Tài nguyên du lịc hở Châu Đốc

Một phần của tài liệu so sánh mức độ hài lòng của khách tham quan và khách du lịch khi du lịch ở châu đốc – an giang (Trang 40 - 47)

3.1 TỔNG QUAN VỀ CHÂU ĐỐC ANGIANG

3.1.1.3 Tài nguyên du lịc hở Châu Đốc

a./ Chùa Tây An

Nguồn: http://chaudoc.angiang.gov.vn/

30

Lịch sử hình thành và cảnh quan chung: Chùa Tây An còn được gọi là Chùa Tây An Núi Sam hay Tây An cổ tự, là một ngôi chùa Phật giáo tọa lạc tại ngã ba, dưới chân núi núi Sam, được Bộ Văn Hóa xếp hạng là di tích "kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia" theo quyết định số: 92/VH.QĐ ngày 10 tháng 07 năm1980; và đã được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam chính thức công nhận đây là "ngôi chùa có kiến trúc kết hợp phong cách nghệ thuật Ấn Độ và kiến trúc cổ dân tộc đầu tiên tại Việt Nam".

Năm 1847, Tổng đốc An-Hà (An Giang và Hà Tiên) là Doãn Uẩn (1795- 1850), nên đã cho xây dựng một ngôi chùa bằng tường gạch, nền cuốn đá xanh, mái lợp ngói; và đặt tên là Tây An tự với hàm ý trấn yên bời cõi phía Tây. Ngôi chùa gồm có ba ngôi lầu móc tròn hình củ hành theo kiểu kiến trúc Ấn Hồi, sự kết hài hòa giữa hai lối kiến trúc Đông Tây, màu sắc nổi bật, đẹp mắt. Ngôi giữa là chánh điện thờ Phật, hai bên là lầu chuông và lầu trống. Tượng người mẹ bồng con miêu tả tích xưa Quan Âm Thị Kính được đặt ở công viên nhỏ trên bậc thềm. Trước sân chùa có hai con voi bằng xi-măng lớn như voi thật, con trắng sáu ngà, con đen hai ngà. Đông lang ở phía phải là chùa Địa Tạng thờ Địa Tạng Vương Bồ Tát theo kinh Địa Tạng. Tây lang là nhà khói rộng rãi trên nền đất cao, phía trước đặt hai tượng Quan Âm. Ở chánh điện thờ Phật theo dòng Thiền lâm tế, ngoài tượng Phật Thích Ca rất lớn ở giữa, còn các tượng: Di Đà, Quan Âm, Tam Thế Phật, Đại Thế Chí… và các vị Bồ Tát. Hai bên và phía trước là các vị La Hán, Bát Bộ Kim Cang, Tam Hoàng Ngũ Đế. Riêng Pháp Tạng Thiền Sư, tên thật là Đoàn Minh Huyên, sinh năm Đinh Mão (1807) người khai sáng giáo phái Bửu Sơn Kỳ Hương, được dân trong vùng tôn xưng là Phật thầy Tây An. Ông là thầy thuốc chữa được nhiều bệnh được nhiều người tôn sùng, truyền giảng giáo lý Tứ ân. Ngoài ra, ông còn là một chí sĩ yêu nước, có tinh thần cách mạng, bất mãn triều đình phong kiến, thường ra tay cứu độ dân lành nên bị quân lính nghi là gian đạo sĩ. ng bị giảm lỏng tại Chùa Tây An cho đến khi viên tịch. Sau khi mất, theo lời dặn của ông, chôn xác không được đắp nấm. Nhưng để gìn giữ ngôi mộ và giúp đời người sau dễ dàng chiêm bái, các đệ tử đã xây vòng rào và lập một miếu thờ khang trang. Ngôi mộ nằm sau chùa, chếch lên triền núi, dưới tán cây râm mát. Mặc dù mất sớm, nhưng đức Phật thầy Tây An đã làm được rất nhiều việc như chu du vùng Bảy Núi, thành lập nhiều trại ruộng để khẩn hoang sản xuất và trở thành căn cứ chống Pháp xâm lược.

