Tiêu chí đánh giá quản lý nhân lực trong trường Cao đẳng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật công thương (Trang 30 - 33)

1.2. Cơ sở lý luận về quản lý nhân lực trong trƣờngCao đẳng

1.2.4. Tiêu chí đánh giá quản lý nhân lực trong trường Cao đẳng

Để đánh giá kết quả QL NL trong trƣờng Cao đẳng cần xác định những tiêu chí cụ thể, và các tiêu chí đó cũng không nằm ngoài bất kỳ tiêu chí nào mà các trƣờng Đại học, Cao đẳng quan tâm, đó là tiêu chí về số lƣợng, chất lƣợng, cơ cấu và kết quả, hiệu quả hoạt động của Nhà trƣờng.

Tiêu chí về số lƣợng

Khi đánh giá kết quả QL NL trong một trƣờng Cao đẳng tƣớc tiên phải tiến hành đánh giá dựa theo tiêu chí số lƣợng. Mà số lƣợng ĐNGV trƣờng cao đẳng, đại học phụ thuộc vào quy mô phát triển nhà trƣờng, nhu cầu đào tạo và các yếu tố khách quan khác nhƣ chỉ tiêu, biên chế công chức… Do đó, để đảm bảo hoạt động dạy thì công tác quản lý phải quan tâm đến việc giữ vững sự cân bằng về số lƣợng đội ngũ với nhu cầu đào tạo và quy mô phát triển nhà trƣờng. Để thực hiện đƣợc nhiệm vụ này công tác hoạch định và tuyển dụng phải đƣợc tiến hành một cách chính xác, đầy đủ, đảm bảo tính công bằng, công khai. Công tác quy hoạch, tuyển dụng, đào tạo và phát triển NL phải đảm bảo cho tỷ lệ SV/GV đạt 25 SV/GV đối với trình độ Cao đẳng.

Tiêu chí về chất lƣợng

Theo (Đỗ Minh Cƣơng, 2001), tiêu chí để đánh giá chất lƣợng nguồn nhân lực có thể dựa trên 03 tiêu chuẩn: các cấp đào tạo, thời gian đào tạo, tỷ lệ ngƣời đƣợc đào tạo; hiệu suất dựa trên kết quả và xếp hạng lao động; môi trƣờng hoạt động và cơ hội phát triển.

Qua nghiên cứu các tiêu chuẩn trên, tác giả đề xuất những tiêu chuẩn sau đối với giảng viên, với mục đích sử dụng để so sánh kết quả QL NL của Trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Công thƣơng:

- Về phẩm chất:

Phẩm chất đạo đức mẫu mực cũng là một trong những tiêu chuẩn hàng đầu của nhà giáo nói chung và đội ngũ giảng viên nói riêng. Cùng với năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức đƣợc coi là yếu tố tất yếu nền tảng của nhà giáo. Trong sự nghiệp “trồng ngƣời” phẩm chất đạo đức luôn có vị trí nền tảng. Nhà giáo nói chung và đội ngũ giảng viên nói riêng phải có phẩm chất đạo đức trong sáng, phải trở thành tấm gƣơng cho thế hệ trẻ noi theo, để giáo dục đạo đức và xây dựng nhân cách cho thế hệ trẻ.

- Về trình độ chuyên môn

tạo về chuyên môn, nghiệp vụ. Do đó, ĐNGV phải có học vị thạc sỹ trở lên, phù hợp với ngành hoặc chuyên ngành giảng dạy.

Về trình độ ngoại ngữ: Sử dụng thành thạo tiếng Anh hoặc các ngoại ngữ phù hợp với ngành hoặc chuyên ngành đƣợc phân công giảng dạy, thể hiện ở điều kiện sau: Có chứng chỉ tiếng Anh B1 đối với trình độ Thạc sỹ, chứng chỉ tiếng Anh B2 đới với trình độ Tiến sỹ và còn giá trị sử dụng.

