Thực trạng đội ngũ giảngviên Trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật công thương (Trang 55 - 65)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Giới thiệu chung về trƣờngCao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật Công thƣơng

3.1.6. Thực trạng đội ngũ giảngviên Trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật

Thương

3.1.6.1. Số lượng và chất lượng đội ngũ giảng viên

Số lượng

- Tổng số cán bộ viên chức đƣợc Bộ giao biên chế: + Năm 2014: 100 ngƣời.

+ Năm 2015: 110 ngƣời

- Tổng số cán bộ, giảngviên và nhân viên hiện có: 103ngƣời. Trong đó: + Giảng viên: 84 ngƣời (chiếm 82 %)

+ Cán bộ, nhân viên các phòng ban: 19 ngƣời (chiếm 18%) - Cụ thể giảng viên cơ hữu nhƣ bảng 3.1

Bảng 3.1 Số lƣợng giảng viên cơ hữu của Trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Công Thƣơng năm học 2014-2015

TT Phân loại Tổng số

84

I Ban giám hiệu 3

II Giảng viên 81

1 Khoa lý luận Chính trị , Giáo dục thể chất và

Quốc phòng 12

2 Khoa Kế toán 14

3 Khoa Tài chính - Ngân hàng 8 4 Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh 16 5 Khoa Tin học – Ngoại ngữ 12 6 Khoa Khoa học cơ bản 12 7 Khoa Kỹ thuật – Công nghệ 7

(Nguồn số liệu : Phòng tổ chức cán bộ trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Công Thương)

Xét tỷ lệ GV của các khoa trong trƣờng có thể thấy rằng tỷ lệ GV của các khoa không đều nhau, khoa nhiều GV nhất là khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, khoa ít nhất là khoa Kỹ thuật – Công nghệ. Nguyên nhân của sự chênh lệch này là do cơ cấu chƣa hợp lý giữa các khoa, xuất phát từ sự gia tăng về nhu cầu đào tạo của Trƣờng vào giai đoạn trƣớc khi đƣợc nâng cấp lên thành trƣờng Cao đẳng và giai đoạn hiện nay. Do sau khi Trƣờng đƣợc nâng cấp lên thành trƣờng Cao đẳng với 4 ngành đào tạo Cao Đẳng đó là : Kế toán, Quản trị kinh doanh, Tài chính - ngân hàng, Quản trị du lịch và lữ hành, nên nhu cầu về số lƣợng giảng viên cho các ngành đào tạo này tăng lên, do đó nhà Trƣờng phải có giải pháp đồng bộ trong việc tuyển chọn, đào tạo, sử dụng, bồi dƣỡng, cơ chế đãi ngộ thích hợp để phù hợp với nhu cầu trong giai đoạn tới.

Trình độ chuyên môn

Tổng số cán bộ quản lý và đội ngũ giảng viên cơ hữu đang trực tiếp giảng dạy là 84 ngƣời, đều có trình độ đại học trở lên, trong đó có 5 tiến sỹ, 32 thạc sỹ và hiện có 6 giảng viên đang theo học các lớp Cao học. Về cơ bản, đội ngũ giảng viên đã đƣợc chuẩn hoá, đƣợc đào tạo căn bản và đang đƣợc trẻ hoá. Tuy nhiên, theo bảng 3.2 có thể thấy tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sỹ còn khá thấp, chiếm tỷ lệ 6% trong tổng số giảng viên. Tuy rằng số lƣợng giảng viên có trình độ thạc sỹ năm học 2014-2015 chiếm 38%, đã tăng lên7% so với năm học 2012-2013(31%), nhƣng trong giai đoạn này trƣờng đang trên đà phát triển, tăng thêm ngành nghề đào tạo dẫn đến nhu cầu phát triển đội ngũ giảng viên ngày càng cấp thiết.