Giá trị du lịch: Chùa Tây An có bền dày lịch sử lâu đời, mang đầy giá trị nhân văn, đặc biệt Phật thầy Tây An người sáng lập đạo Bửu Sơn Kỳ Hương có rất nhiều tín đồ. Hàng năm, các tín đồ đều hành hương về nơi này để thành kính tưởng niệm cũng như cầu phúc, từ đây đã tạo ra một lượng du khách gần

31

như cố định qua các năm. Ngoài ra vị trí của chùa cũng khá thuận lợi, khi du khách có thể bắt gặp khi vừa vào đến khu du lịch núi Sam, dễ dàng thu hút sự chú ý của du khách khi lần đầu tiên đến Châu Đốc tham quan.

b./Lăng Thoại Ngọc Hầu

Nguồn: http://chaudoc.angiang.gov.vn/

Hình 3.3: Lăng Thoại Ngọc Hầu Châu Đốc An Giang

Lịch sử hình thành và cảnh quan chung: Thoại Ngọc Hầu (1761-1829) tên thật là Nguyễn Văn Thoại hay Nguyễn Văn Thụy là danh tướng triều Nguyễn, có công khai phá đất hoang, đào kênh, lập ấp ở vùng đất phía Nam Việt Nam. ng cho đào hai con kênh là kênh Thoại Hà ( lấy theo tên ông) có bề ngang 20 tầm - chừng 51m, dài 31.744m và kênh Vĩnh Tế (theo tên của chánh thất Châu Thị Tế) dài hơn 90km, có ý nghĩa vô cùng to lớn trong lịch sử.

Sau khi mất được xây dựng lăng mộ để nhân dân thờ cúng. Lăng Thoại Ngọc Hầu thuộc xã Vĩnh Tế, thị xã Châu Ðốc, lăng Thoại Ngọc Hầu là một trong số nhiều di tích ở chân núi Sam. Muốn lên lăng, phải qua chín bậc đá ong dài trên trăm mét, xây hình thang rồi mới đến sân. Qua khỏi cổng là ba phần mộ nằm giữa vuông lăng. Mộ Thoại Ngọc Hầu nằm giữa, hai bên là mộ bà chính thất Châu Thị Tế và mộ bà thứ thất Trương Thị Miệt, khu vực hai bên xung quanh có nghĩa trủng, nơi cải táng hài cốt của những người đã chết trong lúc đào kênh Vĩnh Tế. Ở đây có trên 50 ngôi mộ xây bằng hồ ô dước, có mộ xây hình voi phục, có mộ xây hình bầu dài hoặc vuông vắn, v.v...Tất cả

32

đều được xây bằng hồ ô dước vì thời đó chưa có xi-măng. Trong đền bày trí đẹp, có tượng bán thân Thoại Ngọc Hầu với đủ đồ lễ bộ, tạo không gian ấm cúng và trang nghiêm... Năm 2013 vừa rồi chính quyền địa phương đã cho trùng tu lại toàn bộ Lăng Thoại Ngọc Hầu

Lăng Thoại Ngọc Hầu thuộc khu danh thắng núi Sam đã được Bộ Văn hóa-Thông tin Việt Nam công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia vào ngày 1 tháng 12 năm 1997.

Giá trị du lịch: Lăng Thoại Ngọc Hầu thu hút khá nhiều nghiên cứu về giá trị lịch sử từ khi được thành lập. Lăng thể hiện truyền thống lòng thành kính nhớ ơn người có công chắn giữ bờ cỏi, nơi đây còn để lại nhiều di tích thu hút được sự hiểu kỳ của những du khách yêu thích lịch sử và những giá trị truyền thống như các ngôi mộ, bia đá tiếng Hán,...Hơn nữa, lối kiến trúc nơi đây vô cùng độc đáo hấp dẫn nhiều du khách tham viếng.

