Đặc tính xã hội

Một phần của tài liệu so sánh mức độ hài lòng của khách tham quan và khách du lịch khi du lịch ở châu đốc – an giang (Trang 58)

4.1.1.1 Giới tính Bảng 4.1: Giới tính du khách đến du lịch Châu Đốc Giới tính Số lượng % Nam 94 47 Nữ 106 53 Tổng 200 100

Nguồn: tổng hợp từ 200 mẫu quan sát phỏng vấn trực tiếp

Nghiên cứu đã tiến hành phỏng vấn ngẫu nhiên 200 du khách (khách du lịch và khách tham quan) tại khu vực miếu Bà, Lăng Thoại Ngọc Hầu và chùa Tây An. Kết quả cho thấy có 94 nam chiếm tỷ lệ 47 % , còn nữ là 106 người chiếm tỷ lệ 53 %. Do tích lệ chênh lệch giữa nam và nữa không cao nên không thể khẳng định được xu hướng nữ đi du lịch nhiều hơn nam.

Ngày nay, cuộc sống con người có nhiều thay đổi, xã hội ngày càng phát triển tiến bộ văn minh hơn, gỡ bỏ nhiều qui tắc khuôn khổ lỗi thời nên không còn khuynh hướng phụ nữ không được giao thiệp nhiều với thế giới bên ngoài. Cho nên họ có nhiều thời gian nghỉ ngơi thư giản, du lịch là một xu hướng

48

mới được nhiều người lựa chọn. Hơn nữa, xét theo loại hình du lịch tín ngưỡng tâm linh của Châu Đốc thì nữ giới có khả năng chiếm tỷ lệ cao hơn bởi vì có tâm lý tin tưởng cao hơn nam giới.

4.1.1.2 Quê quán

Bảng 4.2: Quê quán du khách đến du lịch Châu Đốc

Quê quán Số quan sát % quan sát

An Giang 78 39

Tỉnh thành khác 122 61

Tổng 200 100

Nguồn: tổng hợp từ 200 mẫu quan sát phỏng vấn trực tiếp

Nhìn từ bảng tổng hợp ta thấy có 78 người trong số 200 người được phỏng vấn ở trong tỉnh đến tham quan, du lịch chiếm tỷ lệ 39 %, còn lại là 122 người được phỏng vấn đến từ thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thành khác nhau trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long như: Bến Tre, Cà Mau, Cần Thơ, Đồng Tháp, Kiên Giang,…Thời điểm đi thu mẫu không phải là thời gian tổ chức lễ hội hay sự kiện, nên khách đến không nhiều. Theo quan sát thì khách trong tỉnh đến Châu Đốc chủ yếu vào thời gian sáng sớm để dâng lễ vật lên cúng Bà, khoảng 6 đến 7 giờ ở Miếu Bà trở nên đông đúc hơn thời điểm khác trong ngày. Châu Đốc là một địa điểm nổi tiếng nên du khách đến từ nhiều tỉnh khác nhau đến đây cũng là điều dễ hiểu. Hiện nay chưa có thống kê du khách đến từ tỉnh thành nào nhiều nhất hay ít nhất, nhưng hầu như du khách đều đến từ khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

