STT Lĩnh vực thực hiện Dự án Số dự án
1 Công nghiệp – tiểu thủ công
nghiệp
Cụm công nghiệp xã Vĩnh
Tế 1
2 Môi trường Lò giết mổ 1
3 Dịch vụ thương mại Chợ biên giới 1
4 Du lịch dịch vụ Khu vui chơi, khách sạn,
khu du lịch 4
5 Dân cư theo trục giao thông Tuyến dân cư, cầu, đường 15
Nguồn: Ủy Ban Nhân Dân thành phố Châu Đốc
Trong 22 dự án trên thì có 4 dự án thuộc lĩnh vực du lịch dịch vụ, số vốn đầu tư cho những dự án này cũng tương đối lớn, đặc biệt là dự án Khu vui chơi giải trí nghỉ dưỡng với qui mô lên tới 70ha gồm: khu nghỉ dưỡng dạng bungalow, khu vui chơi thiếu nhi, khu công viên nước, khu triển lãm hội chợ, quảng trường trung tâm, bãi đậu xe và vốn đầu tư tới 2000 tỷ đồng. Ngoài ra việc đầu tư phát triển khu du lịch sinh thái Nam sông Hậu và khu du lịch hồ Trương Gia Mô cũng đã cho thấy ngoài lấy du lịch tâm linh làm trọng điểm nhưng chính quyền địa phương cũng đang khai thác tiềm năng du lịch cảnh quan tự nhiên, phát triển đa dạng các loại hình du lịch hơn. Các dự án đầu tư khác tuy không thuộc lĩnh vực du lịch nhưng cũng mang lại lợi thế đáng kể, làm thay đổi bộ mặt của thành phố càng thu hút nhiều khách thăm viếng hơn.
Nhằm tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, văn minh, lịch sự gây ấn tượng tốt cho du khách đến tham quan, mua sắm tại Châu Đốc, ngành chức năng thành phố đã xây dựng đề án “Phát triển chợ và tổ chức thực hiện văn minh thương mại – dịch vụ thành phố Châu Đốc” giai đoạn 2011-2015. Đến
45
nay, sau gần 3 năm triển khai thực hiện, đề án đã mang lại những kết quả đáng phấn khởi, góp phần tạo bộ mặt khang trang, văn minh và hiện đại cho thành phố trẻ. Đề án “Phát triển chợ và tổ chức thực hiện văn minh thương mại – dịch vụ thành phố Châu Đốc” giai đoạn 2011-2015 không chỉ tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, văn minh, lịch sự, gây ấn tượng tốt cho du khách khi đến tham quan, mua sắm tại địa phương; mà còn góp phần phát triển thành phố Châu Đốc thành đô thị văn minh, là một trong những trung tâm thương mại – dịch vụ - du lịch lớn của tỉnh.
3.2.5 Một số tour du lịch đến Châu Đốc
Nhìn chung, các công ty kinh doanh về du lịch lữ hành hiện nay tổ chức một số tour du lịch Châu Đốc, nhưng được giới chuyên gia đánh giá là trùng lắp không có tính mới mẻ, gây nhàm chán cho du khách. Hơn nữa các tour này chủ yếu là những tour ngắn ngày, nghĩa là việc kết hợp chỉ một hai địa điểm du lịch gần nhau. Một số tour được các công ty kinh doanh du lịch lữ hành đưa ra như:
tour Châu Đốc – Hà Tiên
tour Long Xuyên – Châu Đốc – Núi Cấm
tour Châu Đốc – Hà Tiên – Cần Thơ
tour Châu Đốc – Hà Tiên – Phú Quốc
tour Châu Đốc – Hà Tiên – Cần Thơ – Phú Quốc
tour Mỹ Tho – Bến Tre – Cần Thơ – Châu Đốc – Rừng Trà Sư
tour Châu Đốc – Núi Sam – Núi Cấm – Chợ Tịnh Biên
tour Châu Đốc – Hà Tiên – Rạch Giá – Cần Thơ
Các tour kể trên được tổng hợp từ nhiều công ty kinh doanh du lịch lữ hành ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, nhưng chỉ được khoảng 8 tour các công ty hầu như không có sự sáng tạo trong các tour du lịch của mình. Vì là các tour ngắn ngày nên thường gây bất lợi cho việc kinh doanh lưu trú, theođánh giá thì giữa các địa điểm trong suốt tour thì khách du lịch chủ yếu chọn lưu trú tại các địa điểm như Long Xuyên, Hà Tiên hay Cần Thơ để lưu trú.
