Đào tạo và phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nhân lực tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam thái nguyên (Trang 64 - 67)

2.3.1 .Các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh của Chi nhánh

3.2. Thực trạng công tác quản trị nhân lực tại BIDV Chi nhánh Nam Thá

3.2.6. Đào tạo và phát triển

Hoạt động đào tạo và phát triển được thực hiện theo quy chế của BIDV Trung ương [15]. Đây là các hoạt động để duy trì và nâng cao chất lượng nhân lực của tổ chức và điều kiện quyết định để các tổ chức có thể đứng vững và thắng lợi trong môi trường cạnh tranh. Nhận thức được điều này, trong giai đoạn vừa qua, BIDV Chi nhánh Nam Thái Nguyên hết sức quan tâm tới công tác đào tạo, phát triển nhân lực của mình và bước đầu đã đạt được kết quả khả quan như sau:

Thứ nhất: Kinh phí dành cho công tác đào tạo ngày càng tăng, điều này thể hiện sự quan tâm và coi trọng hoạt động đào tạo của lãnh đạo BIDV Nam Thái Nguyên. Thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.8. Kinh phí đào tạo bình quân của BIDV Nam Thái Nguyên giai đoạn 2015 - 2017

Đơn vị: triệu đồng/người

Năm 2015 2016 2017

Kinh phí đào tạo bình quân 0,92 1,11 1,31

(Nguồn: Phòng Hành chính tổ chức - BIDV Nam Thái Nguyên)

- Lượt cán bộ được cử đi đào tạo tập trung và đào tạo trực tuyến qua mạng nội bộ BIDV ngày càng tăng, nếu như năm 2015, mới chỉ có 97 lượt cán bộ được cử đi đào tạo, thì đến năm 2017 con số này đã tăng lên tới 112 lượt người, sở dĩ có sự tăng đột biến này là vì từ năm 2010 trở về trước, BIDV Chi nhánh Nam Thái Nguyên chủ yếu cử cán bộ tham gia các lớp đào tạo tập trung tại thủ đô Hà Nội và các trung tâm đào tạo của BIDV. Đến năm 2015, BIDV bắt đầu áp dụng thêm phương pháp đào tạo qua mạng nội bộ, vì vậy, lượt cán bộ tham gia đào tạo tăng lên đáng kể. Thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.9: Lượt cán bộ được tham gia đào tạo của BIDV Nam Thái Nguyên giai đoạn 2015-2017

Đơn vị: lượt người

Năm 2015 2016 2017

Lượt người được đào tạo 97 105 112

(Nguồn: Phòng Hành chính tổ chức - BIDV Chi nhánh Nam Thái Nguyên)

Thứ hai: đã kết hợp nhiều phương pháp đào tạo và với nội dung đào tạo ngày càng đa dạng và phong phú, cụ thể:

- Áp dụng phương pháp đào tạo “Cử cán bộ đi đào tạo tại các trung tâm đào tạo chính quy” với nội dung gồm đào tạo kỹ năng và phương pháp quản lý, bồi dưỡng lý luận chính trị cao cấp cho đối tượng là lãnh đạo đơn vị và đối tượng được quy hoạch là lãnh đạo đơn vị trở lên. Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ nâng cao kiến thức và kỹ năng (thẩm định, kiểm định, thu hồi nợ, quản lý thời gian, quản lý dự án, đầu tư…)

- Áp dụng phương pháp đào tạo chỉ dẫn công việc, kèm cặp và chỉ bảo đối với cán bộ mới tuyển dụng.

- Áp dụng phương pháp đào tạo, bồi dưỡng thông qua việc cử cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng, khảo sát các chi nhánh tiêu biểu trong hệ thống BIDV và ở nước ngoài. Đối tượng tham gia phương pháp đào tạo này chủ yếu là trưởng, phó phòng trở lên.

- Áp dụng phương pháp đào tạo trực tuyến, áp dụng với các đối tượng ít có thời gian để bố trí đi đào tạo tập trung ở hội sở như: các giao dịch viên, thủ quỹ, cán bộ quan hệ khách hàng…Theo đó các quy trình, bài giảng được đăng tải trên mạng nội bộ, sau đó các cán bộ sẽ có một khoảng thời gian học tập, nghiên cứu (thông thường là 10 ngày), sau đó sẽ tiến hành kiểm tra để đánh giá, chấm điểm kết quả học tập. Thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.10: Phương pháp đào tạo tại BIDV Chi nhánh Nam Thái Nguyên giai đoạn 2015-2017

Đơn vị: lượt người

Năm 2015 2016 2017

Đào tạo tập trung 92 40 42

Đào tạo trực tuyến 0 57 60

Khảo sát nước ngoài 5 8 10

Tổng 97 105 112

(Nguồn: Phòng Hành chính tổ chức BIDV Chi nhánh Nam Thái Nguyên)

Bằng sự quan tâm và nỗ lực trong công tác đào tạo nêu trên, đã góp phần vào việc duy trì và phát triển đội ngũ cán bộ chất lượng cao, có khả năng thực hiện được các định hướng lớn của BIDV Chi nhánh Nam Thái Nguyên, đảm bảo hoạt động an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững. Qua đào tạo, cán bộ được nâng cao một bước cả về nhận thức lẫn kỹ năng thực hiện và xử lý công việc chuyên môn.

Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, BIDV đang trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp và cùng với sự cạnh tranh gay gắt từ các Ngân hàng khác, đòi hỏi công

tác đào tạo và phát triển cần được quan tâm nhiều hơn nữa và phải giải quyết kịp thời những tồn tại sau:

- Trong những năm qua, công tác đào tạo - phát triển tại BIDV Chi nhánh Nam Thái Nguyên chỉ được lập kế hoạch cho từng năm, chủ yếu nhằm đáp ứng nhu cầu công việc trước mắt, tức là mới nặng về mục tiêu đào tạo mà chưa chú trọng đến khía cạnh phát triển.

- Việc xác định nhu cầu đào tạo chưa được thực hiện một cách hệ thống, khoa hoc trên cơ sở phân tích nhu cầu lao động của tô chức, mà chủ yếu từ đề xuất của từng đơn vị và bộ phận nghiệp vụ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nhân lực tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam thái nguyên (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)