Cụ thể các phương pháp phân tích

Một phần của tài liệu so sánh mức độ hài lòng của khách tham quan và khách du lịch khi du lịch ở châu đốc – an giang (Trang 33 - 37)

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.3.2 Cụ thể các phương pháp phân tích

a. Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh là phương pháp được sử dụng nhiều trong các nghiên cứu khoa học. Phương pháp này được dùng để so sánh hai chỉ tiêu cùng loại hay khác nhau nhưng có mối liên hệ với nhau để đánh giá sự tăng lên hay giảm xuống của một chỉ tiêu nào đó qua thời gian hay mức độ hoàn thành kế hoạch của doanh nghiệp. Phương pháp này bao gồm:

- Số tuyệt đối: là chỉ tiêu biểu hiện quy mô, khối lượng của hiện tượng hoặc quá trình kinh tế-xã hội trong điều kiện thời gian và không gian cụ thể.

y = y1 y0 (2.3) Trong đó:

23

y1 : là giá trị của kì nghiên cứu y0 : là giá trị kì gốc

- Số tương đối: là chỉ tiêu biểu hiện mối quan hệ so sánh giữa hai tiêu chí thống kê cùng loại nhưng khác nhau về thời gian hoặc không gian hoặc giữa hai chỉ tiêu khác loại nhưng có quan hệ với nhau. Trong hai chỉ tiêu của số tương đối sẽ có một số được chọn làm gốc để so sánh.

(2.4)

b. Phương pháp thống kê mô tả

Thống kê mô tả là một trong hai chức năng chính của thống kê (thống kê mô tả và thống kê ứng dụng). Thống kê mô tả là tập hợp tất cả các phương pháp đo lường, mô tả và trình bày số liệu.

- Giá trị trung bình: Mean, Average: bằng tổng tất cả các giá trị biến quan sát chia cho số quan sát.

   n i i x n x 1 1 (2.5)

- Phương sai: là trung bình giữ bình phương các độ lệch giữa các biến và trung bình của các biến đó.

2 2 1 ( ) 1 n i i X X s n      (2.6)

- Độ lệch chuẩn là căn bậc hai của phương sai

2

s

s  (2.7)

c. Phân tích nhân tố

Phân tích nhân tố là tên của một nhóm các thủ tục được sử dụng với mục đích chủ yếu là thu nhỏ và tóm tắt dữ liệu. Trong nghiên cứu, do số lượng biến khá lớn và hầu hết các biến này có thể có liên hệ với nhau nên ta sử dụng phương pháp này để làm giảm bớt số lượng biến.

Nếu các biến được chuẩn hóa thì mô hình nhân tố được thể hiện bằng phương trình:

Xi=Ai1F1+Ai2F2+…+AimFm+ViUi (2.8)

Trong đó:

Ai: biến thứ I được chuẩn hóa Số tương đối động thái =

số liệu kỳ nghiên cứu

24

Aij: hệ số hồi quy bội được chuẩn hóa của nhân tố i đối với biến j F: các nhân tố chung

Vi: hệ số hồi qui được chuẩn hóa của nhân tố đặc trưng I đối với biến j Ui: nhân tố đặc trưng của biến i

m: số nhân tố chung

Các nhân tố đặc trưng có tương quan với nhau và với các nhân tố chung. Các nhân tố chung là sự kết hợp tuyến tính của các biến quan sát:

Fi= Wi1X1+Wi2X2+…+WikXk (2.9)

Trong đó:

Fi: ước lượng trị số của nhân tố thứ i Wi: trọng số nhân tố

k: số biến.

d. Kiểm định t-test

Được dùng để kiểm định sự khác biệt về trị trung bình của hai nhóm tổng thể. Đây là phương pháp đơn giản nhất trong thống kê toán học, nhằm mục đích kiểm định so sánh giá trị trung bình của một biến riêng biệt theo một nhóm có khác biệt hay không đối với giá trị trung bình của biến đó theo một nhóm khác.

e. Kiểm định Chi – Square

Chi – Square là phương pháp kiểm định mối quan hệ giữa hai biến định tính với nhau trong tổng thể (định danh – định danh và định danh – thứ bậc), tuy nhiên Chi – Square không cho biết độ mạnh của các mối quan hệ giữa hai biến.

Giả thuyết thống kê: H0: hai biến độc lập với nhau H1: hai biến có liên hệ với nhau

2 ij ij 1 ij ( ) e j O E E    (2.10) Trong đó: χ2

: đại lượng Chi – Square dùng để kiểm định

Oij : đại diện cho số trường hợp được quan sát trong một ô cụ thể của bảng chéo (tần số quan sát)

25

Eij : đại diện cho số trường hợp mà bạn mong đợi được gặp trong ô của bản chéo đó nếu không có mối quan hệ giữa hai biến trong bảng (tần số mong đợi)

c : số cột của bảng r : số hàng của bảng

Thực hiện việc tra bảng phân phối χ2 để tìm được giá trị tới hạn χ2 2

(r 1)(c 1),

   với mức α = 5%

Tiêu chuẩn quyết định là so sánh giá trị tới hạn và đại lượng χ2 :

- Bác bỏ H0 nếu: 2 (2r1)(c1),

- Chấp nhận H0 nếu: 2 (2r1)(c1),

f. Phân tích hồi quy đa biến

Mục đích của việc thiết lập phương trình hồi quy là tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến một chỉ tiêu nào đó thông qua phân tích một hay nhiều biến độc lập ảnh hưởng đến biến phụ thuộc (trong đó X là biến cố định hoặc không ngẫu nhiên, còn Y là biến ngẫu nhiên), từ đó xác định các nhân tố ảnh hưởng tốt (để phát huy) và nhân tố ảnh hưởng xấu (để khắc phục). Phương trình hồi quy có dạng:

Y = β0 + β1 X1 + β2 X2+…+βk Xk (2.11) Trong đó:

Y: Mức dộ hài lòng khi đi du lịch

26

Một phần của tài liệu so sánh mức độ hài lòng của khách tham quan và khách du lịch khi du lịch ở châu đốc – an giang (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)