CHƢƠNG 2 THIẾT KẾ VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.2.3 Giải pháp đối với các cơ sở đào tạo
Hiện nay, ngành Du lịch hiện đƣợc đánh giá là ngành có nhu cầu nhân sự cao gấp 2-3 lần so với các ngành trọng điểm khác nhƣ giáo dục, y tế, tài chính. Nhu cầu nhân lực của ngành Du lịch ngày càng gia tăng. Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu phát triển du lịch (ITDR) dự báo năm 2020 tăng 40% so với năm 2015. Trong đó, nhu cầu nhân lực có trình độ đại học đƣợc dự báo chiếm 0,7%; trình độ đại học, cao đẳng chiếm 15%; Trình độ trung cấp chiếm 13%; trình độ sơ cấp chiếm 22,3% và trình độ dƣới sơ cấp chiếm 49%.
Mục tiêu phát triển của du lịch tỉnh Quảng Bình đến năm 2020 là trở thành một điểm đến hấp dẫn trong nƣớc. Để đạt đƣợc mục tiêu đó thì chất lƣợng nhân lực phục vụ trong ngành Du lịch tỉnh nhà cần phải đƣợc nâng cao hơn nữa. Thực tế cho thấy nguồn nhân lực du lịch hiện nay chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển cả về mặt cơ cấu, chất lƣợng và số lƣợng. Do đó, công tác đào tạo nhằm nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực ngành Du lịch là vấn đề mang tính cấp thiết đối với sự phát triển du lịch của địa phƣơng.
Hiện nay sự phối hợp ba bên giữa nhà tuyển dụng, cơ sở đào tạo và ngƣời lao động vẫn chƣa thực sự có hiệu quả, các hội nghị đối thoại giữa các bên liên quan diễn ra không thƣờng xuyên, các cơ sở đào tạo vẫn đào tạo theo cái mà mình có chứ không phải cái thị trƣờng cần. Cụ thể, tại Quảng Bình có trƣờng ĐH Quảng Bình và trƣờng TC Nghề số 9 là hai cơ sở có đào tạo về nhân lực du lịch. Trƣờng Đại học Quảng Bình có Khoa Kinh tế - Du lịch. Tuy nhiên, vì thiếu đội ngũ giảng viên cơ hữu nên hiện khoa chỉ mới đào tạo hai chuyên ngành kinh tế là Kế toán và Quản trị kinh doanh, các ngành có liên quan đến du lịch đƣợc đào tạo ở khoa Khoa học Xã hội với các chuyên ngành nhƣ Địa lý du lịch; những chuyên ngành này lại không thực sự chuyên sâu vào du lịch, vì vậy, sự hiểu biết và khả năng đáp ứng yêu cầu công việc sau khi tốt nghiệp còn hạn chế. Trong năm 2016, trƣờng đại học Quảng Bình đã phối hợp với Sở Du lịch tiến hành đào tạo cấp chứng chỉ nghiệp vụ hƣớng dẫn với hơn 30 học viên, nhƣng hiện việc đào tạo hiện đang bị gián đoạn, trong khi nhu cầu đƣợc đào tạo của ngƣời lao động không hề ít. Trong năm 2019, trƣờng Đại
học Quảng Bình có kế hoạch mở mã ngành đào tạo về Quản trị du lịch và lữ hành, tuy nhiên công tác xây dựng chƣơng trình đào tạo vẫn đang gặp nhiều khó khăn. Tại trƣờng Trung cấp nghề số 9, đã có chƣơng trình đào tạo các lớp sơ cấp về chế biến món ăn, nghiệp vụ buồng phòng, nghiệp vụ bar, tuy nhiên chất lƣợng đào tạo chƣa đáp ứng đƣợc nhƣ cầu thực tế.
Nhƣ vậy, có thể thấy với tầm vóc là các cơ sở đào tạo có uy tín ở địa phƣơng, trƣờng ĐH Quảng Bình và trƣờng TC Nghề số 9 vẫn chƣa theo kịp xu thế đào tạo để tạo ra nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng. Trong tƣơng lai, các trƣờng có thể mở thêm các mã ngành liên quan đến du lịch, và tiếp tục mở các lớp đào tạo nghiệp vụ ngắn hạn và để nâng cao chất lƣợng của các khóa đào tạo, cần lƣu ý những điểm sau:
- Tăng cƣờng sự liên kết ba bên giữa doanh nghiệp – đội ngũ lao động – cơ sở đào tạo. Thƣờng xuyên gặp gỡ, trao đổi để có thể đào tạo đúng và đủ số lƣợng lao động cần thiết cho thị trƣờng.