4.1.1.3 Nghề nghiệp

Bảng 4.3: Nghề nghiệp du khách đến du lịch Châu Đốc

Nghề nghiệp Tần số %

Học sinh sinh viên 83 41,5

Cán bộ công nhân viên chức 22 11,0

Buôn bán kinh doanh 47 23,5

Kinh kế hộ gia đình 35 17,5

Khác 13 6,5

49

Trong tổng số 200 người được phỏng vấn thì có 83 người chiếm 41,5 % là học sinh sinh viên, bởi vì đối tượng này thường đi du lịch theo đoàn tự tổ chức cá nhân số lượng đông, lại nhiệt tình và am hiểu một cách sâu sát hơn về chất lượng dịch vụ khi du lịch tại Châu Đốc An Giang. Đối tượng thứ hai được phỏng vấn nhiều nhất chính là những người kinh doanh mua bán và làm kinh tế hộ gia đình (làm nông, chăn nuôi nhỏ lẻ thuộc hộ gia đình) chiếm 23,5% và 17,5 %, những người này có trình độ học vấn chủ yếu là phổ thông, nên trong quá trình phỏng vấn cần nhiều thời gian để tương tác, giải thích để họ có câu trả lời chính xác hơn. Cán bộ công nhân viên chức nhà nước chiếm 11% . Còn lại là những nghề cụ thể như kế toán, công nhân, kỹ sư,…chiếm 6,5%

4.1.1.4 Thu nhập và số lần đi du lịch ở Châu Đốc

Bảng 4.4: Thu nhập và số lần đi du lịch của du khách khi du lịch ở Châu Đốc

Thu nhập Số lần đi du lịch đến

Châu Đốc

Trị trung bình 3.000.000 3

Max 30.000.000 16

Min 500.000 1

Nguồn: tổng hợp từ 200 mẫu quan sát phỏng vấn trực tiếp

Đây là bảng thống kê chung cho cả hai loại khách, trong 200 quan sát thì người có số tiền có đươc hàng tháng thấp nhất chính là của học sinh sinh viên 0,5 triệu đồng, thu nhập cao nhất thuộc về một khách du lịch là 30 triệu đồng. Trị trung bình của thu nhập là 3 triệu đồng/ tháng. Số người cho biết thông tin thu nhập trên 10 triệu chỉ có 3 trên tổng số 200 quan sát. Trên thực tế, người Việt Nam rất ngại hỏi về thu nhập, cho nên khi trả lời thường không chính xác. Đặc biệt là những người không có thu nhập ổn định hàng tháng như nông dân, làm thuê,…So sánh giữa hai loại du khách thì khách du lịch có thu nhập trung bình cao hơn khách tham ở khoảng gần 4 triệu đồng trên tháng. Điều này cũng dễ hiểu vì sự khác nhau rõ ràng nhất chính là nhu cầu lưu lại của khác du lịch mà khách tham quan không có, nếu nhu cầu này được đáp ứng thì họ cần có khả năng chi trả cho sự lưu trú này nên thu nhập thường cao hơn.

50 4.1.1.5 Độ tuổi Bảng 4.5: Độ tuổi du khách đến du lịch Châu Đốc Số quan sát % < 22 72 36 >= 22 and <= 35 98 49 >35 30 15

Nguồn: tổng hợp từ 200 mẫu quan sát phỏng vấn trực tiếp

Nhìn bảng thống kê ta thấy, trong 200 quan sát thu thập được thì số người nằm trong độ tuổi 22 đến 35 chiếm tỷ lệ cao nhất 49% đạt 98 người bởi vì lúc này họ đã có khả năng về tài chính có thể chi trả cho nhu cầu trong chuyến đi của mình. Kế tiếp là nhóm người thuộc độ tuổi dưới 22 là 72 người chiếm 36%, nhóm người trong độ tuổi trên 35 chỉ có 30 người chiếm tỷ lệ 15%. Những người đi tham quan du lịch có độ tuổi ngày càng trẻ, đặc biệt ở lứa tuổi là học sinh sinh viên.

