty

STT Tiêu chí Cơ sở lý thuyết Thực tiễn tại Công ty

1

Căn cứ xác định nhu cầu đào tạo nhân lực

- Chiến lƣợc kinh doanh -Mục tiêu doanh nghiệp - Kế hoạch nhân lực -Chiến lƣợc phát triển sản phẩm mới

- Tiêu chuẩn thực hiện công việc

- Kế hoạch kinh doanh của Công ty

- Mục tiêu của Công ty và các phòng ban

- Kế hoạch nhân lực của Công ty - Kế hoạch ra mắt sản phẩm mới - Theo tiêu chuẩn thực hiện công việc tại các phòng ban

2 Khảo sát nhu cầu

- Phỏng vấn - Dữ liệu điều tra - Quan sát

Chủ yếu dựa vào phỏng vấn và quan sát, chƣa thực hiện công tác điều tra nhu cầu đào tạo tại các phòng ban

3 Đề xuất

Tổng hợp theo nguyện vọng, đề nghị đào tạo nhân lực của các phòng ban tổng hợp rồi đƣa ra đề xuất

Tổng hợp đề nghị, đề xuất đào tạo tại các phòng ban để xây dựng chƣơng trình đào tạo, trình ban lãnh đạo Công ty phê duyệt để triển khai

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Từ bảng trên cho thấy rằng Công ty đã có những căn cứ xác định nhu cầu đào tạo nhân lực khá chi tiết. Điều này chứng tỏ, việc xác định nhu cầu đào tạo nhân lực tại Công ty đƣợc Ban đào tạo khá quan tâm và có sự chuyển biến rõ rệt qua những năm gần đây, qua nghiên cứu tài liệu thứ cấp từ Ban đào tạo công ty, tác giả nhận thấy, các buổi đào tạo khi đƣợc tổ chức đều đƣợc thực hiện, tuy nhiên số lƣợng học viên vắng mặt trong các buổi đào tạo đƣợc tổ chức khoảng 25%-30%, điều này chứng tỏ chƣa xuất phát từ nhu cầu thực sự của nhân lực cho đào tạo, gây lãng phí chi phí đào tạo và tạo tiền đề không tốt cho những học viên khi tham gia

3.3.1.2 Cách thức xác định nhu cầu đào tạo

Qua nghiên cứu về vấn đề đào tạo nhân lực của công ty, tác giả nhận thấy việc xác định nhu cầu đào tạo của Ban đào tạo Công ty thực hiện nhƣ sau:

- Căn cứ vào kế hoạch kinh doanh và chỉ đạo của Chủ tịch HĐQT/CEO đối với đào tạo nhân lực kinh doanh công ty: Đào tạo liên tục 1 tháng/lần, đối với các phòng ban chức năng khác đào tạo 3 tháng/lần về các nội dung sau:

 Kiến thức sản phẩm dinh dƣỡng Physiolac, Kanny

 Kỹ năng mềm theo đặc thù các phòng ban: Kỹ năng bán hàng, kỹ năng trình dƣợc, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình.

 Văn hóa doanh nghiệp: Cập nhật các thông tin của Công ty, truyền thông nội bộ sản phẩm của Công ty, tuyên dƣơng khen thƣởng các nhân viên kinh doanh đạt kết quả xuất sắc…

 Thái độ làm việc: Đào tạo về ý thức, trách nhiệm và niềm tự hào đứng trong hàng ngũ nhân lực của Công ty.

- Căn cứ vào chiến lƣợc ra mắt sản phẩm mới: có kế hoạch đào tạo toàn bộ nhân lực về kiến thức sản phẩm mới. Vào cuối năm 2012 và đầu năm 2013 Công ty đã nghiên cứu và thực hiện ra mắt các dòng sản phẩm mới: Sữa bột năng lƣợng cao Kanny, Bột dinh dƣỡng Ninolac và Sữa bầu Physiolac Mom. Công ty tiến hành đào tạo và phổ biến kiến thức sản phẩm cho toàn bộ hệ thống nhân viên Công ty, đặc biệt là đối với nhân viên kinh doanh của Công ty.

