ST
T Tên biến
Hệ số tương quan biến tổng
Hệ số Cronbach Alpha nếu loại biến
1 Thái độ phục vụ 0,690 0,899
2 Thực hiện đúng giao hẹn của DNDL 0,603 0,902
3 Tin tưởng cơ quan quản lý 0,527 0,904
4 Năng lực quản lý 0,674 0,900
5 Cơ sở lưu trú 0,495 0,905
6 Cơ sở phục vụ ăn uống 0,554 0,904
7 Công trình kiến trúc 0,488 0,906
8 Phương tiện đi lại 0,469 0,907
9 Phong cách ăn mặc của nhân viên 0,710 0,898
10 Cảnh quan quá đông đúc 0,515 0,906
11 An toàn vệ sinh thực phẩm 0,582 0,903
12 An ninh trật tự 0,543 0,904
13 Tính chuyên nghiệp của nhân viên 0,502 0,905
14 Hoạt động vui chơi giải trí 0,731 0,897
15 Chi phí khách sạn nhà nghỉ 0,699 0,899
16 Chi phí ăn uống 0,633 0,901
17 Chi phí vận chuyển 0,690 0,899
18 Chi phí mua sắm 0,603 0,902
Nguồn: tổng hợp từ 100 mẫu quan sát phỏng vấn trực tiếp
Bởi vì nghiên cứu sử dụng thang đo Liker 5 mức độ, trước khi phân tích số liệu cần kiểm định độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha. Hệ số Cronbach’s Alpha trong nghiên cứu này sau khi kiểm định là 0,911. Theo lý thuyết về độ tin cậy thì hệ số càng lớn thì mức tin cậy càng cao, hệ số lớn hơn hoặc bằng 0,8 là đáng tin cậy nhất. Trong bảng thống kê Item- Total Statistics, hệ số tương quan biến tổng của tất cả các biến đều lớn hơn 0,3 và hệ số Cronbach’s Alpha If item deleted không có biến nào lớn hơn 0,911 nên tất cả các biến đều được giữ lại.
58
Kết quả phân tích nhân tố
a/. Xây dựng ma trận tương quan và kiểm định mối tương quan giữa các biến
Ma trận tương quan được xây dựng dựa trên cơ sở dữ liệu của 100 mẫu quan sát thông quan bảng câu hỏi với 18 biến.
Ta dùng kiểm định KMO và Bartlett’s để kiểm định về mối tương quan giữa các biến, có kết quả như sau:
H0: các biến không có sự tương quan với nhau trong tổng thể. H1: các biến có tương quan với nhau trong tổng thể.
Với giá trị sig. = 0,000 < α = 0,05cho nên có thể kết luận là bác bỏ giả thuyết H0, nghĩa là các biến có sự tương quan với nhau.
Từ đây ta có thể kết luận là phương pháp phân tích nhân tố thích hợp được dùng để thu nhỏ và tóm tắt dữ liệu, sau đó tiến hành phân tích hồi quy tuyến tính.
59