4.1.1.6 Mục đích đi du lịch

Bảng 4.6: Mục đích đi du lịch của du khách khi du lịch Châu Đốc

Khách tham quan Khách du lịch

Tần số % Tần số %

Hành hương cúng viếng 59 30,6 58 32,0

Tham quan khám phá 63 32,6 61 33,7

Vui chơi giải trí 60 31,1 46 25,4

Học tập nghiên cứu 6 3,1 10 5,5

Công tác kết hợp du lịch 1 0,5 6 3,3

Chữa bệnh nghỉ dưỡng 4 2,1 0 0

Khác 0 0 0 0

Nguồn: tổng hợp từ 200 mẫu quan sát phỏng vấn trực tiếp

Mục đích du lịch của khách tham quan và khách du lịch tương đối gần giống nhau. Trong tổng số 100 khách du lịch và 100 khách tham quan thì có tới trên 30 % lựa chọn là đến Châu Đốc chủ yếu đển hành hương cúng viếng và tham quan khám phá. Mục đích tiếp theo chính là vui chơi giải trí. Các hình thức du lịch để học tập nghiên cứu, công tác kết hợp du lịch và chữa bệnh nghỉ dưỡng không được nhiều người trả lời. Nguyên nhân là do các loại hình này

51

tuy ở nước ngoài rất phổ biến nhưng ở Việt Nam thì vẫn còn mới mẻ, chỉ xuất hiện ở một số khu du lịch lớn trong nước. Hơn nữa, loại hình du lịch của Châu Đốc chủ yếu là du lịch tâm linh nên khó có thể kết hợp những mục đích này trong chuyến đi của du khách.

4.1.1.7 Hành vi của người đi du lịch

Bảng 4.7: Hành vi của người đi du lịch khi du lịch Châu Đốc

Hành vi của người đi du lịch Tần số %

Thời điểm đi du lịch

Nhân dịp nghỉ lễ tết 84 42

Nhân dịp Vía Bà 41 20,5

Cuối tuần 10 5

Bất cứ lúc nào muốn đi 65 32,5

Phương tiện vận chuyển

Xe máy 96 48

Xe buýt xe khách 64 32

Theo xe của công ty dl 28 14

Khác 12 6

Người đi

cùng

Đi cùng bạn bè đồng nghiệp 89 44,5

Đi cùng người thân gia đình 90 45

Đi một mình 10 5

Đi theo tour của công ty du lịch 11 5

Nguồn cung cấp thông tin

Bạn bè người thân giới thiệu 105 52,5

Xem sách báo TV 24 12

Vì sự nổi tiếng vốn có của Châu Đốc 71 35,5

Nguồn: tổng hợp từ 200 mẫu quan sát phỏng vấn trực tiếp

Hành vi của người đi du lịch được thể hiện qua các tiêu chí như người đi cùng, phương tiện được lựa chọn trong chuyến đi, nguồn thông tin mà họ tiếp cận về nơi đến và thời điểm để đi du lịch.

Đối với du lịch Châu Đốc An Giang, du khách thường dựa vào sự giới thiệu của người thân và bạn bè để đi du lịch khoảng 105 người trong tổng số 200 người được phỏng vấn chiếm 52,5 %. Tiếp theo thì có tới 71 người chọn vì sự nổi tiếng vốn có của Châu Đốc chiếm 35,5 %, bởi vì có nhiều người biết về Châu Đốc từ lâu với Miều Bà, Núi Sam, Lăng Thoại Ngọc Hầu,…nhưng họ

52

không xác định được thông tin mà họ có được là lúc nào và do ai cung cấp cho họ. Chiếm tỷ lệ ít nhất 12 % khoảng 24 người là vì xem sách báo TV để quyết định đến Châu Đốc, cho thấy được việc quảng bá hình ảnh Châu Đốc không được nhiều người biết tới.

Phương tiện vận chuyển được lựa chọn sử dụng trong chuyến đi của 200 quan sát thì xe máy là lựa chọn ưu tiên có khoảng 96 người lựa chọn chiếm 48 %, bởi vì xe máy là phương tiện di chuyển phổ biến, hơn nữa du khách đến đây chủ yếu là những tỉnh lân cận thuộc đồng bằng sông Cửu Long nên họ chọn xe máy để chủ động hơn cho việc đi lại. Xe buýt, xe khách là loại phương tiện chuyên dụng thứ hai được lựa chọn có 64 người chiếm 32 % trong tổng số, phương tiện này tương đối tiết kiệm về chi phí dành cho những người có nhiều đồ đạc và cũng rất phổ biến. Có 28 người lựa chọn đi theo các tour du lịch của công ty cung cấp dịch vụ du lịch lữ hành chiếm 14 %. Còn một số ít còn lại chọn phương án khác như: xe ôto các nhân, tự thuê xe bên ngoài cho cả chuyến đi của mình.