Riêng đối với Châu Đốc An Giang đang chủ trương đưa du lịch trở thành nền kinh tế trọng điểm, đặc biệt phát triển loại hình du lịch tâm linh vốn là thế mạnh của địa phương. Khó khăn lớn nhất của việc thiết kế các tour du lịch Châu Đốc chính là tính thời vụ của ngành. Trong các ngày lễ hội thì Lễ Vía Bà Chúa Sứ Núi Sam là lễ hồi mang tính cấp quốc gia, lại là lễ hội kéo dài nhất trong năm nhưng chủ yếu khách viếng thăm chỉ lưu trú thời điểm ngay lễ diễn
46
ra là khoảng 23 – 24/4 âm lịch cho nên lượng khách lưu trú có thời điểm quá tải, gây khó khăn trong việc quản lý về trật tự, giá cả, vệ sinh,…Ngoài ra, các địa điểm du lịch của Châu Đốc nằm cùng khu vực, nói cách khác là nằn khá gần nhau việc tham quan không tốn nhiều thời gian nên chỉ thích hợp với việc tham quan trong ngày dành cho khách trong tỉnh và tour ngắn ngày cho những khách du lịch ghé thăm (ít nghỉ lại qua đêm). Việc xây dựng các tour cần được cải thiện nhiều hơn mang tính chất mới mẻ, đồng thời cũng nên quan tâm đến tính thời vụ của du lịch tại Châu Đốc từ đó có thể tạo ra sự kết hợp độc đáo, thu hút đông đảo du khách.
47
CHƯƠNG 4
SO SÁNH MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH THAM QUAN VÀ KHÁCH DU LỊCH KHI DU LỊCH Ở THÀNH PHỐ CHÂU ĐỐC
TỈNH AN GIANG
4.1 THÔNG TIN CHUNG VỀ MẪU NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu là du khách đi du lịch tại Châu Đốc An Giang, vì họ là những người trực tiếp đánh giá chất lượng dịch vụ tại nơi này. Tác giả đã đến trực tiếp địa điểm du lịch tại Châu Đốc để tiến hành phỏng vấn trực tiếp đối tượng nghiên cứu thông qua bảng câu hỏi. Trong đối tượng nghiên cứu chia nhỏ thành khách du lịch và khách tham quan. Số bảng câu hỏi phát ra là 230, số bảng câu hỏi thu lại là 230, trong quá trình lựa chọn bỏ ra những quan sát không hợp lệ thì số quan sát được đưa vào nghiên cứu là 200. Để đảm bảo quá trình so sánh nhu cầu cũng như mức độ hài lòng của khách tham quan và khách du lịch được khách quan, tác giả chọn tỷ lệ khách tham quan là 50% và khách du lịch là 50% tương đương với mỗi đối tượng là 100 quan sát.
4.1.1 Đặc tính xã hội 4.1.1.1 Giới tính 4.1.1.1 Giới tính Bảng 4.1: Giới tính du khách đến du lịch Châu Đốc Giới tính Số lượng % Nam 94 47 Nữ 106 53 Tổng 200 100
Nguồn: tổng hợp từ 200 mẫu quan sát phỏng vấn trực tiếp
Nghiên cứu đã tiến hành phỏng vấn ngẫu nhiên 200 du khách (khách du lịch và khách tham quan) tại khu vực miếu Bà, Lăng Thoại Ngọc Hầu và chùa Tây An. Kết quả cho thấy có 94 nam chiếm tỷ lệ 47 % , còn nữ là 106 người chiếm tỷ lệ 53 %. Do tích lệ chênh lệch giữa nam và nữa không cao nên không thể khẳng định được xu hướng nữ đi du lịch nhiều hơn nam.
Ngày nay, cuộc sống con người có nhiều thay đổi, xã hội ngày càng phát triển tiến bộ văn minh hơn, gỡ bỏ nhiều qui tắc khuôn khổ lỗi thời nên không còn khuynh hướng phụ nữ không được giao thiệp nhiều với thế giới bên ngoài. Cho nên họ có nhiều thời gian nghỉ ngơi thư giản, du lịch là một xu hướng
48
mới được nhiều người lựa chọn. Hơn nữa, xét theo loại hình du lịch tín ngưỡng tâm linh của Châu Đốc thì nữ giới có khả năng chiếm tỷ lệ cao hơn bởi vì có tâm lý tin tưởng cao hơn nam giới.