- Thƣờng xuyên cập nhật nội dung đào tạo để phù hợp với thực tế, đào tạo gắn với thực tiễn công việc, giảm bớt thời lƣợng đào tạo về lý thuyết, nâng cao thời lƣợng đào tạo thực tế, liên kết với các khách sạn, doanh nghiệp lớn trên địa bàn để có môi trƣờng thực tập chuyên nghiệp, đầy đủ cho học viên trong quá trình đào tạo. Cần có cơ chế huy động sự tham gia tích cực, thiết thực và hiệu quả của doanh nghiệp vào đào tạo nhân lực ngành Du lịch. Thu hút doanh nghiệp tham gia vào xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề và chƣơng trình, giáo trình đào tạo du lịch; tạo cơ sở kiến tập, thực tập cho học sinh và sinh viên. Đẩy mạnh đào tạo tại chỗ theo nhu cầu của doanh nghiệp, đào tạo liên thông từ thấp đến cao, từ lao động giản đơn đến giám sát, quản lý các cấp.
- Nâng cao trình độ của đội ngũ giảng viên, đặc biệt là về tin học, ngoại ngữ và phƣơng pháp giảng dạy để giảng viên, giáo viên và đào tạo viên du lịch đủ khả năng giảng dạy, tự nghiên cứu, trao đổi chuyên môn trực tiếp với chuyên gia nƣớc ngoài, tham gia hội nghị, hội thảo, diễn đàn quốc tế và học tập, tu nghiệp ở nƣớc ngoài. Có thể mời các giảng viên có kinh nghiệm tại các trƣờng chuyên đào tạo về
du lịch đến thỉnh giảng. Đối với các học phần có nhiều kiến thức thực tế, có thể mời những nhà quản lý, hoặc nhân viên tiêu biểu của các vị trí làm việc đến tham gia hƣớng dẫn trong các lớp tập huấn, đặc biệt là các bộ phận cần nhiều thời gian thực hành nhƣ bộ phận bếp, bộ phận buồng, bộ phận bar.
- Xây dựng nội dung đào tạo về ngoại ngữ phù hợp với yêu cầu công việc, thực tế đội ngũ làm việc tại các doanh nghiệp du lịch thƣờng đã bị mất gốc về tiếng Anh ở các cấp học thấp hơn, do đó, để đáp ứng đƣợc yêu cầu công việc, cần có những lớp đào tạo về ngoại ngữ nhƣng nội dung truyền tải phải dễ hiểu, thiên về tiếng anh giao tiếp, dễ vận dụng vào thực tế công việc, tránh tình trạng học mà không đƣợc áp dụng vào thực tế nên quên.
- Tăng cƣờng mạng lƣới cơ sở đào tạo và đầu tƣ hoàn thiện và đồng bộ cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị. Nhu cầu nguồn nhân lực cho ngành Du lịch tại tỉnh Quảng Bình là rất lớn theo nhƣ phân tích ở trên. Tuy nhiên, số lƣợng các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực của ngành còn ít, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu đào tạo và chủ yếu tập trung ở thành phố Đồng Hới. Trong khi đó, các địa điểm du lịch, các trung tâm du lịch lại tập trung ở hầu hết tại Huyện bố Trạch gây khó khăn cho ngƣời lao động khi có nhu cầu học tập và nâng cao trình độ. Do đó, cần phát triển mạnh và liên kết trong đào tạo nguồn nhân lực du lịch giữa các cơ sở đào tạo với nhau, giữa các cơ sở đào tạo trong tỉnh và trong nƣớc.
- Tăng cƣờng liên kết, hợp tác quốc tế về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch. Tạo điều kiện cho cơ sở đào tạo hợp tác song phƣơng và đa phƣơng với các cơ sở đào tạo nƣớc ngoài, nhất là với các cơ sở đào tạo du lịch trong khối ASEAN và khu vực châu Á - Thái Bình Dƣơng,... Gắn kết đào tạo với sử dụng trên cơ sở vừa đáp ứng yêu cầu ngành vừa thực hiện liên kết vùng và xuất khẩu lao động; tiếp tục thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài và công nghệ tiên tiến phục vụ phát triển nguồn nhân lực du lịch.