Bảng 3.2 Trình độ đào tạo đội ngũ giảng viên

Năm học

2012-2013 2013-2014 2014-2015

I. Tổng số CBCNV, giảng viên 105 105 103 Trong đó: Giảng viên 86 86 84 Trong tổng số giảng viên: - Nữ 57 57 56 -Dân tộc ít ngƣời 1 1 1

II. Giảng viên chia theo trình độ

chuyên môn 86 86 84

1. Sau đại học 28 33 37

Trong đó: - Tiến sỹ khoa học 0 2 2 - Tiến sỹ 1 3 3

-Thạc sỹ 27 28 32

2. Đại học 58 52 47

3. Cao đẳng 1 1 0

4. Trình độ khác 0 0 0

(Nguồn số liệu : Phòng tổ chức cán bộ trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Công Thương)

Năng lực dạy học

Hàng năm nhà trƣờng dựa vào kết quả đánh giá xếp loại giảng viên ở các tổ chuyên môn của từng khoa và kết quả xét công nhận thành tích thi đua hoàn thành nhiệm vụ công tác của hội đồng thi đua nhà trƣờng để đánh giá cán bộ công chức theo từng năm học. Vì vậy, chất lƣợng giảng dạy của đội ngũ giảng viên đƣợc phản ánh phần nào qua kết quả xét thi đua theo năm học. Sau đây là bảng kết quả xếp loại năng lực giảng viên năm học 2014-2015.

Bảng 3.3 Bảng kết quả xếp loại năng lực giảng viên năm học 2014 – 2015

Năng lực Số lƣợng giảng viên

Giảng viên dạy giỏi Cấp toàn quốc Cấp tỉnh Cấp trƣờng Khác Dạy học 84 6 10 43 Ứng dụng công nghệ thông tin 84 1 1 32

(Nguồn số liệu : Phòng tổ chức cán bộ trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Công Thương)

Theo bảng 3.3 có thể thấy số lƣợng giảng viên dạy giỏi cấp trƣờng năm học 2014-2015 khá cao đạt 51%, tuy nhiên giảng viên dạy giỏi cấp toàn quốc chỉ đạt 7% và cấp tỉnh đạt 12%. Mặc dù 100% số lƣợng nhà giáo đạt chuẩn trở lên về trình độ đào tạo, nhƣng năng lực dạy học của một số giáo viên còn hạn chế, chƣa thực sự đổi mới phƣơng pháp dạy học, vẫn còn có nhiều giảng viên chƣa đạt đƣợc danh hiệu giảng viên dạy giỏi cấp trƣờng.

Năng lực giáo dục

Trong nhà trƣờng, công tác quản lý giáo dục và công tác chủ nhiệm lớp rất quan trọng, nó góp phần quan trọng cho việc hoàn thiện nhân cách HSSV, nâng cao chất lƣợng hiệu quả của quá trình đào tạo. Qua khảo sát thực tế cho thấy đa số giáo viên chủ nhiệm đã quan tâm công tác giáo dục học sinh và đã xây dựng kế hoạch, mục tiêu và tổ chức tƣơng đối tốt các hoạt động của lớp mình phụ trách. Nhiều giáo viên chủ nhiệm đã tích cực phối hợp với giáo viên bộ môn và với phụ huynh trong việc giáo dục học sinh lớp mình, nhất là học sinh cá biệt. Tuy nhiên, vẫn còn số ít

giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn thiếu tinh thần trách nhiệm, còn thờ ơ với công việc, chƣa quan tâm đúng mức đến quản lý, giáo dục học sinh trong từng tiết học và quá trình công tác, giảng dạy, còn ỷ lại việc quản lý học sinh cho phòng Công tác Học sinh hoặc lãnh đạo Nhà trƣờng.

Năng lực nghiên cứu khoa học

- Số lƣợng đề tài NCKH trong năm học 2014 - 2015:

+ Cấp cơ sở: số lƣợng đăng ký 37 đề tài, trong đó 34 đề tài NCKH và 03 sáng kiến kinh nghiệm.

+ Số lƣợng các bài báo NCKH đã đăng tải trên các tạp chí khoa học: 05 (trong đó có 05 bài báo đăng trên Tạp chí khoa học có chỉ số ISSN).

- Số lƣợng chuyển giao khoa học – công nghệ: 01 - Chuyển giao phần mềm quản lý đào tạo – đƣợc trƣờng Đại học Thƣơng mại chuyển giao.

