PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu so sánh mức độ hài lòng của khách tham quan và khách du lịch khi du lịch ở châu đốc – an giang (Trang 31)

2.2.1 Phương pháp chọn mẫu

Kích cỡ mẫu: n = p(1-p)(Zα/2/MOE)2 (2.1)

Trong đó: n: cỡ mẫu

p: tỉ lệ xuất hiện của các phần tử trong đơn vị lấy mẫu (0≤ p ≤1)

Độ tin cậy:

*thái độ phục vụ của nhân viên

*nhà cung cấp dịch vụ phục vụ đúng kế hoạch

*cơ quan quản lý

*năng lực của cơ quan quản lý

Chi phí:

*chi phí khách sạn, nhà nghỉ *chi phí ăn uống

*chi phí vận chuyển *chi phí mua sắm

Đáp ứng:

*tính chuyên nghiệp của nhân viên

*hoạt động giải trí

Phương tiện hữu hình:

*cơ sở lưu trú

*cơ sở phục vụ ăn uống *công trình di tích

*phương tiện vận chuyển *phong cách ăn mặc của nhân viên

*cảnh quang đông đúc

An toàn:

*an toàn vệ sinh thực phẩm *an ninh trật tự

Mức độ hài lòng

21

MOE: tỉ lệ sai số

(1)Độ biến động của dữ liệu

V=p(1-p) (2.2)

Trong trường hợp bất lợi nhất thì độ biến động của dữ liệu ở mức tối đa thì:

V = p(1-p) max V’= 1 – 2p = 0 p = 0,5

(2)Chọn độ tin cậy ở mức 95% nên sai lầm tối đa là α = 5%. Từ bảng phân phối chuẩn với độ tin cậy 90% thì Zα/2 = 1,96

(3)Sai số cho phép với cỡ mẫu nhỏ là 10%

Từ (1), (2), (3) ta tính được n 96 quan sát

Do tổng thể lớn và để đề tài nghiên cứu có kết quả đáng thuyết phục hơn, việc so sánh giữa hai đối tượng khách quan hơn nên tác giả đã chọn 200 quan sát (n = 200) trong đó có 100 quan sát là khách tham quan và 100 quan sát còn lại là khách du lịch.

2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu

2.2.1.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Số liệu thứ cấp được thu thập thông qua từ các báo cáo của Sở Văn hoá – Thể thao và Du lịch tỉnh An Giang, Ban quản trị Miếu Bà Chúa Sứ, Ban quản lý dự án đầu tư và xây dựng thành phố Châu Đốc, từ năm 2010 đến năm 2012, sách, báo chuyên ngành có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.

2.2.1.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp 200 du khách nội địa ở Châu Đốc An Giang bằng bảng câu hỏi.

-Phương pháp chọn mẫu: lấy mẫu theo phương thức thuận tiện.

+ 100 quan sát đầu tiên để lấy tỷ lệ của 2 đối tượng khách từ đó cho thấy được quy mô trong tổng số lượt khách đến Châu Đốc du lịch (vì không có số liệu rõ ràng giữa số lượng khách du lịch và khách tham quan).

+ 100 quan sát còn lại được lấy sao cho đủ số lượng 100 khách tham quan và 100 khách du lịch nhưng vẫn đảm bảo theo phương pháp chọn mẫu.

-Thiết kế bảng câu hỏi: gồm 3 phần + Phần 1: Thông tin chung của đáp viên.

+ Phần 2: Phần nội dung nhằm xác định hành vi, nhu cầu, các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của du khách khi du lịch Châu Đốc An Giang.

+ Phần 3: Ý kiến đề xuất của du khách nhằm phát triển du lịch Châu Đốc An Giang.

22

2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu

2.2.3.1 Các phương pháp sử dụng trong nghiên cứu

- Mục tiêu 1: phân tích thực trạng chung về du lịch ở Châu Đốc An Giang. Sử dụng phương pháp so sánh tương đối, tuyệt đối các số liệu thứ cấp thu thập được để thấy được sự tăng giảm về doanh thu, số lượng khách,...từ đó thấy được sự phát triển của ngành du lịch nơi này.

- Mục tiêu 2: phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của khách tham quan và khách du lịch khi du lịch ở Châu Đốc An Giang. Phương pháp được sử dụng là

+ Phương pháp thống kê mô tả: để phân tích phần thông tin chung của du khách từ đó nhận dạng được đặc điểm của du khách đến viếng thăm.

+ Phương pháp bẳng chéo được sử dụng để loại các biến không phù hợp trước, các biến có hệ số tương quan biến-tổng (item-total correlation) nhỏ hơn 0,30 sẽ bị loại và tiêu chuẩn chọn thang đo khi có độ tin cậy Alpha từ 0,60 trở lên.