4.1.1.2 Quê quán
Bảng 4.2: Quê quán du khách đến du lịch Châu Đốc
Quê quán Số quan sát % quan sát
An Giang 78 39
Tỉnh thành khác 122 61
Tổng 200 100
Nguồn: tổng hợp từ 200 mẫu quan sát phỏng vấn trực tiếp
Nhìn từ bảng tổng hợp ta thấy có 78 người trong số 200 người được phỏng vấn ở trong tỉnh đến tham quan, du lịch chiếm tỷ lệ 39 %, còn lại là 122 người được phỏng vấn đến từ thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thành khác nhau trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long như: Bến Tre, Cà Mau, Cần Thơ, Đồng Tháp, Kiên Giang,…Thời điểm đi thu mẫu không phải là thời gian tổ chức lễ hội hay sự kiện, nên khách đến không nhiều. Theo quan sát thì khách trong tỉnh đến Châu Đốc chủ yếu vào thời gian sáng sớm để dâng lễ vật lên cúng Bà, khoảng 6 đến 7 giờ ở Miếu Bà trở nên đông đúc hơn thời điểm khác trong ngày. Châu Đốc là một địa điểm nổi tiếng nên du khách đến từ nhiều tỉnh khác nhau đến đây cũng là điều dễ hiểu. Hiện nay chưa có thống kê du khách đến từ tỉnh thành nào nhiều nhất hay ít nhất, nhưng hầu như du khách đều đến từ khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
4.1.1.3 Nghề nghiệp
Bảng 4.3: Nghề nghiệp du khách đến du lịch Châu Đốc
Nghề nghiệp Tần số %
Học sinh sinh viên 83 41,5
Cán bộ công nhân viên chức 22 11,0
Buôn bán kinh doanh 47 23,5
Kinh kế hộ gia đình 35 17,5
Khác 13 6,5
49
Trong tổng số 200 người được phỏng vấn thì có 83 người chiếm 41,5 % là học sinh sinh viên, bởi vì đối tượng này thường đi du lịch theo đoàn tự tổ chức cá nhân số lượng đông, lại nhiệt tình và am hiểu một cách sâu sát hơn về chất lượng dịch vụ khi du lịch tại Châu Đốc An Giang. Đối tượng thứ hai được phỏng vấn nhiều nhất chính là những người kinh doanh mua bán và làm kinh tế hộ gia đình (làm nông, chăn nuôi nhỏ lẻ thuộc hộ gia đình) chiếm 23,5% và 17,5 %, những người này có trình độ học vấn chủ yếu là phổ thông, nên trong quá trình phỏng vấn cần nhiều thời gian để tương tác, giải thích để họ có câu trả lời chính xác hơn. Cán bộ công nhân viên chức nhà nước chiếm 11% . Còn lại là những nghề cụ thể như kế toán, công nhân, kỹ sư,…chiếm 6,5%
4.1.1.4 Thu nhập và số lần đi du lịch ở Châu Đốc
Bảng 4.4: Thu nhập và số lần đi du lịch của du khách khi du lịch ở Châu Đốc
Thu nhập Số lần đi du lịch đến
Châu Đốc
Trị trung bình 3.000.000 3
Max 30.000.000 16
Min 500.000 1
Nguồn: tổng hợp từ 200 mẫu quan sát phỏng vấn trực tiếp
Đây là bảng thống kê chung cho cả hai loại khách, trong 200 quan sát thì người có số tiền có đươc hàng tháng thấp nhất chính là của học sinh sinh viên 0,5 triệu đồng, thu nhập cao nhất thuộc về một khách du lịch là 30 triệu đồng. Trị trung bình của thu nhập là 3 triệu đồng/ tháng. Số người cho biết thông tin thu nhập trên 10 triệu chỉ có 3 trên tổng số 200 quan sát. Trên thực tế, người Việt Nam rất ngại hỏi về thu nhập, cho nên khi trả lời thường không chính xác. Đặc biệt là những người không có thu nhập ổn định hàng tháng như nông dân, làm thuê,…So sánh giữa hai loại du khách thì khách du lịch có thu nhập trung bình cao hơn khách tham ở khoảng gần 4 triệu đồng trên tháng. Điều này cũng dễ hiểu vì sự khác nhau rõ ràng nhất chính là nhu cầu lưu lại của khác du lịch mà khách tham quan không có, nếu nhu cầu này được đáp ứng thì họ cần có khả năng chi trả cho sự lưu trú này nên thu nhập thường cao hơn.
50 4.1.1.5 Độ tuổi Bảng 4.5: Độ tuổi du khách đến du lịch Châu Đốc Số quan sát % < 22 72 36 >= 22 and <= 35 98 49 >35 30 15
Nguồn: tổng hợp từ 200 mẫu quan sát phỏng vấn trực tiếp
Nhìn bảng thống kê ta thấy, trong 200 quan sát thu thập được thì số người nằm trong độ tuổi 22 đến 35 chiếm tỷ lệ cao nhất 49% đạt 98 người bởi vì lúc này họ đã có khả năng về tài chính có thể chi trả cho nhu cầu trong chuyến đi của mình. Kế tiếp là nhóm người thuộc độ tuổi dưới 22 là 72 người chiếm 36%, nhóm người trong độ tuổi trên 35 chỉ có 30 người chiếm tỷ lệ 15%. Những người đi tham quan du lịch có độ tuổi ngày càng trẻ, đặc biệt ở lứa tuổi là học sinh sinh viên.
