Vị trí địa lý và địa hình

Một phần của tài liệu so sánh mức độ hài lòng của khách tham quan và khách du lịch khi du lịch ở châu đốc – an giang (Trang 38 - 40)

3.1 TỔNG QUAN VỀ CHÂU ĐỐC ANGIANG

3.1.1.1 Vị trí địa lý và địa hình

Nguồn: http://chaudoc.angiang.gov.vn/

28

Châu Đốc là thành phố trực thuộc tỉnh An Giang được thành lập theo Nghị quyết 86/NQ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ, có đường biên giới giữa Việt Nam và Vương quốc Campuchia, cách Thành phố Long Xuyên 54km theo Quốc lộ 91. Đông bắc tiếp giáp huyện An phú; Tây bắc giáp Campuchia; phía Đông giáp huyện Phú Tân; phía Nam giáp huyện Châu Phú; phía Tây giáp huyện Tịnh Biên. Về đơn vị hành chánh, thành phố Châu Đốc bao gồm 5 phường: Châu Phú A, Châu Phú B, Vĩnh Mỹ, Núi Sam,Vĩnh Ngươn và 2 xã: Vĩnh Tế, Vĩnh Châu.

Châu Đốc là một thành phố không lớn nhưng giáp với nhiều khu vực trong tỉnh, chỉ nói đến việc thu hút khách tham quan trong tỉnh thì việc có nhiều đường ranh giới như vậy được đánh giá là một lợi thế không nhỏ. Thành phố Long Xuyên là khu vực tập trung đông dân cư với mức sống cao qua đó có thể thấy nhu cầu du lịch của người dân ở đây tương đối cao hơn so với các vùng khác trong tỉnh. Huyện Phú Tân là cái nôi ra đời của Đạo Phật Giáo Hòa Hảo, tuy là một tôn giáo chính thức nhưng nó kế thừa giáo lý của Phật Giáo, có sự tiếp thu và nâng cao tư tưởng của Bửu Sơn Kỳ Hương do ông Đoàn Minh Huyên (được dân gian tôn là Phật Thầy Tây An, được thờ ở Chùa Tây An tại Châu Đốc). Do đó việc hàng năm khách tham quan quê quán ở Phú Tân chiếm một phần đáng kể khi du lịch tại Châu Đốc. Châu Đốc được xem là cửa ngõ giao thương quan trọng của tỉnh An giang và vùng Đồng bằng sông Cửu Long, bởi vì vị trí địa lý của Châu Đốc khá đặc biệt nằm ở ngã ba của hai con sông lớn là sông Hậu và sông Châu Đốc chảy theo chiều Bắc – Nam ; hơn nữa xuất phát từ những điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý, An Giang có hai cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên và Vĩnh Xương, hai cửa khẩu quốc gia Khánh Bình, Vĩnh Hội Đông, An Giang đã chủ động đầu tư phát triển các khu kinh tế cửa khẩu. Trong những năm qua, hoạt động kinh tế cửa khẩu đã mang lại kết quả tích cực, có vai trò ngày càng quan trọng của tỉnh và cả vùng đồng bằng sông Cửu Long. Từ đó tạo điều kiện giao lưu mua bán, nâng cao mức sống của người dân thì nhu cầu về du lịch cũng được phát triển kéo theo.

Về mặt địa hình thì thành phố Châu Đốc thuộc vùng đồng bằng của tỉnh An giang do phù sa sông Hậu bồi đắp, nhưng ở trung tâm có Núi Sam đột khởi lên giữa đồng bằng tạo nên cảnh quan độc đáo. Các khu di tích nằm tập trung dưới chân núi Sam, xung quanh là những cánh đồng lúa, cụm dân cư, tuyến dân cư. Phía tây có kênh Vĩnh Tế chạy song song với biên giới Campuchia, nối liền với thị xã Hà Tiên. Các công ty du lịch lữ hành đã khai thác yếu tố này để tạo ra nhiều tour du lịch Châu Đốc – Hà Tiên phục vụ cho du khách.

29

Một phần của tài liệu so sánh mức độ hài lòng của khách tham quan và khách du lịch khi du lịch ở châu đốc – an giang (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)