+ Phương pháp phân tích nhân tố dùng để thu gọn lại dữ liệu, đưa vào nhóm phù hợp.

+ Phương pháp hồi quy tuyến tính để thấy được mức độ tác động của các nhân tố đến mức độ hài lòng của du khách.

- Mục tiêu 3: so sánh sự thỏa mãn của khách tham quan và khách du

lịch khi du lịch ở Châu Đốc An Giang. Dùng phương pháp so sánh, suy luận.

- Mục tiêu 4: đề ra kiến nghị để đáp ứng nhu cầu cũng như thu hút du khách đến viếng thăm Châu Đốc An Giang trong thời gian tới.

2.2.3.2 Cụ thể các phương pháp phân tích a. Phương pháp so sánh a. Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh là phương pháp được sử dụng nhiều trong các nghiên cứu khoa học. Phương pháp này được dùng để so sánh hai chỉ tiêu cùng loại hay khác nhau nhưng có mối liên hệ với nhau để đánh giá sự tăng lên hay giảm xuống của một chỉ tiêu nào đó qua thời gian hay mức độ hoàn thành kế hoạch của doanh nghiệp. Phương pháp này bao gồm:

- Số tuyệt đối: là chỉ tiêu biểu hiện quy mô, khối lượng của hiện tượng hoặc quá trình kinh tế-xã hội trong điều kiện thời gian và không gian cụ thể.

y = y1 y0 (2.3) Trong đó:

23

y1 : là giá trị của kì nghiên cứu y0 : là giá trị kì gốc

- Số tương đối: là chỉ tiêu biểu hiện mối quan hệ so sánh giữa hai tiêu chí thống kê cùng loại nhưng khác nhau về thời gian hoặc không gian hoặc giữa hai chỉ tiêu khác loại nhưng có quan hệ với nhau. Trong hai chỉ tiêu của số tương đối sẽ có một số được chọn làm gốc để so sánh.

(2.4)

b. Phương pháp thống kê mô tả

Thống kê mô tả là một trong hai chức năng chính của thống kê (thống kê mô tả và thống kê ứng dụng). Thống kê mô tả là tập hợp tất cả các phương pháp đo lường, mô tả và trình bày số liệu.

- Giá trị trung bình: Mean, Average: bằng tổng tất cả các giá trị biến quan sát chia cho số quan sát.

   n i i x n x 1 1 (2.5)

- Phương sai: là trung bình giữ bình phương các độ lệch giữa các biến và trung bình của các biến đó.

2 2 1 ( ) 1 n i i X X s n      (2.6)

- Độ lệch chuẩn là căn bậc hai của phương sai

2

s

s  (2.7)

c. Phân tích nhân tố

Phân tích nhân tố là tên của một nhóm các thủ tục được sử dụng với mục đích chủ yếu là thu nhỏ và tóm tắt dữ liệu. Trong nghiên cứu, do số lượng biến khá lớn và hầu hết các biến này có thể có liên hệ với nhau nên ta sử dụng phương pháp này để làm giảm bớt số lượng biến.

Nếu các biến được chuẩn hóa thì mô hình nhân tố được thể hiện bằng phương trình:

Xi=Ai1F1+Ai2F2+…+AimFm+ViUi (2.8)

Trong đó:

Ai: biến thứ I được chuẩn hóa Số tương đối động thái =

số liệu kỳ nghiên cứu

24

Aij: hệ số hồi quy bội được chuẩn hóa của nhân tố i đối với biến j F: các nhân tố chung

Vi: hệ số hồi qui được chuẩn hóa của nhân tố đặc trưng I đối với biến j Ui: nhân tố đặc trưng của biến i

m: số nhân tố chung

Các nhân tố đặc trưng có tương quan với nhau và với các nhân tố chung. Các nhân tố chung là sự kết hợp tuyến tính của các biến quan sát:

Fi= Wi1X1+Wi2X2+…+WikXk (2.9)

Trong đó:

Fi: ước lượng trị số của nhân tố thứ i Wi: trọng số nhân tố

k: số biến.

d. Kiểm định t-test

Được dùng để kiểm định sự khác biệt về trị trung bình của hai nhóm tổng thể. Đây là phương pháp đơn giản nhất trong thống kê toán học, nhằm mục đích kiểm định so sánh giá trị trung bình của một biến riêng biệt theo một nhóm có khác biệt hay không đối với giá trị trung bình của biến đó theo một nhóm khác.

e. Kiểm định Chi – Square

Chi – Square là phương pháp kiểm định mối quan hệ giữa hai biến định tính với nhau trong tổng thể (định danh – định danh và định danh – thứ bậc), tuy nhiên Chi – Square không cho biết độ mạnh của các mối quan hệ giữa hai biến.