Nhà trƣờng đã coi trọng công tác nghiên cứu khoa học. Các đề tài NCKH do các cán bộ, giảng viên của Trƣờng tiến hành nghiên cứu và áp dụng vào thực tiễn đã có những đóng góp nhất định trong việc giải quyết những vấn đề do thực tiễn trong Trƣờng và xã hội đặt ra. Công tác NCKH của Trƣờng đã góp phần bồi dƣỡng và nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, giảng viên góp phần đảm bảo chất lƣợng đào tạo của Trƣờng.

Tuy nhiên, điều kiện tài chính, cơ sở vật chất phục vụ công tác nghiên cứu khoa học còn hạn chế; lực lƣợng cán bộ, giáo viên - giảng viên có năng lực nghiên cứu khoa học còn ít. Trách nhiệm của đội ngũ trong việc thực hiện nhiệm vụ NCKH chƣa cao, ảnh hƣởng đến số lƣợng, chất lƣợng các đề tài nghiên cứu khoa học. Các đề tài NCKH còn mang tính đơn lẻ, tự phát, chƣa có sự tập trung trí tuệ để giải quyết những vấn đề lớn của thực tiễn.

Năng lực tự bồi dưỡng

Qua phỏng vấn Ban giám hiệu và kiểm tra cụ thể đã xác định rằng: Ngoài việc thực hiện kế hoạch đào tạo tập trung, tại chức thì việc tự học, tự bồi dƣỡng thƣờng xuyên để nâng cao trình độ, năng lực đội ngũ giảng viên là rất quan trọng, cần thiết. Đặc biệt từ khi Trƣờng đƣợc nâng cấp lên thành trƣờng Cao đẳng kinh tế - kỹ thuật

Công thƣơng từ đó mà ý thức và năng lực tự học, tự bồi dƣỡng của đội ngũ giảng viên đƣợc nâng lên một bƣớc đáng kể. Đặc biệt công tác này chủ yếu đƣợc phát huy ở đội ngũ giảng viên trẻ hoặc tuổi đời chƣa quá cao. Đối với những giảng viên tuổi đã cao có biểu hiện chững lại, một phần vì sức khỏe công tác, một phần vì tƣ tƣởng “cuối mùa”. Việc học tập nâng cao trình độ của các giảng viên trẻ rất hào hứng và tích cực nhƣng lại bị hạn chế bởi lý do gia đình, con nhỏ, nguồn kinh phí hạn hẹp. Việc tiếp thu về tình hình chính trị, kinh tế của xã hội của đất nƣớc và địa phƣơng đã đƣợc đội ngũ giảng viên quan tâm thông qua các kênh thông tin đại chúng nhƣng việc vận dụng và cập nhật các thông tin chính thống vào dạy học thì lại rất hạn chế.

Trình độ tin học và ngoại ngữ

Việc phát triển ĐNGV trong những năm qua, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ và đồng thời yêu cầu về chức danh GV nên việc học tập để nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ là vấn đề cốt lõi của ĐNGV nhất là GV dạy ở bậc cao đẳng, đại học.

Bảng 3.4 Trình độ tin học, ngoại ngữ của giảng viên năm học 2014-2015 Trình độ Số lƣợng GV Đại học Trên đại học Chứng chỉ

Tin học

84 4=4,7% 1=1,1% 79=94% Ngoại ngữ 6=7,1% 3=3,5% 75=89,2%

(Nguồn số liệu : Phòng tổ chức cán bộ trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Công Thương)

Qua bảng 3.4 có thể thấy ĐNGV đều đạt chuẩn về trình độ ngoại ngữ và tin học. Toàn bộ ĐNGV đều đã biết ứng dụng công nghệ thông tin vào việc đổi mới phƣơng pháp giảng dạy. Tuy nhiên do có một số GV tuổi đời cao nên còn ngại ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giảng dạy. Ngoài ra, trình độ đạt đƣợc và khả năng sử dụng ngoại ngữ còn nhiều bất cập. Việc giao tiếp và sử dụng ngoại ngữ không thƣờng xuyên nên hiện nay phần lớn giảng viên hàng ngày không sử dụng đƣợc ngoại ngữ trong hoạt động và giao tiếp. Điều này ảnh hƣởng đến con đƣờng học tập nâng cao trình độ chuyên môn của giảng viên, đặc biệt là đào tạo ở trình độ thạc sỹ, tiến sỹ, chính việc hạn chế về khả năng ngoại ngữ đã làm cho một số giảng viên có tâm lý e ngại, an phận và tự đánh mất cơ hội, chỉ tiêu đào tạo hàng năm.

Đây là một thực trạng rất đáng đƣợc quan tâm bởi Tin học và Ngoại ngữ là hai công cụ rất hữu ích để nâng cao trình độ chuyên môn, hoạt động giao lƣu quốc tế, trao đổi thông tin, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. Do đó nhà trƣờng rất chú tâm đến công tác khuyến khích GV tham gia nâng cao trình độ ngoại ngữ và tin học. Ngoài ra, tiêu chuẩn khi tuyển chọn GV tại trƣờng là đều phải có chứng chỉ ngoại ngữ và tin học theo quy định của Bộ GD-ĐT.

Về tư tưởng chính trị, đạo đức

- Về tư tưởng chính trị: phần lớn cán bộ, giảng viên có lập trƣờng quan điểm chính trị kiên định, vững vàng, chấp hành tốt chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc cũng nhƣ các quy định của ngành, địa phƣơng và Nhà trƣờng; có tinh thần giúp đỡ và học hỏi đồng nghiệp, cố gắng hoàn thành tốt các nhiệm vụ đƣợc giao. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận nhỏ cán bộ, giảng viên hoặc chƣa có nhận thức đầy đủ, hoặc thiếu ý chí vƣơn lên, thiếu nhiệt tình với công việc của tập thể; ý thức giúp đỡ đồng nghiệp chƣa cao.

- Về phẩm chất đạo đức: Đa số có ý thức rèn luyện, tu dƣỡng đạo đức, có lối sống lành mạnh, trung thực, giản dị và luôn luôn là tấm gƣơng sáng cho học sinh noi theo, nhƣng vẫn còn một số ít chƣa quan tâm đến lợi ích của tập thể. Cá biệt còn có giảng viên chƣa quan tâm đúng mức đến đối tƣợng học sinh, chƣa có ý thức giúp đỡ và thiếu tinh thần trách nhiệm trong việc quản lý học sinh, còn tình trạng nể nang hoặc thờ ơ với công việc tập thể.

Cơ cấu giới tính, độ tuổi, thâm niên giảng dạy Cơ cấu giới tính

Bảng 3.5 Thống kê cơ cấu giới tính đội ngũ giảng viên

Năm học 2012-2013 2013-2014 2014-2015

Tổng số giảng viên 86 86 84 Giảng viên nữ 57 57 56

Tỷ lệ nữ 66,2% 66,2% 66,6%

Qua bảng 3.5 có thể thấy tỷ lệ giảng viên nữ chiếm khá đông, hơn 1 nửa trên tổng số giảng viên nhà trƣờng. Tuy tỷ lệ giảng viên nữ cao và họ bị chi phối rất nhiều bởi điều kiện gia đình, nhƣng ĐNGV nữ đã rất tích cực tham gia giảng dạy, nghiên cứu, hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao, thực hiện tốt công tác chủ nhiệm. Ngoài ra còn rất tích cực thực hiện các kế hoạch học tập, bồi dƣỡng để nâng cao trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ. Rất nhiều GV nữ hiện nay đang đảm nhiệm các chức vụ trƣởng, phó khoa.

Tuy nhiên, hiện vẫn còn một số giảng viên nữ bị chi phối nhiều vấn đề mà chƣa thể tham gia học tập, nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ. Do đó, nhà trƣờng trong thời gian tới phải đặc biệt quan tâm đến vấn đề cân bằng cơ cấu giới tính trong ĐNGV, nâng cao tỷ lệ GV nam trong nhà trƣờng để có thể đảm nhiệm những nhiệm vụ khó khăn thay cho GV nữ, có điều kiện hơn trong việc giải quyết các nhiệm vụ của nhà trƣờng, và tập trung nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

Cơ cấu độ tuổi

Cơ cấu về độ tuổi của đội ngũ GV cũng liên quan đến chất lƣợng hoạt động chuyên môn và chiến lƣợc phát triển sự nghiệp đào tạo của nhà trƣờng. Thực trạng cơ cấu độ tuổi đội ngũ giảng viên đƣợc thống kê qua bảng 3.6.

Bảng 3.6 Thống kê độ tuổi đội ngũ giảng viên

Độ tuổi GV 2012-2013 2013-2014 2014-2015

Dƣới 30 24,6% 24,6% 27,2% 30-40 33,8% 33,8% 35,5% 40-50 23,1% 23,1% 20,8% 50-60 18,5% 18,5% 16,5%

(Nguồn số liệu : Phòng tổ chức cán bộ trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Công Thương)

Qua bảng 3.6 thống kê độ tuổi ĐNGV trong những năm gần đây có thể thấy số lƣợng GV từ độ tuổi 30 đến 50 chiếm tỷ lệ cao 56,3%. Đây là độ tuổi đang sung sức, ở độ tuổi này GV vừa có kiến thức, vừa có kinh nghiệm giảng dạy, vừa có điều kiện đi thực tế để cập nhật kiến thức để nâng cao tay nghề phục vụ giảng dạy.

Số lƣợng GV trẻ ở độ tuổi dƣới 30 chiếm tỷ lệ 27,2%, do xuất phát từ nhƣ cầu nâng cấp Trƣờng nên những năm gần đây nhà trƣờng có kế hoạch tuyển dụng đội ngũ, đa số là GV trẻ đựoc tuyển dụng từ sinh viên các trƣờng đạt loại khá giỏi. Đội ngũ này có ƣu điểm nhƣ : nhiệt tình, hăng say công việc, nhạy bén với cái mới, có khả năng tiếp thu nhanh, có đầu óc cầu tiến và rất thuận lợi cho việc quy hoạch, bồi dƣỡng trong mọi lĩnh vực. Tuy nhiên họ lại có những hạn chế nhƣ: với độ tuổi này đa số GV trẻ còn thiếu kinh nghiệm trong giảng dạy, tổ chức các hoạt động GD, NCKH, và thƣờng không quyết đoán.

Số GV có độ tuổi lớn hơn 50 chiếm tỷ lệ 16,5 %. Ở độ tuổi này tuy có nhiều kinh nghiệm song sức khoẻ và gia đình làm ảnh hƣởng đến công tác. Đây là lực lƣợng nòng cốt trong việc bồi dƣỡng cho GV trẻ để chuẩn bị cho việc chuyển giao thế hệ.

Thâm niên giảng dạy

Bảng 3.7 Thâm niên giảng dạy đội ngũ giảng viên năm học 2014-2015 Phân loại Dƣới 5 năm 5-10 năm 10-15 năm Trên 15 năm

Số lƣợng GV 16 18 31 19 Tỷ lệ 19% 21,4% 36,9% 22,6%

(Nguồn số liệu : Phòng tổ chức cán bộ trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Công Thương)

Qua bảng 3.7 thống kê thâm niên giảng dạy của ĐNGV nhà trƣờng cho thấy cơ cấu về thâm niên giảng dạy của ĐNGV nhà trƣờng khá là đồng đều, cụ thể nhƣ sau:

Số GV có thâm niên giảng dạy duới 5 năm chiếm tỉ lệ thấp, với những GV này kinh nghiệm còn hạn chế và thƣờng có xu hƣớng không ổn định trong việc lựa chọn vị trí và địa bàn công tác và điều này cũng ảnh hƣởng một phần đến công tác chuyên môn của đội ngũ. Vì vậy trong quản lý, các nhà quản lý cần quan tâm giám sát và có kế hoạch bồi dƣỡng thƣờng xuyên để đội ngũ giảng viên trẻ phát huy đƣợc những mặt mạnh của mình.

Số giảng viên có thâm niên từ 5 - 10 năm chiếm tỷ lệ 21,4%, đây là điều kiện rất thuận lợi trong công tác quy hoạch phát triển đội ngũ cốt cán, giảng viên đầu đàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật công thương (Trang 55 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)