PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Quản trị nhân lực bao gồm những nội dung gì?
- Thực trạng công tác quản trị nhân lực và các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị nhân lực của tại BIDV Chi nhánh Nam Thái Nguyên hiện nay?
- Giải pháp nào cần thực hiện để hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại BIDV Chi nhánh Nam Thái Nguyên?
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
a. Thu thập thông tin thứ cấp
- Thông tin thứ cấp được thu thập từ những tài liệu đã được công bố từ các nguồn như: thư viện, viện nghiên cứu của các trường đại học trong và ngoài nước và được thu thập từ các nguồn tài liệu tại Chi nhánh như:
- Tài liệu liên quan tới quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh. - Tài liệu từ Phòng Nhân sự để có cái nhìn khái quát về cơ cấu và trình độ nhân lực của Chi nhánh.
- Số liệu trên báo cáo tài chính để thấy được tình hình kinh doanh của Chi nhánh trong những năm vừa qua.
- Chiến lược, mục tiêu trong thời gian tới của Chi nhánh trong việc phát triển kinh doanh nói chung và quản trị nhân lực nói riêng.
Ngoài ra, đề tài còn tham khảo thêm một số nguồn tài liệu từ các văn bản, quy chế, nội quy của Chi nhánh liên quan tới quá trình tuyển dụng, lương, chế độ đãi ngộ… để phục vụ cho việc đánh giá đầy đủ cả về mặt định tính và định lượng trong công tác quản trị nhân lực tại Chi nhánh.
b. Thu thập thông tin sơ cấp
Thông tin sơ cấp được thu thập thông qua phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, khảo sát ý kiến của các đối tượng điều tra thông qua phiếu điều tra nhằm làm rõ thực trạng vấn đề cần nghiên cứu.
- Đối tượng điều tra: Các lãnh đạo cấp trên, lãnh đạo chi nhánh và các nhân viên của BIDV Chi nhánh Nam Thái Nguyên.
- Quy mô điều tra:
+ Đối với đối tượng phỏng vấn sâu về công tác QTNL của BIDV Chi nhánh Nam Thái Nguyên là các cán bộ lãnh đạo cấp trên và lãnh đạo chi nhánh: nghiên cứu chọn 7- 8 người.
+ Đối với đối tượng điều tra là các nhân viên của chi nhánh: do quy mô nhân viên của chi nhánh hiện có 72 người, do đó tác giả chọn số lượng điều tra cứu là số lượng tổng thể.
- Xây dựng bảng câu hỏi: Căn cứ vào các nội dung nghiên cứu, tác giả tiến hành lập bảng câu hỏi để tìm hiểu mức độ đánh giá của CBCNV về các nội dung của QTNL tại BIDV Chi nhánh Nam Thái Nguyên. Bảng câu hỏi được thiết kế theo hình thức tiêu chí do Rennis Likert giới thiệu. Loại tiêu chí được dùng có 5 mức độ từ 1 - 5 để tìm hiểu mức độ đánh giá của người trả lời. (Phiếu điều tra chi tiết ở phụ lục 1).
2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu
Từ các số liệu thu thập được tiến hành kiểm tra, hiệu chỉnh lại sau đó tiến hành phân tích, tổng hợp chọn lọc các yếu tố cần thiết để tổng hợp thành các số liệu hợp lý có cơ sở khoa học, đảm bảo độ tin cậy. Sử dụng phần mềm Microsoft Excel 2010 và phần mềm SPSS 20.0
2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin
a.Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp thông kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được tại thời điểm hiện tại về nhân lực và công tác QTNL tại Chi nhánh từ việc nghiên cứu thực nghiệm qua các tài liệu thu thập được và qua các cuộc khảo sát, lấy ý kiến.
Với việc sử dụng các kỹ thuật của phương pháp thống kê mô tả như: bảng biểu, đồ thị, sơ đồ… sẽ giúp chúng ta đưa ra những thống kê mô tả một cách chính xác và chân thực nhất về mặt lượng cũng như mặt chất của nhân lực và công tác quản trị nhân lực tại Chi nhánh để đưa ra những giải pháp tốt nhất để hoàn thiện công tác quản trị nhân lực.
b. Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh sẽ sử dụng nguồn số liệu qua từng thời kỳ, từng giai đoạn, từng năm so với năm hiện tại để so sánh xem mức độ tăng lên hay giảm xuống, mức độ phát triển hay không phát triển để kịp thời đưa ra các giải pháp, số liệu cần sử dụng ở đây chính là cơ cấu lao động, tình hình tài chính,…qua các năm để thấy được nhân lực tại Chi nhánh đang có chiều hướng tăng lên hay giảm xuống cả về mặt chất lượng và số lượng, công tác quản trị nhân lực đã thực sự được quan tâm chưa, để kịp thời đề ra những chiến lược góp phần cải thiện tình hình kinh doanh tại Chi nhánh.
2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu