CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.3. Các nguyên tắc dề xuất giải pháp
Các biện pháp QL đội ngũ giảng viên Trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Công thƣơng cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
4.3.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu
Các giải pháp đề xuất phải hƣớng vào việc phát triển đội ngũ giáo viên ổn định về số lƣợng, nâng cao chất lƣợng, gắn chất lƣợng đội ngũ giáo viên với việc đổi mới chất lƣợng giáo dục, đào tạo.
4.3.2. Nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện
Yêu cầu này phải xuất phát từ bản chất của quá trình quản lý. Muốn đảm bảo tính toàn diện đòi hỏi các giải pháp đƣợc đề xuất phải tác động lên toàn bộ quá trình đào tạo, bồi dƣỡng, quản lý GV, đồng thời phải tác động lên cả hệ thống chính sách cũng nhƣ những điều kiện đảm bảo cho hoạt động dạy học của GV.
4.3.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học
Các giải pháp phải có cơ sở lý luận, thực tiễn rõ ràng, đƣợc xây dựng trên những luận cứ khoa học, đáp ứng với những yêu cầu thực tế bảo đảm tính khả thi cao.
Các giải pháp phải đƣợc kiểm chứng, khảo nghiệm một cách có căn cứ khoa học, khách quan và có khả năng thực hiện.
Các giải pháp đƣợc tổ chức thực hiện một cách rộng rãi và đƣợc điều chỉnh, cải tiến thƣờng xuyên để ngày càng hoàn thiện hơn.
4.3.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi
Khả thi là có khả năng thực hiện đƣợc. Nhƣ vậy, các biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên của trƣờng phải thực hiện đƣợc và mang lại hiệu quả thiết thực góp phần nâng cao chất lƣợng mở rộng quy mô, khẳng định thƣơng hiệu nhà trƣờng. Tính khả thi của các biện pháp quản lý chất lƣợng đào tạo đƣợc đo bởi hiệu quả từ các biện pháp quản lý đó mang lại.
4.3.5. Đảm bảo kết hợp hài hòa các lợi ích của cá nhân và tập thể
Để triển khai có hiệu quả các đề xuất giải pháp, nhà quản lý lãnh đạo cần quan tâm đến tính hài hòa các lợi ích. Lợi ích tập thể và lợi ích cá nhân, nhất là trong công tác quy hoạch, công tác đào tạo, công tác bồi dƣỡng phải gắn liền với sử
dụng có hiệu quả để tạo ra động lực thúc đẩy phát triển của cá nhân, thúc đẩy sự phát triển của nhà trƣờng.