4.1.1.6 Mục đích đi du lịch
Bảng 4.6: Mục đích đi du lịch của du khách khi du lịch Châu Đốc
Khách tham quan Khách du lịch
Tần số % Tần số %
Hành hương cúng viếng 59 30,6 58 32,0
Tham quan khám phá 63 32,6 61 33,7
Vui chơi giải trí 60 31,1 46 25,4
Học tập nghiên cứu 6 3,1 10 5,5
Công tác kết hợp du lịch 1 0,5 6 3,3
Chữa bệnh nghỉ dưỡng 4 2,1 0 0
Khác 0 0 0 0
Nguồn: tổng hợp từ 200 mẫu quan sát phỏng vấn trực tiếp
Mục đích du lịch của khách tham quan và khách du lịch tương đối gần giống nhau. Trong tổng số 100 khách du lịch và 100 khách tham quan thì có tới trên 30 % lựa chọn là đến Châu Đốc chủ yếu đển hành hương cúng viếng và tham quan khám phá. Mục đích tiếp theo chính là vui chơi giải trí. Các hình thức du lịch để học tập nghiên cứu, công tác kết hợp du lịch và chữa bệnh nghỉ dưỡng không được nhiều người trả lời. Nguyên nhân là do các loại hình này
51
tuy ở nước ngoài rất phổ biến nhưng ở Việt Nam thì vẫn còn mới mẻ, chỉ xuất hiện ở một số khu du lịch lớn trong nước. Hơn nữa, loại hình du lịch của Châu Đốc chủ yếu là du lịch tâm linh nên khó có thể kết hợp những mục đích này trong chuyến đi của du khách.
4.1.1.7 Hành vi của người đi du lịch
Bảng 4.7: Hành vi của người đi du lịch khi du lịch Châu Đốc
Hành vi của người đi du lịch Tần số %
Thời điểm đi du lịch
Nhân dịp nghỉ lễ tết 84 42
Nhân dịp Vía Bà 41 20,5
Cuối tuần 10 5
Bất cứ lúc nào muốn đi 65 32,5
Phương tiện vận chuyển
Xe máy 96 48
Xe buýt xe khách 64 32
Theo xe của công ty dl 28 14
Khác 12 6
Người đi
cùng
Đi cùng bạn bè đồng nghiệp 89 44,5
Đi cùng người thân gia đình 90 45
Đi một mình 10 5
Đi theo tour của công ty du lịch 11 5
Nguồn cung cấp thông tin
Bạn bè người thân giới thiệu 105 52,5
Xem sách báo TV 24 12
Vì sự nổi tiếng vốn có của Châu Đốc 71 35,5
Nguồn: tổng hợp từ 200 mẫu quan sát phỏng vấn trực tiếp
Hành vi của người đi du lịch được thể hiện qua các tiêu chí như người đi cùng, phương tiện được lựa chọn trong chuyến đi, nguồn thông tin mà họ tiếp cận về nơi đến và thời điểm để đi du lịch.
Đối với du lịch Châu Đốc An Giang, du khách thường dựa vào sự giới thiệu của người thân và bạn bè để đi du lịch khoảng 105 người trong tổng số 200 người được phỏng vấn chiếm 52,5 %. Tiếp theo thì có tới 71 người chọn vì sự nổi tiếng vốn có của Châu Đốc chiếm 35,5 %, bởi vì có nhiều người biết về Châu Đốc từ lâu với Miều Bà, Núi Sam, Lăng Thoại Ngọc Hầu,…nhưng họ
52
không xác định được thông tin mà họ có được là lúc nào và do ai cung cấp cho họ. Chiếm tỷ lệ ít nhất 12 % khoảng 24 người là vì xem sách báo TV để quyết định đến Châu Đốc, cho thấy được việc quảng bá hình ảnh Châu Đốc không được nhiều người biết tới.
Phương tiện vận chuyển được lựa chọn sử dụng trong chuyến đi của 200 quan sát thì xe máy là lựa chọn ưu tiên có khoảng 96 người lựa chọn chiếm 48 %, bởi vì xe máy là phương tiện di chuyển phổ biến, hơn nữa du khách đến đây chủ yếu là những tỉnh lân cận thuộc đồng bằng sông Cửu Long nên họ chọn xe máy để chủ động hơn cho việc đi lại. Xe buýt, xe khách là loại phương tiện chuyên dụng thứ hai được lựa chọn có 64 người chiếm 32 % trong tổng số, phương tiện này tương đối tiết kiệm về chi phí dành cho những người có nhiều đồ đạc và cũng rất phổ biến. Có 28 người lựa chọn đi theo các