Giả thuyết thống kê: H0: hai biến độc lập với nhau H1: hai biến có liên hệ với nhau

2 ij ij 1 ij ( ) e j O E E    (2.10) Trong đó: χ2

: đại lượng Chi – Square dùng để kiểm định

Oij : đại diện cho số trường hợp được quan sát trong một ô cụ thể của bảng chéo (tần số quan sát)

25

Eij : đại diện cho số trường hợp mà bạn mong đợi được gặp trong ô của bản chéo đó nếu không có mối quan hệ giữa hai biến trong bảng (tần số mong đợi)

c : số cột của bảng r : số hàng của bảng

Thực hiện việc tra bảng phân phối χ2 để tìm được giá trị tới hạn χ2 2

(r 1)(c 1),

   với mức α = 5%

Tiêu chuẩn quyết định là so sánh giá trị tới hạn và đại lượng χ2 :

- Bác bỏ H0 nếu: 2 (2r1)(c1),

- Chấp nhận H0 nếu: 2 (2r1)(c1),

f. Phân tích hồi quy đa biến

Mục đích của việc thiết lập phương trình hồi quy là tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến một chỉ tiêu nào đó thông qua phân tích một hay nhiều biến độc lập ảnh hưởng đến biến phụ thuộc (trong đó X là biến cố định hoặc không ngẫu nhiên, còn Y là biến ngẫu nhiên), từ đó xác định các nhân tố ảnh hưởng tốt (để phát huy) và nhân tố ảnh hưởng xấu (để khắc phục). Phương trình hồi quy có dạng:

Y = β0 + β1 X1 + β2 X2+…+βk Xk (2.11) Trong đó:

Y: Mức dộ hài lòng khi đi du lịch

26

2.3 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU TỔNG THỂ CỦA ĐỀ TÀI

Hình 2.6 Mô hình tổng thể của đề tài xác định vấn đề nghiên cứu

phân tích dữ liệu sơ cấp phân tích dữ liệu thứ cấp

mục tiêu nghiên cứu

giải pháp

thu thập số liệu sơ cấp thu thập số liệu thứ cấp

câu hỏi nghiên cứu

phân tích thực trạng du lịch ở Châu Đốc An Giang

pt bảng chéo, T-test, nhân tố hồi quy thống kê mô tả, so sánh phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng so sánh mức độ hài lòng của khách du lịch và khách tham quan

27

CHƯƠNG 3

TÌNH HÌNH DU LỊCH Ở THÀNH PHỐ CHÂU ĐỐC AN GIANG GIAI ĐOẠN 2010 – 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013

3.1 TỔNG QUAN VỀ CHÂU ĐỐC AN GIANG 3.1.1 Điều kiện tự nhiên 3.1.1 Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1 Vị trí địa lý và địa hình

Nguồn: http://chaudoc.angiang.gov.vn/

28

Châu Đốc là thành phố trực thuộc tỉnh An Giang được thành lập theo Nghị quyết 86/NQ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ, có đường biên giới giữa Việt Nam và Vương quốc Campuchia, cách Thành phố Long Xuyên 54km theo Quốc lộ 91. Đông bắc tiếp giáp huyện An phú; Tây bắc giáp Campuchia; phía Đông giáp huyện Phú Tân; phía Nam giáp huyện Châu Phú; phía Tây giáp huyện Tịnh Biên. Về đơn vị hành chánh, thành phố Châu Đốc bao gồm 5 phường: Châu Phú A, Châu Phú B, Vĩnh Mỹ, Núi Sam,Vĩnh Ngươn và 2 xã: Vĩnh Tế, Vĩnh Châu.

