Các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật công thương (Trang 46 - 49)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể

2.2.1. Phương pháp thu thập và nghiên cứu, phân tích tài liệu

Phƣơng pháp thu thập và nghiên cứu, phân tích tài liệu là một phƣơng pháp quan trọng cho bất kỳ hoạt động nghiên cứu khoa học nào. Tác giả đã đọc và nghiên cứu các sách báo, luận văn thạc sỹ, tra cứu các website để làm nền tảng và tăng thêm kiến thức cho nghiên cứu khoa học của mình. Mục đích của việc thu thập và nghiên cứu tài liệu nhằm:

- Giúp cho tác giả nắm đƣợc phƣơng pháp của các nghiên cứu đã thực hiện trƣớc đây.

- Làm rõ hơn đề tài nghiên cứu của mình.

- Giúp cho phƣơng pháp luận và luận cứ của luận văn chặt chẽ hơn.

- Giúp cho tác giả có thêm kiến thức sâu rộng về lĩnh vực mà mình nghiên cứu. - Tránh trùng lặp với các nghiên cứu trƣớc đây.

Có hai dạng tài liệu để chọn lọc, đánh giá và sử dụng, đó là nguồn tài liệu sơ cấp và thứ cấp.

2.2.1.1. Thu thập nguồn tài liệu thứ cấp

Tác giả đã tiến hành nghiên cứu và thu thập các nguồn tài liệu có liên quan đến QL NL nhƣ:

- Các giáo trình về quản trị NL, quản trị học, QL NL trong tổ chức công. - Các nghiên cứu khoa học cấp Bộ, cấp trƣờng về vấn đề QL NL.

- Các quy định, văn bản pháp luật, thông tƣ liên tịch về giáo dục, tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của giảng viên, tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dƣỡng của giảng viên.

- Các chuyên đề, luận văn đã tiến hành nghiên cứu về vấn đề QL NL trong tổ chức, và phát triển NL trong trƣờng học.

- Các bài viết đăng báo, tạp chí khoa học về hoạt động quản trị nhân sự. - Các báo cáo hàng năm của trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Công thƣơng.

2.2.1.2. Thu thập nguồn tài liệu sơ cấp

tiếp các cán bộ quản lý, giảng viên hiện đang công tác tại trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Công thƣơng có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu, cụ thể nhƣ sau:

- Hiệu trƣởng: 1 cán bộ - Hiệu phó: 1 cán bộ - Các Trƣởng phòng: 6 cán bộ - Giảng viên: 7 giảng viên

Nhƣ vậy tổng cộng có 15 cán bộ quản lý và giảng viên đƣợc tác giả thực hiện phỏng vấn. Các cuộc phỏng vấn đƣợc tiến hành trực tiếp, ghi âm, sau đó tiến hành giải băng và phân tích.

Các cuộc phỏng vấn đƣợc sử dụng nhiều câu hỏi mở nhằm thu thập đƣợc nhiều ý kiến khác nhau. Các câu hỏi đóng cũng đƣợc sử dụng nhằm hƣớng dẫn ngƣời trả lời phỏng vấn vào một vấn đề cụ thể.

Bảng hƣớng dẫn phỏng vấn đƣợc tác giả trao đổi, thảo luận với giảng viên hƣớng dẫn; sau đó thực hiện sửa đổi, bổ sung theo ý kiến đóng góp của giảng viên hƣớng dẫn. Bảng hƣớng dẫn phỏng vấn này không đƣợc sử dụng nhƣ một bộ các câu hỏi định sẵn chỉ việc đƣa ra phỏng vấn mà nó đƣợc sử dụng nhƣ một công cụ trợ giúp cho tác giả về phƣơng pháp phỏng vấn trực tiếp, với những câu hỏi mang tính định hƣớng về những vấn đề cần phải tập trung khi tiến hành phỏng vấn.

Bảng câu hỏi phỏng vấn gồm hai phần chính:

Phần 1: Thông tin chung về ngƣời đƣợc phỏng vấn;

Phần 2: Một số câu hỏi liên quan đến tình hình QL NL tại trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Công thƣơng.

(Bảng hƣớng dẫn phỏng vấn chi tiết ở phụ lục 1"Hƣớng dẫn phỏng vấn nghiên cứu định tính về QL NL tại trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Công thƣơng")

Thông tin tóm tắt về các công chức, viên chức được phỏng vấn:

Các bộ phận khác nhau đã cung cấp các cán bộ với năng lực và trình độ khác nhau để trả lời phỏng vấn theo những tiêu chí lựa chọn sau đây:

Giới tính: Tác giả không đƣa ra mục tiêu cụ thể là phỏng vấn Nam hay nữ chỉ căn cứ vào tình hình công việc ngƣời phỏng vấn phụ trách.

