Thực trạng tổ chức đào tạo nhân lực của Công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đào tạo nhân lực tại Công ty cổ phần Dược phẩm Việt Nam (Trang 62 - 64)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3 Thực trạng đào tạo nhân lực tại Công ty Cổ phần Dƣợc phẩm Việt Nam

3.3.3 Thực trạng tổ chức đào tạo nhân lực của Công ty

Hình 3.7 Quy trình tổ chức đào tạo tại VNA-PHARM

(Nguồn: Ban đào tạo - Công ty Cổ phần Dược phẩm Việt Nam)

Kết quả khảo sát tổ chức đào tạo nhân lực tại Công ty Cổ phần Dƣợc phẩm Việt Nam đƣợc thể hiện qua biểu đồ (Hình 3.8)

Hình 3.8 Biểu đồ khảo sát tổ chức đào tạo tại VNA-PHARM

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Tổ chức đào tạo nhân lực tại Công ty Cổ phần Dƣợc phẩm Việt Nam

Đào tạo mới

(Nhu cầu của từng bộ phận) Đào tạo duy trì

(01 tháng/lần)

Đào tạo nhắc lại

Đào tạo nâng cao

Nhân sự mới

Qua kết quả khảo sát tác giả nhận thấy rằng, các khóa đào tạo về Kiến thức sản phẩm đƣợc thƣờng xuyên chú trọng để nâng cao kiến thức chuyên môn cho nhân lực kinh doanh khi tác nghiệp, các lớp tổ chức để nâng cao kỹ năng chƣa đƣợc quan tâm nhiều số phiếu điều tra là 68/200 phiếu cho rằng rất hiếm khi tổ chức các buổi đào tạo để nâng cao kỹ năng mềm khác.

Kết quả phù hợp với thực tế khi tác giả nghiên cứu tài liệu thứ cấp từ Ban đào tạo của Công ty, cụ thể nhƣ sau:

Đào tạo nhân sự của Công ty cổ phần Dƣợc phẩm Việt Nam đƣợc tổ chức bao gồm các nội dung đào tạo sau: Đào tạo duy trì và đào tạo mới.

+ Đào tạo duy trì:

Đào tạo nhắc lại: tùy theo đối tƣợng nhân viên kinh doanh và mục đích đào tạo, ban đào tạo của Công ty Cổ phần Dƣợc phẩm Việt Nam tiến hành tổ chức đào tạo cán bộ nhân viên định kỳ hàng tháng hoặc hàng quý tùy từng giai đoạn. Đối với đào tạo duy trì chƣa có kế hoạch đào tạo cụ thể, thƣờng theo chỉ đạo từ phía CEO hoặc đào tạo 3-6 tháng/lần

Đối với cán bộ cấp quản lý: tổ chức theo đợt hoặc theo mục tiêu chiến lƣợc của Công ty mở các lớp đào tạo về nghiệp vụ quản lý và giám sát công việc hiệu quả. Ban đào tạo tổ chức các buổi chia sẻ kinh nghiệm của những cán bộ cấp quản lý để bổ trợ cho nhau.

Đối với cấp nhân viên: tổ chức định kỳ hàng tháng cho toàn bộ nhân viên Công ty về kiến thức sản phẩm và cập nhật các thông tin mới về các hoạt động văn hóa của doanh nghiệp để toàn bộ nhân viên thêm hiểu sản phẩm và Công ty để thêm gắn bó và triển khai hiệu quả hơn trong hoạt động kinh doanh.

Đào tạo nâng cao: Tổ chức rất ít các buổi đào tạo (3 buổi) từ 2012 đến 2014 mời các chuyên gia về đào tạo cho hệ thống nhân lực nắm bắt những kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành dinh dƣỡng và dinh dƣỡng lâm sàng.

+ Đào tạo mới:

Tất cả các nhân sự khi gia nhập Công ty đều đƣợc Ban đào tạo Công ty tiến hành đào tạo các khóa học về kiến thức sản phẩm, văn hóa Công ty và một số kỹ năng cơ bản.

Ngoài ra, khi Công ty nghiên cứu và cho ra mắt các sản phẩm mới, Ban đào tạo phối hợp cùng phòng R&D tổ chức giới thiệu sản phẩm cho toàn bộ nhân lực công ty.

Đối với tổ chức đào tạo của Công ty, hiện nay Công ty chƣa xây dựng đƣợc nội dung chi tiết theo kế hoạch dài hạn, tổ chức đào tạo hiện nay của Công ty chỉ mang tính cục bộ, hầu hết dựa trên quan điểm của nhà quản trị.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đào tạo nhân lực tại Công ty cổ phần Dược phẩm Việt Nam (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)