c./ Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam

Nguồn: http://chaudoc.angiang.gov.vn/

Hình 3.4: Miếu Bà Chúa Sứ Núi Sam

Lịch sử hình thành và cảnh quan chung: Núi Sam là một trong những ngọn núi nằm trong vùng bảy núi với chiều cao 284m có tên khác Vĩnh Tế Sơn hay Ngọc Lãnh Sơn. Miếu Bà Chúa Xứ là một công trình kiến trúc đẹp và tôn nghiêm, tọa lạc dưới chân núi Sam, thuộc phường Núi Sam, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang. Các nhà nghiên cứu đều cho rằng miếu thành hình sau năm 1824. Ban đầu ngôi miếu được xây dựng đơn sơ bằng tre lá, nằm trên vùng đất trũng, lưng quay về vách núi. Năm 1870, miếu được xây lại bằng đá miểng và lợp ngói. Đến năm 1972, miếu được xây dựng mới, đồ sộ và lộng lẫy

33

theo lối kiến trúc cổ kính phương Đông, nhưng xây dựng dở dang. Mãi đến năm 1995, Ban Quản trị lăng miếu núi Sam mới tiếp tục xây dựng phần còn lại. Tương truyền, dưới triều Minh Mạng biên giới Tây Nam thường có giặc ngoại xâm thường sang quấy nhiễu Châu Thị Tế thường đến khấn vái, mong Bà phù hộ Thoại Ngọc Hầu đánh thắng giặc, bảo vệ cuộc sống yên lành cho dân. Về sau, để tạ ơn bà Châu Thị Tế đã cho xây cất lại ngôi miếu to và khang trang hơn. Lễ khánh thành được tổ chức trong 3 ngày 24, 25, 26 tháng 4 âm lịch. Từ đó về sau thành lệ, lấy những ngày trên làm lễ Vía Bà.

Ngôi miếu có bố cục kiểu chữ Quốc, hình khối tháp dạng hoa sen nở, mái tam cấp ba tầng lầu, lợp ngói đại ống màu xanh, góc mái vút cao như mũi thuyền đang lướt sóng. Phía trên cao, các tượng thần khỏe mạnh, đẹp đẽ giăng tay đỡ những đầu kèo. Đặc biệt, bức tường phía sau tượng Bà, bốn cây cột cổ lầu trước chánh điện gần như được giữ nguyên như cũ. Chánh điện gồm hai lớp. Lớp trong cùng là nơi thờ tượng Bà bằng đá đặt trên bệ cao, sát hai bên là hai con hạc trắng biểu tượng cốt cách tiên thánh của Bà. Bên phải tượng Bà là bàn thờ Cậu. Bên trái tượng Bà là bàn thờ Cô. Lớp thứ hai là bàn thờ Hội đồng, sát liền hai tượng chim phượng. Hai bên trái, phải của bàn thờ Hội đồng là bàn thờ Tiền hiền khai khẩn (ở bên trái) và bàn thờ Hậu hiền khai cơ (ở bên phải).

Các nhà nghiên cứu phỏng đoán tượng Bà được tạc vào thế kỷ VI, theo mô típ tượng thần Vinus thường thấy ở các nước Lào, Campuchia, Ấn Độ. Thực chất, tượng Bà vốn là một pho tượng đá, thể hiện dáng hình một người đàn ông trong tư thế ngồi, chân trái của tượng xếp bằng tròn, mũi bàn chân giáp với chân phải; chân phải để gập, co gối, chống thẳng bàn chân xuống mặt bệ đá. Nhà văn Sơn Nam từng viết: "Tượng của Bà là pho tượng Phật đàn ông của người Khmer, bị bỏ quên lâu đời trên đỉnh núi Sam. Người Việt đưa tượng vào miếu, điểm tô lại với nước sơn, trở thành đàn bà mặc áo lụa, đeo dây chuyền. Và từ đó "Bà Chúa Xứ" là vị thần có quyền thế lớn ở khu vực ấy, xứ ấy...".

Hàng năm, lễ hội “Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam” diễn ra từ ngày 23 đến 27- 04 âm lịch. Hàng vạn người đổ về dự lễ và tham gia các trò vui như: hát bội, múa võ, ca nhạc ngũ âm, múa lân, đánh cờ... Phần lễ có những nghi lễ chính như sau:

- Lễ “Tắm Bà” (tương tự như lễ mộc dục ở miền Bắc).