Chức vụ: Tác giả thực hiện phỏng vấn 3 lãnh đạo có vai trò quan trọng trong QL NL tại trƣờng, còn lại thực hiện phỏng vấn các cán bộ GV về các vấn đề nghiên cứu của đề tài.

Thời gian thực hiện: Trong một vài trƣờng hợp, việc bố trí thời gian do cán bộ đƣợc phỏng vấn bận công việc, đi công tác. Do vậy không thể tiến hành theo thời gian biểu một cách cứng nhắc mà sẽ linh hoạt về thời gian phỏng vấn.

(Thông tin tóm tắt về ngƣời đƣợc phỏng vấn đƣợc liệt kê trong phụ lục 2

-Bảng thông tin tóm tắt về ngƣời đƣợc phỏng vấn trực tiếp)

2.2.2. Phương pháp phân tích tổng hợp

Phân tích và tổng hợp là hai phƣơng pháp gắn bó chặt chẽ quy định và bổ sung cho nhau trong nghiên cứu và có cơ sở khách quan trong cấu tạo, trong tính quy luật của bản thân sự vật. Phân tích trƣớc hết là phân chia cái tổng thể của đối tƣợng nghiên cứu thành những bộ phận cấu thành đơn giản hơn để nghiên cứu và phát hiện ra từng thuộc tính, bản chất của từng yếu tố đó, từ đó giúp chúng ta hiểu rõ hơn đối tƣợng nghiên cứu, hiểu đƣợc vấn đề chung nhất từ những yếu tố bộ phận.Nhiệm vụ của phân tích là thông qua cái riêng để tìm ra đƣợc cái chung, thông qua hiện tƣợng để tìm ra bản chất, thông qua cái đặc thù để tìm ra cái phổ biến. Còn tổng hợp là quá trình ngƣợc lại của phân tích, nhƣng lại hỗ trợ quá trình phân tích để tìm ra cái chung khái quát. Từ những kết quả nghiên cứu từng mặt, từng bộ phận phải tổng hợp đƣợc quy luật chung nhất, bản chất và quy luật của sự vật hiện tƣợng.

Phƣơng pháp phân tích tổng hợp đƣợc sử dụng trong toàn bộ luận văn. Ngay từ chƣơng 1 tác giả đã đi vào phân tích và tổng hợp những khái niệm, nội dung, chức năng, nhiệm vụ của QL NL, khái quát những vấn đề đã đƣợc nghiên cứu trƣớc đây. Ngoải ra, tác giả đã vận dụng phƣơng pháp này để phân tích thực trạng QL NL tại trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Công thƣơng, từ những thông tin thu thập đƣợc để tìm hiểu nguyên nhân cho những hạn chế trong công tác QL NL của trƣờng hiện nay.

2.2.3. Phương pháp nghiên cứu so sánh

2.2.3.1. Phương pháp thống kê kinh tế

của các hiện tƣợng. Giúp cho việc tổng hợp số liệu, tính toán các chỉ tiêu một cách đúng đắn, khách quan, có tính suy rộng cho nội dung nghiên cứu.

Nghiên cứu trên cơ sở các tài liệu thu thập đƣợc tiến hành thống kê theo thời gian về số lƣợng, cơ cấu đội ngũ giảng viên, quy mô ngành nghề đào tạo, tổng hợp trình độ đào tạo, năng lực giảng viên, công tác tài chính... Từ đó nghiên cứu, đồng thời tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn thứ cấp để thực hiện thống kê từng mặt, từng vấn đề cụ thể nhƣ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, công tác hoạch định NL, công tác tuyển chọn đội ngũ GV, đào tạo và phát triển...nhằmđánh giá một cách khoa học, phù hợp, khách quan, phản ánh đƣợc đúng nội dung cần phân tích.

2.2.3.2. Phương pháp nghiên cứu so sánh

Thông qua các số liệu đã thu thập, tìm ra đƣợc quy luật, bản chất của hiện tƣợng. Từ việc so sánh số liệu của các năm, so sánh với các trƣờng khác để thấy đƣợc những ƣu điểm cũng nhƣ những tồn tại của trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Công thƣơng. Qua đó, đề ra các giải pháp thực tế cho công tác QL NL tại trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Công thƣơng.

Tác giả sử dụng bảng biểu, biểu đồ và đồ thị đánh giá thực trạng đội ngũ GV qua các năm 2010, 2011, 2012, 2013, 2014, 2015dựa trên các thông tin đƣợc cung cấp từ các phòng ban liên quan, từ các trƣờng Cao đẳng khác để so sánh, từ đó thấy đƣợc những ƣu, nhƣợc điểm của đơn vị mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật công thương (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)