Châu Đốc là một thành phố không lớn nhưng giáp với nhiều khu vực trong tỉnh, chỉ nói đến việc thu hút khách tham quan trong tỉnh thì việc có nhiều đường ranh giới như vậy được đánh giá là một lợi thế không nhỏ. Thành phố Long Xuyên là khu vực tập trung đông dân cư với mức sống cao qua đó có thể thấy nhu cầu du lịch của người dân ở đây tương đối cao hơn so với các vùng khác trong tỉnh. Huyện Phú Tân là cái nôi ra đời của Đạo Phật Giáo Hòa Hảo, tuy là một tôn giáo chính thức nhưng nó kế thừa giáo lý của Phật Giáo, có sự tiếp thu và nâng cao tư tưởng của Bửu Sơn Kỳ Hương do ông Đoàn Minh Huyên (được dân gian tôn là Phật Thầy Tây An, được thờ ở Chùa Tây An tại Châu Đốc). Do đó việc hàng năm khách tham quan quê quán ở Phú Tân chiếm một phần đáng kể khi du lịch tại Châu Đốc. Châu Đốc được xem là cửa ngõ giao thương quan trọng của tỉnh An giang và vùng Đồng bằng sông Cửu Long, bởi vì vị trí địa lý của Châu Đốc khá đặc biệt nằm ở ngã ba của hai con sông lớn là sông Hậu và sông Châu Đốc chảy theo chiều Bắc – Nam ; hơn nữa xuất phát từ những điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý, An Giang có hai cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên và Vĩnh Xương, hai cửa khẩu quốc gia Khánh Bình, Vĩnh Hội Đông, An Giang đã chủ động đầu tư phát triển các khu kinh tế cửa khẩu. Trong những năm qua, hoạt động kinh tế cửa khẩu đã mang lại kết quả tích cực, có vai trò ngày càng quan trọng của tỉnh và cả vùng đồng bằng sông Cửu Long. Từ đó tạo điều kiện giao lưu mua bán, nâng cao mức sống của người dân thì nhu cầu về du lịch cũng được phát triển kéo theo.

Về mặt địa hình thì thành phố Châu Đốc thuộc vùng đồng bằng của tỉnh An giang do phù sa sông Hậu bồi đắp, nhưng ở trung tâm có Núi Sam đột khởi lên giữa đồng bằng tạo nên cảnh quan độc đáo. Các khu di tích nằm tập trung dưới chân núi Sam, xung quanh là những cánh đồng lúa, cụm dân cư, tuyến dân cư. Phía tây có kênh Vĩnh Tế chạy song song với biên giới Campuchia, nối liền với thị xã Hà Tiên. Các công ty du lịch lữ hành đã khai thác yếu tố này để tạo ra nhiều tour du lịch Châu Đốc – Hà Tiên phục vụ cho du khách.

29

3.1.1.2 Khí hậu

An Giang nằm trong khoảng vĩ tuyến 10 - 11° Bắc, tức là nằm gần với xích đạo, nên các quá trình diễn biến của nhiệt độ cũng như lượng mưa đều giống với khí hậu xích đạo. Do đó, khí hậu Châu Đốc hàng năm chia làm 2 mùa rõ rệt, nóng ẩm quanh năm, nhiệt độ bình quân hàng năm 25oC - 29oC, nhiệt độ cao nhất từ 36oC - 38oC, nhiệt độ thấp nhất hàng năm thường xuất hiện vào tháng 10, dưới 18oC. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 trùng với gió mùa Tây Nam; mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau trùng với gió mùa Đông Bắc; lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1500mm. Việc phân định 2 mùa rõ rệt làm ảnh hưởng một phần đến tính thời vụ của du lịch Châu Đốc. Nhiệt độ và số giờ nắng trong năm cao là điều kiện tốt để du khách có thể dễ dàng đi lại và tham gia các hoạt động ngoài trời ở Châu Đốc. Khí hậu, thời tiết thành phố Châu Đốc đại diện chung cho khí hậu, thời tiết ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, cho nên so với các địa điểm du lịch khác trong khu vực Châu Đốc không có điểm nổi bật. Hơn nữa với khí hậu ít biến đổi qua các năm thì chính quyền địa phương có thể chủ động lập kế hoạch phát triển thích hợp cho từng thời điểm trong năm.

Ngoài ra, Châu Đốc cũng như các tỉnh thành khác tuy ít chịu ảnh hưởng của gió bão nhưng chịu sự tác động mạnh của chế độ thuỷ văn gây nên hiện tượng ngập lụt, sạt lỡ đất bờ sông…cần có kế hoạch phòng tránh.

3.1.1.3 Tài nguyên du lịch ở Châu Đốc

a./ Chùa Tây An

Nguồn: http://chaudoc.angiang.gov.vn/

30

Lịch sử hình thành và cảnh quan chung: Chùa Tây An còn được gọi là Chùa Tây An Núi Sam hay Tây An cổ tự, là một ngôi chùa Phật giáo tọa lạc tại ngã ba, dưới chân núi núi Sam, được Bộ Văn Hóa xếp hạng là di tích "kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia" theo quyết định số: 92/VH.QĐ ngày 10 tháng 07 năm1980; và đã được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam chính thức công nhận đây là "ngôi chùa có kiến trúc kết hợp phong cách nghệ thuật Ấn Độ và

Một phần của tài liệu so sánh mức độ hài lòng của khách tham quan và khách du lịch khi du lịch ở châu đốc – an giang (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)