Người đi cùng trong chuyến du lịch Châu Đốc của 200 người được phỏng vấn không có sự chênh lệch nhiều giữa người thân trong gia đình và bạn bè đồng nghiệp khoảng 44,5 % và 45 %. Chỉ có khoảng 10 người chiếm 5 % chọn đi một mình, đây là sở thích đặc biệt của một số người thích tự do, không muốn gò bó trong các mối quan hệ với người khác. Còn lại là 11 người chiếm 5,5 % chọn đi theo tour, có thể là tour tự tổ chức hoặc là tour của công ty du lịch lữ hành, nghĩa là người đi cùng có nhiều người kể cả gia đình người thân bạn bè hoặc là người không quen biết.

Số đông người đi du lịch lựa chọn thời điểm đi du lịch là nhân dịp lễ tết chiếm đa số 84 người, 42 %. Còn 65 người chiếm 32,5 % trong tổng số người không bị gò bó về thời gian, lại không có lịch trình cụ thể nên họ sẽ đi những lúc rảnh rỗi mà họ muốn. Thời điểm nhân dịp lễ Vía Bà có 41 người 20,5 % trong tổng số chọn phương án này. Ít nhất là là đáp án cuối tuần có 10 người chiếm 5 % trong tổng số 200 người được phỏng vấn.

53

4.1.2 Nhu cầu của khách viếng thăm đến Châu Đốc An Giang

Bảng 4.8: Nhu cầu của khách viếng thăm đến Châu Đốc An Giang

Nguồn: tổng hợp từ 200 mẫu quan sát phỏng vấn trực tiếp

Đối với nhu cầu của khách du lịch trong tổng số 11 nhu cầu được đưa ra, có một số nhu cầu được nhiều người lựa chọn là họ mong muốn được cung cấp dịch vụ lưu trú có chất lượng, cơ sở hạ tầng kiến trúc phải đẹp hài hòa, họ có nhu cầu vào quán ăn nhà hàng tại Châu Đốc cũng như có nhu cầu mua sắm quà lưu niệm tại đây mang về, đặc biệt như phân tích về thời điểm đi du lịch số người chọn thời điểm nhân dịp Lễ Vía Bà không cao nhưng khách du lịch lại có nhu cầu cao muốn tham gia lễ hội này. Các nhu cầu kể trên là những nhu cầu khách du lịch mong muốn được thực hiện nhất chiếm tỷ lệ từ 10,4 % đến 11,1%, nghĩa là có khoảng 78 đến 83 khách du lịch lựa chọn trong tổng số 100 người được phỏng vấn. Chiếm tỷ lệ cao nhất chính là nhu cầu về sự quan tâm đến cơ sở hạ tầng, công trình kiến trúc chiếm 11,1 %. Nhu cầu khác có rất ít người lựa chọn chỉ có 12 người trong tổng số chiếm 1,6 %, cho thấy bài nghiên cứu đã nêu ra tương đối đầy đủ các nhu cầu thiết yếu của du khách. Những người lựa chon phương án này cũng đã nêu ra một số nhu cầu khác

