Phương hướng, mục tiêu, tầm nhìn về phát triển của BIDV Chi nhánh Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nhân lực tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam thái nguyên (Trang 81 - 82)

2.3.1 .Các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh của Chi nhánh

4.1. Phương hướng, mục tiêu, tầm nhìn về phát triển của BIDV Chi nhánh Nam

Thái Nguyên đến năm 2020

4.1.1 Định hướng chiến lược chung

Quán triệt và thực hiện đúng định hướng chiến lược đã được BIDV Thái Nguyên phê duyệt cho BIDV Chi nhánh Nam Thái Nguyên

Thực hiện tăng trưởng quy mô bền vững, đảm bảo mục tiêu hiệu quả, gia tăng thị phần trên địa bàn về các loại sản phẩm, dịch vụ thông qua tăng cường bán chéo sản phẩm, kiểm soát và quản lý tốt rủi ro tín dụng và rủi ro hoạt động, không ngừng nỗ lực tăng cường vị thế của BIDV, tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững của Chi nhánh trên địa bàn trong giai đoạn tiếp theo.

4.1.2. Các mục tiêu cụ thể

Mục tiêu về quy mô

- Về hoạt động tín dụng: tăng trưởng tín dụng an toàn, cẩn trọng, hiệu quả, đảm bảo tuân thủ các quy trình, quy chế cho vay của BIDV. Ưu tiên hướng đến các khách hàng là cá nhân, khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động sản xuất kinh doanh tốt và hiệu quả. Tiếp tục đẩy mạnh, tăng cường bán chéo sản phẩm để đẩy mạnh hoạt động bán lẻ.

- Về hoạt động huy động vốn: duy trì ổn định nền vốn hiện có và đẩy mạnh huy động vốn trong các tầng lớp dân cư, nhằm huy động được tối đa nguồn vốn trong các đối tượng tại địa bàn. Phát triển có chọn lọc các khách hàng mới nhằm tối thiểu hóa chi phí vốn đầu vào, từng bước chuyển dịch cơ cấu nền khách hàng vững chắc, hạn chế sự phụ thuộc vào một số khách hàng lớn. Căn cứ tình hình sử dụng vốn của BIDV trên cơ sỏ khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế, bám sát chỉ đạo của Hội sở chính về kế hoạch huy động vốn theo từng thời kỳ.

Mục tiêu về cơ cấu - chất lượng

Giảm dần tỷ lệ dư nợ trung dài hạn đến năm 2020, duy tì tỷ lệ nợ xấu dưới 1,01%. Tập trung nghiên cứu các nhân tố rủi ro đặc thù của một số ngành nghề đang

được chi nhánh cho vay, từ đó đề xuất phương án giám sát, hạn chế tối đa khả năng xảy ra rủi do đối các khoản cấp tín dụng tại chi nhánh. Chú trọng việc tăng trưởng tín dụng đi đôi với kiểm soát chất lượng và rủi ro tín dụng.

Mục tiêu về hiệu quả hoạt động

- Về hoạt động dịch vụ: tạo sự bứt phá trong tăng trưởng hoạt động dịch vụ, đặt trọng tâm khai thác vào các dịch vụ truyền thống có thế mạnh tại địa bàn như: thanh toán trong nước, bảo lãnh, thẻ, nâng ròng tỷ trọng thu ròng từ hoạt động bán lẻ, đồng thời tăng cường quảng bá, tiếp thị các sản phẩm dịch vụ mới; xây dựng cơ chế quan hệ toàn diện với các khách hàng để phát triển các sản phẩm phi tín dụng. Tích cực triển khai các sản phẩm dành cho khách hàng cá nhân: sản phẩm BSMS, sản phẩm bảo hiểm, các sản phẩm phi tín dụng cá nhân, thẻ tín dụng quốc tế, Internet banking, các dịch vụ trên máy ATM và thanh toán qua mạng lưới POS…

- Về hiệu quả hoạt động: tích cực, sâu sát trong việc thu hồi nợ ngoại bảng, tập trung tận thu lãi treo, phân tích, bóc tách xác định ró cơ cấu lãi treo để thấy rõ khả năng thu hồi. Thực hiện tiết giảm chi phí, quản lý hiệu quả cơ cấu chi phí phục vụ trực tiếp hoạt động kinh doanh. Gia tăng số lượng các nguồn thu có chất lượng: tăng tỷ trọng khách hàng có NIM tín dụng, huy động vốn tốt, tăng thu từ các nguồn thu ngoài lãi, thu DVR…phấn đấu tăng trưởng lợi nhuận trước thuế bình quân 23%/năm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nhân lực tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam thái nguyên (Trang 81 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)