Bối cảnh chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật công thương (Trang 82 - 84)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1. Bối cảnh chung

Giáo dục nƣớc ta trong những năm tới phát triển trong bối cảnh thế giới có nhiều thay đổi nhanh và phức tạp. Toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế về giáo dục đã trở thành xu thế tất yếu. Cách mạng khoa học công nghệ, công nghệ thông tin và truyền thông, kinh tế trí thức ngày càng phát triển mạnh mẽ, tác động trực tiếp đến sự phát triển của các nền giáo dục trên thế giới.

Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 đã khẳng định: “Phấn đấu đến năm 2020, nƣớc ta cơ bản trở thành nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện đại; chính trị - xã hội ổn định, dân chủ, kỷ cƣơng, đồng thuận; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân đƣợc nâng lên rõ rệt; độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ đƣợc giữ vững; vị thế của Việt Nam trên trƣờng quốc tế tiếp tục đƣợc nâng cao; tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn trong giai đoạn sau”. Chiến lƣợc cũng đã xác định rõ một trong ba đột phá là phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lƣợng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục quốc dân, gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ. Sự phát triển của đất nƣớc trong giai đoạn mới sẽ tạo ra nhiều cơ hội và thuận lợi to lớn, đồng thời cũng phát sinh nhiều thách thức đối với sự nghiệp phát triển giáo dục.

Đại hội XII của Đảng xác định đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực là một trong mƣời ba định hƣớng phát triển lớn để hiện thực hoá mục tiêu phấn đấu sớm đƣa nƣớc ta cơ bản trở thành nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện đại. Nội dung quan điểm của Đại hội là bƣớc phát triển mới trong tƣ duy lý luận của Đảng ta về giáo dục và đào tạo. Đại hội XII tiếp tục khẳng định: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Phát triển giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài. ” Đại hội XII đề ra mục tiêu đổi

mới giáo dục và đào tạo là: “ Phấn đấu trong những năm tới, tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lƣợng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo dục con ngƣời Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả. Phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực”.

Giáo dục - đào tạo nƣớc ta phải vƣợt qua không chỉ những thách thức riêng của giáo dục - đào tạo Việt Nam mà cả những thách thức chung của giáo dục - đào tạo thế giới để thu hẹp khoảng cách so với những nền giáo dục - đào tạo tiên tiến, mặt khác phải khắc phục sự mất cân đối giữa yêu cầu phát triển nhanh về qui mô cung cấp nguồn nhân lực đƣợc đào tạo với yêu cầu đảm bảo, nâng cao chất lƣợng giáo dục - đào tạo; giữa yêu cầu vừa tạo ra đƣợc sự chuyển biến cơ bản toàn diện, vừa giữ đƣợc sự ổn định tƣơng đối của hệ thống giáo dục - đào tạo. Mục tiêu trong những năm tới của giáo dục - đào tạo Việt Nam là: tạo bƣớc chuyển biến cơ bản về chất lƣợng theo hƣớng tiếp cận với trình độ tiên tiến trên thế giới, phù hợp với điều kiện Việt Nam; ƣu tiên nâng cao chất lƣợng đào tạo nhân lực, đặc biệt chú trọng nhân lực khoa học - công nghệ trình độ cao, cán bộ quản lý, kinh doanh giỏi và công nhân lành nghề; đổi mới mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp, chƣơng trình giáo dục các cấp, phát triển đội ngũ nhà giáo, đáp ứng yêu cầu vừa tăng qui mô, vừa đảm bảo và nâng cao chất lƣợng giáo dục - đào tạo.

Tuy sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo đã đạt đƣợc những thành tựu lớn nhƣ: quy mô giáo dục và các cơ sở giáo dục tăng nhanh, đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập của nhân dân, công tác quản lý và chất lƣợng giáo dục từng bƣớc chuyển biến theo hƣớng tích cực, sự nghiệp giáo dục đã đƣợc sự quan tâm có hiệu quả của toàn xã hội… Nhƣng sự nghiệp giáo dục và đào tạo nƣớc nhà cũng đứng trƣớc những thách thức to lớn và những yêu cầu đòi hỏi mới về chất lƣợng: các chƣơng trình giáo dục, phƣơng thức quản lý, nội dung, phƣơng pháp giáo dục, đội

ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu, những tác động mặt trái của nền kinh tế thị trƣờng vào giáo dục và đào tạo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật công thương (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)