Nhu cầu

Khách du lịch Khách tham quan Tần số % Tần số %

Mang theo đồ ăn 43 5,7 51 7,5

Vào quán ăn nhà hàng 79 10,5 56 8,2

Tham quan bằng xe của chính mình 51 6,8 66 9,6

Thuê xe tại khu du lịch 61 8,1 43 6,3

Quan tâm đến chất lượng nơi lưu trú 80 10,7 37 5,4

Cần khu dừng chân nghỉ ngơi 62 8,3 68 9,9

Quan tâm đến hoạt động vui chơi giải trí 64 8,5 70 10,2

Mong muốn tham gia Lễ Hội Vía Bà 78 10,4 74 10,8

Quan tâm đến cơ sở hạ tầng kiến trúc 83 11,1 81 11,8

Muốn được cung cấp thêm thông tin 60 8,0 53 7,7

Mua quà lưu niệm 78 10,4 76 11,1

Nhu cầu khác 12 1,6 9 1,3

54

như: muốn có chỗ ở miễn phí cho khách lỡ đường, chỗ ngủ tập thể miễn phí, nhu cầu thuê xe máy để tự điều khiển, nhu cầu đi dạo chợ đêm, nhu cầu tham gia một số tiết mục lễ hội khác ngoài lễ Vía Bà,…Những nhu cầu này chiếm tỷ lệ không cao nhưng cũng đáng để suy xét, nghiên cứu kỹ lưỡng để làm thỏa mãn hơn nữa nhu cầu của du khách.

Đối với nhu cầu của khách tham quan, họ quan tâm chủ yếu về cơ sở hạ tầng hoàn thiện để thõa mãn nhu cầu nhìn ngắm, bên cạnh đó là các hoạt động vui chơi giải trí, nhu cầu được tham gia Lễ hội Vía Bà hàng năm và mua quà lưu niệm tại Châu Đốc. Các nhu cầu này chiếm tỷ lệ tương đối cao từ 10,2 % tương ứng 70 người đến 11,8 % tương ứng 81 người lựa chọn trong tổng số 100 người khách tham quan được phỏng vấn. Trong đó cao nhất chính là nhu cầu nhìn ngắm các di tích, cơ sở hạ tầng kiến trúc tại nơi đây. Khách tham quan đặc biệt quan tâm đến các hoạt động vui chơi giải trí tại Châu Đốc, dù không ở lại qua đêm nhưng họ vẫn mong muốn chuyến đi của mình có nhiều niềm vui hơn là chỉ đơn giản là hành hương cúng viếng. Cũng tương tự như khách du lịch, phương án được ít người lựa chọn nhất chính là nhu cầu khác, khách tham quan muốn được tổ chức nhiều trò chơi lễ hội, nhiều hoạt động giải trí.

Nhu cầu của khách du lịch và khách tham quan được thể hiện qua bảng trên, nhìn chung thì có một số nhu cầu cả hai đối tượng điều có mong muốn như nhau, nhưng do mục đích của chuyến đi cũng như hành vi du lịch khác nhau nên có một số nhu cầu khác nhau rõ rệt.

- Điểm giống nhau: cả hai đối tượng đều mong muốn được tham gia vào

thời gian Lễ Vía Bà, bởi vì những du khách được phỏng vấn chủ yếu ở độ tuổi còn trẻ, nghề nghiệp chủ yếu là hoc sinh sinh viên, cán bộ công nhân còn trẻ, nghề nghiệp chủ yếu là hoc sinh sinh viên, cán bộ công nhân viên,…họ có thời gian học tập và làm việc cố định nên vào thời điểm diễn ra lễ hội không phải lúc nào họ cũng có thời giant ham gia. Điểm giống nhau chung mà bất kì người nào đi du lịch cũng mong muốn đó chí là thỏa mãn được thị giác cũng bản thân, có nhu cầu ngắm được cảnh đẹp, mới lạ, độc đáo. Cho nên họ rất quan tâm đến các công trình kiến trúc, di tích, cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch. Ngoài ra họ cần thêm thông tin về Châu Đốc, như lịch sử, các

Một phần của tài liệu so sánh mức độ hài lòng của khách tham quan và khách du lịch khi du lịch ở châu đốc – an giang (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)