- Lễ Thỉnh sắc: cử hành vào khoảng 16h chiều ngày 25, một đoàn người gồm các bô lão trong làng quần áo chỉnh tề, tiến từ miếu Bà sang lăng Thoại Ngọc Hầu để thỉnh sắc (thật ra, đây là lễ rước bài vị, vì sắc đã không còn).

34

- Lễ Túc yết: được tổ chức lúc 0 giờ đêm 25 rạng 26-04 âm lịch, gồm có hai phần: nghi thức cúng tế và phần xây chầu.

- Lễ Chánh tế: được tổ chức vào tờ mờ sáng ngày 27, gần giống như nghi thức cúng Túc yết.

- Lễ Hồi sắc: cử hành vào khoảng 15h ngày 27-04, đoàn hành lễ sẽ rước bài vị Thoại Ngọc Hầu và nhị vị phu nhân từ miếu trở về Sơn Lăng. Kết thúc lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam.

Giá trị du lịch: Đây là di tích nổi tiếng và thu hút nhiều du khách nhất của Châu Đốc. Năm 2001, lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam được chính thức công nhận là lễ hội quốc gia. Năm 2008, lễ hội được tổ chức với tên gọi Tuần lễ quốc gia Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam. Lễ hội chính thức khai mạc vào tối ngày 25-05 tại Trung tâm thương mại núi Sam. Dịp này, Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam đã tiến hành nghi thức trao giấy xác nhận và cúp lưu niệm kỷ lục Việt Nam đối với “Ngôi miếu lớn nhất Việt Nam” và “Tượng bà bằng đá sa thạch xưa và lớn nhất Việt Nam” cho đại diện Ban quản trị lăng miếu núi Sam.

Miếu Bà chúa Xứ là một trong những danh thắng của núi Sam được nhà nước xếp hạng.Nơi đây là địa điểm du lịch chính của Châu Đốc, ai đến với Châu Đốc cũng phải một lần đến đây hành hương cúng viếng. Bởi vì, hầu hết du khách đến đây đều tin tưởng vào sự linh thiên, chẳng những đến đây thành tâm cầu nguyện mà hàng năm còn trở lại để trả lễ cho Bà, do đó lượng khách đến đây hầu như ổn định qua các năm. Và ngay nay miếu Bà Chúa Xứ vẫn thật sự là điểm đến của du khách bốn phương, là nơi mà con người cầu mong về những điều thiêng liêng, tốt đẹp nhất.

d./ Kênh Vĩnh Tế

Nguồn: http://chaudoc.angiang.gov.vn/

35

Lịch sử hình thành và cảnh quan chung: Kinh Vĩnh Tế là một con kênh đào nổi tiếng, đây là một con kênh đào lớn nhất trong lịch sử thời phong kiến Việt Nam, nằm tại địa phận hai tỉnh An Giang và Kiên Giang, thuộc đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam. Thời Minh Mạng tiếp tục, sau 5 năm mới hoàn thành (1819 - 24). Kênh Vĩnh Tế nối liền Châu Đốc với cửa biển Hà Tiên, chiều dài 205 dặm rưỡi, tương đương với 87km. Vua Minh Mạng lấy tên vợ của Nguyễn Văn Thoại là Châu Vĩnh Tế đặt tên kênh là Vĩnh Tế. Công trình đàoKênh Vĩnh Tế đã huy động hàng vạn nhân dân và binh lính một số vùng thuộc đồng bằng sông Cửu Long cùng với nhân dân và binh lính Campuchia ở vùng biên giới với Việt Nam. Kênh Vĩnh Tế có giá trị lớn về các mặt trị thuỷ, giao thông, thương mại, biên phòng, thể hiện sức lao động sáng tạo xây dựng đất nước của nhân dân ta và chính sách coi trọng thuỷ lợi để phát triển nông nghiệp của triều Nguyễn.