- Về năng lực

Với ĐNGV năng lực đƣợc hiểu là cơ sở hệ thống những tri thức mà ngƣời GV đƣợc trang bị, họ phải hình thành và nắm vững hệ thống các kỹ năng để tiến hành hoạt động sƣ phạm có hiệu quả. Giảng dạy và NCKH là 2 hoạt động cơ bản của ĐNGV trƣờng cao đẳng, đại học. Vì vậy, nói đến năng lực của ĐNGV cần phải xem xét đến 2 góc độ chủ yếu là năng lực giảng dạy và NCKH.

Về năng lực giảng dạy: phải biết vận dụng thành thạo các phƣơng pháp giảng dạy và nghiên cứu tiên tiến, đƣợc đơn vị quản lý trực tiếp chứng nhận.

Về năng lực NCKH: 100% giảng viên có thâm niên giảng dạy từ 5 năm trở lên tham gia nghiên cứu khoa học trong đó 70% hoàn thành khối lƣợng nghiên cứu theo quy định của Trƣờng.

Đảm bảo yêu cầu hợp lý về cơ cấu

Theo Từ điển Tiếng Việt, “cơ cấu là cách tổ chức các thành phần nhằm thực hiện các chức năng của chỉnh thể”. Nhƣ vậy, có thể hiểu cơ cấu đội ngũ giảng viên là một thể thống nhất hoàn chỉnh. Cơ cấu nguồn nhân lực đƣợc quy định bởi bản thân chức năng của tổ chức và chiến lƣợc của tổ chức đó. Tuy nhiên, để phù hợp với chuẩn khu vực và quốc tế, có thể đề xuất một vài tiêu chí về cơ cấu nguồn nhân lực nhƣ sau:

- Tỷ lệ giảng viên/sinh viên: từ 1/25 đến 1/20.

- Tỷ lệ giảng viên - cán bộ hành chính: 60/40 hoặc 70/30.

- Tỷ lệ Tiến sĩ - Thạc sĩ: 80% giảng viên có trình độ thạc sĩ trở lên, trong đó có ít nhất 40% có trình độ tiến sĩ.

- Cơ cấu tuổi, giới: có trên 25% giảng viên dƣới 35 tuổi và có quy hoạch cân đối về giới và đảm bảo sự trẻ hoá.

Nhƣ vậy, đội ngũ giảng viên đƣợc đánh giá là đảm bảo chất lƣợng khi có đủ về số lƣợng, đồng bộ về cơ cấu, có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt và đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ đào tạo, năng lực công tác... của nhà giáo. Đồng thời mỗi cá nhân phải có khả năng thích ứng với công việc mới. Thƣớc đo chất lƣợng đội ngũ giảng viên đƣợc thể hiện ở kết quả học tập và rèn luyện của học sinh - đó là tiêu chí cuối cùng để đánh giá chất lƣợng giảng viên.

Tiêu chí đánh giá kết quả, hiệu quả hoạt động của trƣờng Cao đẳng

Tiêu chí đánh giá kết quả, hiệu quả hoạt động của trƣờng cao đẳng có thể đƣợc tiến hành thông qua hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lƣợng trƣờng cao đẳng nghề do Bộ Lao động – Thƣơng binh và Xã hội ban hành. Theo quyết định số 02/2008/QĐ-BLĐTBXH có 9 tiêu chí để kiểm định trƣờng Cao đẳng nghề, bao gồm: Mục tiêu và nhiệm vụ; Tổ chức và quản lý; Hoạt động dạy và học; Giáo viên và cán bộ quản lý; Chƣơng trình, giáo trình; Thƣ viện, Cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng dạy học; Quản lý tài chính; Các dịch vụ cho ngƣời học nghề. Với mỗi một tiêu chí lại có những tiêu chuẩn đi kèm. Với các tiêu chí và tiêu chuẩn cụ thể đó, các trƣờng Cao đẳng có thể tiến hành đánh giá đƣợc một cách chính xác hiệu quả hoạt động hiện nay của trƣờng ra sao, bao gồm cả công tác quản lý nhân lực, từ đó có những biện pháp, chính sách cũng nhƣ các quy định mới nhằm nâng cao chất lƣợng hoạt động của Nhà trƣờng nói chung cũng nhƣ chất lƣợng công tác quản lý nhân lực nói riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật công thương (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)