- Căn cứ vào đề xuất từ các bộ phận kinh doanh: Các kênh bán hàng gửi đề nghị đào tạo đột xuất cho hệ thống nhân sự tại bộ phận cho ban đào tạo tổng hợp và xây dựng nội dung đào tạo cho phù hợp với yêu cầu công việc cụ thể. Đối với Kênh bán hàng y tế, nhân viên kinh doanh (trình dƣợc viên) đòi hỏi phải đƣợc cập nhật thƣờng xuyên về kiến thức chuyên sâu về dinh dƣỡng và sản phẩm Physiolac, thông này sẽ đƣợc cung cấp từ phòng R&D. Chính vì vậy khi có sự phản hồi từ phía khách hàng, trình dƣợc viên và đội ngũ quản lý thƣờng xuyên trao đổi với bộ phận R&D để giải đáp các thắc mắc của khách hàng, qua đấy có những đề xuất để đào tạo cho toàn đội ngũ trình dƣợc viên nhằm bồi dƣỡng và nâng cao kiến thức phục

vụ cho đặc thù công việc. Tuy nhiên việc đào tạo này chƣa đƣợc diễn ra thƣờng xuyên, nếu có chỉ giải đáp và phổ biến lại tại các cuộc họp mà chƣa đƣợc truyền thông rộng dãi cho toàn bộ đội ngũ nhân viên kinh doanh tại các kênh bán hàng khác nhau.

Nhìn chung, qua cách thức xác định nhu cầu đào tạo của Công ty, tác giả nhận thấy rằng việc xác định nhu cầu đào tạo của Công ty còn mang tính thụ động, thiếu sự liên kết không mang tính hệ thống. Điều này sẽ ảnh hƣởng đến chất lƣợng đào tạo khi tổ chức các khóa đào tạo. Việc xác định nhu cầu đào tạo cần xuất phát từ nguyện vọng của nhân lực và mong muốn hoàn thiện bản thân khi tham gia các khóa đào tạo của công ty. Ví dụ nhƣ đào tạo kiến thức sản phẩm Physiolac để trang bị cho nhân sự tất cả những kiến thức (từ cơ bản: nhƣ nắm đƣợc sản phẩm dành cho đối tƣợng nào, đặc tính và ƣu điểm của sản phẩm ra sao, nguồn gốc xuất sứ, thành phần, hàm lƣợng, cách dùng và chống chỉ định của sản phẩm nhƣ thế nào? Hoặc đào tạo chuyên sâu về kiến thức: Kiến thức tổng quát về dinh dƣỡng và tiết chế, kiến thức chuyên sâu về sản phẩm, ví dụ sản phẩm Kanny chống chỉ định cho đối tƣợng bệnh lý về suy gan hoặc suy thận, sản phẩm Kanny có chứa hàm lƣợng cao đƣờng Lactose, cách sử dụng nhƣ thế nào để an toàn cho bệnh nhân?...) các kỹ năng để tiếp cận khách hàng, tƣ vấn và giới thiệu sản phẩm, kỹ năng trình dƣợc…Đối với xác định nhu cầu đào tạo của Công ty cần đƣa ra đƣợc các tiêu chí cho từng nội dung để nhân viên thấy đƣợc điểm yếu của mình để tự ý thức cần đƣợc đào tạo và phổ biến các kiến thức hoặc kỹ năng cần thiết phục vụ công việc.

Nhìn chung Công ty hiện nay có chú trọng đến công tác xác định nhu cầu đào tạo, tuy nhiên còn chƣa phán ánh trên toàn bộ hệ thống, do đó tổ chức các buổi đào tạo nhân viên kinh doanh một cách thiếu khoa học và chƣa có kế hoạch rõ ràng nên hiệu quả của các buổi đào tạo còn chƣa cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đào tạo nhân lực tại Công ty cổ phần Dược phẩm Việt Nam (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)