Giá trị du lịch: Dọc theo bờ kênh là các hộ dân cư sinh sống sung túc, cảnh quan nơi này thanh bình thoáng mát, có thể khai thác đưa vào du lịch. Cách nơi đây không xa, thành Châu Đốc và khu du lịch Núi Sam ngày càng phát triển rầm rộ. Mỗi năm khách du lịch ghé đến Châu Đốc viếng Bà Chúa xứ nhiều nhất trong số các tỉnh của Đồng bằng sông Cửu Long nhưng dòng kênh lịch sử của biên giới Tây Nam thì không mấy ai biết tới. Kênh đào có bề dày lịch sử lâu đời, giá trị nhân văn cao, cảnh quan thiên nhiên ưu đãi và vị trí địa lý thuận lợi có thể đưa vào khai thác du lịch trong tương lại.

Ngoài những địa điểm nổi bật trên, thành phố Châu Đốc còn có một số điểm thu hút khách viếng thăm như:

-Đồi Bạch Vân: Bạch Vân là một ngọn đồi thuộc núi Sam, thị xã Châu

Đốc, tỉnh An Giang. Đồi cao gần 100m, có hình dáng như cái đầu của con Sam hướng về phía bắc. Trước kia đồi có tên là núi Nhỏ nhưng vào khoảng năm 1942, có một cư sĩ lên đồi cất am tu thân, đặt tên là Bạch Vân Am nên từ đó đồi có tên là Bạch Vân. Đồi Bạch Vân có nhiều tảng đá lớn, cheo leo, chồng lên nhau tạo thành mái che, hang động thiên nhiên đẹp mắt, thú vị, còn có nhiều chùa chiền, am cốc.

-Vườn Tao Ngộ: tọa lạc trên triền dốc núi Sam nhìn xuống là những cánh đồng xanh bạt ngàn, từ lâu đã trở thành điểm du ngoạn ngắm cảnh được nhiều người biết đến. Năm 1987, tận dụng ưu thế này, Ủy ban nhân dân thị xã Châu Đốc đã cải tạo, xây dựng thành khu du lịch, đồng thời tu sửa, tráng nhựa đường Tháp để người và xe dễ dàng lui tới. Tượng khủng long cao gần 8 mét được xây dựng vào năm 1993 để tăng thêm vẻ đẹp và sự hoành tráng của khu vực này. Cuối năm 1993, Công ty du lịch Hàng Châu đã đầu tư nâng cấp, xây dựng mới một số công tình như nhà hàng, nhà trọ, tạo cảnh hoa viên, hồ

36

nước… cùng với hàng chục tượng thú để thu hút khách du lịch. Hiện nay, khu vực này đang được các nhà đầu tư nước ngoài xây dựng thành làng du lịch Victoria với tiện nghi cao cấp, kiến trúc theo phong cách Pháp.

-Chùa Hang: Chùa Hang là tên gọi dân gian của Phước Điền Tự, một trong bốn di tích văn hóa lịch sử của Núi Sam, được bộ Văn hóa xếp hạng. Cảnh quan thanh tịnh, ở trên độ cao vừa phải, có hang sâu với truyền thuyết Thanh xà Bạch xà hấp dẫn. Nghe tiếng kinh kệ, hai con rắn bò lên và sau đó được bà Thợ thuần phục. Chúng không hại người mà đêm đêm còn đến khoanh sau lưng bà nghe kinh, ăn đồ chay cúng Phật và trông chừng thú dữ, kẻ gian, bảo vệ yên tĩnh chốn tu hành. Hiện nay, để tránh nguy hiễm, hang được lấp kín chỉ còn lối đi vào cửa sâu khoảng 10m, trông rất âm u, huyền bí. Trước chùa có hai ngôi bảo tháp màu sắc sặc sỡ, hài hòa, chạm khắc công phu, đứng uy nghi trên triền núi. Phía dưới là bảo tháp của hòa thượng Thích Huệ Thiện, vị sư trụ trì đời thứ hai. Phía trên là bảo tháp của bà Thợ, người sáng

Một phần của tài liệu so sánh mức độ hài lòng của khách tham quan và khách du lịch khi du lịch ở châu đốc – an giang (Trang 40 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)