Sử dụng lao động và đánh giá thực hiện công việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nhân lực tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam thái nguyên (Trang 58 - 61)

2.3.1 .Các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh của Chi nhánh

3.2. Thực trạng công tác quản trị nhân lực tại BIDV Chi nhánh Nam Thá

3.2.4. Sử dụng lao động và đánh giá thực hiện công việc

3.2.4.1.Sử dụng lao động

Tại BIDV Chi nhánh Nam Thái Nguyên, do đặc thù mới thành lập nên phần lớn nhân viên được tuyển dụng mới với tuổi đời trẻ, đã qua trường lớp đào tạo, có trình độ chuyên môn khá tốt. Do đó, việc tổ chức bố trí nhân lực có nhiều điểm thuận lợi so với các tổ chức khác. Công tác bố trí, sử dụng nhân lực tại đây không chỉ đảm bảo phải đúng người đúng việc, mà còn quan tâm tới mục tiêu xây dựng các nhóm làm việc hiệu quả (đúng nhóm). Ngay từ khâu tuyển dụng, ý kiến của các nhóm trưởng có vai trò quan trọng trong quyết định chọn lựa ứng viên. Mặt khác, giữa các trưởng nhóm cùng bộ phận có thể thương lượng và đề xuất về việc điều chuyển hay hoán đổi một số nhân viên của mình cho nhau, tạo điều kiện tối đa để tạo ra các ê kíp ăn ý nhất.

Về tính tương quan trong thứ bậc điều hành tại BIDV Chi nhánh Nam Thái Nguyên, qua tìm hiểu thực tế, đa số các chức vụ quản lý đều có bề dày kinh nghiệm và năng lực công tác cao hơn các nhân viên cấp dưới trực tiếp. Đội ngũ từ cấp trưởng phòng trở lên của Chi nhánh là tập hợp những cá nhân ưu tú, được đào tạo sâu về chuyên môn nghiệp vụ, am tường về lĩnh vực ngân hàng, thông thạo về ngoại ngữ, thành tích công tác và quản lý đều đã được kiểm chứng. Đó là nền tảng tốt cho một mô hình sử dụng nhân lực cân xứng, bền vững, thúc đẩy nhân viên phát triển bản thân để phát triển sự nghiệp.

Bảng 3.7: Tình hình sử dụng lao động của Chi nhánh năm 2017

STT Vị trí công việc Số lượng (người) Trình độ Số năm kinh nghiệm 1 GĐ 1 SĐH >7 năm 2 PGĐ 2 SĐH 5-7 năm 3 TP 8 ĐH >3 năm 4 PTP 8 ĐH >3 năm 2 CVQLRR 5 ĐH 1-3 năm 1 GDV 16 ĐH >1 năm 2 CVQLRR 5 ĐH 1-3 năm 3 CVKHCN 6 ĐH 1-3 năm 4 CVKHDN 5 ĐH 1-3 năm 5 Kế toán 5 ĐH 1-3 năm 6 CVCNTT 3 ĐH 1-3 năm 7 CVHCNS 8 ĐH 1-3 năm

8 Bảo vệ 2 ĐH Không yêu cầu

9 Lái xe 3 ĐH >1 năm

10 NV tạp vụ 1 ĐH Không yêu cầu

Tổng cộng 80

(Nguồn: Phòng Hành chính tổ chức BIDV Nam Thái Nguyên)

Nhìn vào Bảng Tình hình sử dụng lao động của Chi nhánh năm 2017 có thể thấy, lao động tại Chi nhánh được sắp xếp hợp lý theo yêu cầu của công việc. Tại

những vị trí quan trọng chủ chốt, những yêu cầu về bằng cấp và số năm kinh nghiệm đều được thỏa mãn. Đây cũng là một lợi thế về nhân lực, giúp BIDV Chi nhánh Nam Thái Nguyên đạt được chỉ tiêu mà BIDV Thái Nguyên giao cho.

3.2.4.2. Đánh giá lao động

Công tác đánh giá cán bộ tại BIDV Chi nhánh Nam Thái Nguyên được thực hiện một lần trong năm (vào cuối năm), theo hình thức đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ với từng mức được quy định là “Hoàn thành xuất sắc”, “Hoàn thành tốt”, “Hoàn thành nhiệm vụ” và “Không hoàn thành nhiệm vụ” [17]. Mức độ hoàn thành nhiệm vụ của từng CBCNV được xác định căn cứ vào tổng điểm của cá nhân đó, cụ thể:

 Hoàn thành xuất sắc : 86 < Đj < 100  Hoàn thành tốt : 70 < Đj < 85  Hoàn thành nhiệm vụ : 51 < Đj < 69  Không hoàn thành nhiệm vụ : Đj< 50

Điểm hoàn thành công việc của từng nhân viên (Đj): Đj được thực hiện đánh giá trên cơ sở Bảng tiêu chuẩn đánh giá nhân viên (Phụ lục 02) và Bảng tiêu chuẩn đánh giá cán bộ quản lý (Phụ lục 03): 1 Ð Ð n j t j t n    Trong đó:

 Đtj: là điểm đánh giá công việc từng tháng của người thứ j.

 n: là số tháng làm việc của người thứ j trong khoảng thời gian được tính để phân phối lương có điểm đánh giá công việc.

Qua nghiên cứu công tác đánh giá CBCNV của BIDV Chi nhánh Nam Thái Nguyên cho thấy công tác này còn mang tính chủ quan, tình cảm của người đánh giá, Chi nhánh chưa xây dựng được bảng chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh của từng CBCNV để thực hiện đánh giá, chỉ đưa ra các tiêu chí chung cho toàn thể CBCNV, chưa xây dựng bảng đánh giá thực hiện công việc, từ đó làm cho công tác đánh giá rất khó khăn, chưa rõ ràng, khách quan, kết quả đánh giá phụ thuộc vào việc trao đổi giữa người đánh giá và người được đánh giá.

Nhìn chung Chi nhánh đã thực hiện công tác đánh giá cán bộ theo định kỳ hàng năm, tuy nhiên việc đánh giá chưa được quy định cụ thể trong tiêu chí kinh doanh của từng nhân viên được giao, bảng đánh giá cho từng cán bộ chưa được xây dựng, kết quả đánh giá chưa thật chính xác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nhân lực tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam thái nguyên (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)