Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá đội ngũ giảngviên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật công thương (Trang 99 - 103)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.4. Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhân lực tại Trƣờng Cao đẳng

4.4.5. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá đội ngũ giảngviên

4.4.5.1. Mục tiêu của giải pháp

Kiểm tra, đánh giá nhằm mục đích:

- Cung cấp các thông tin phản hồi cần thiết phục vụ việc hoàn thành các quy định quản lý. Đây là hệ thống phản hồi đo lƣờng đầu ra của quá trình quản lý rồi đƣa vào của hệ thống những tác động điều chỉnh để thu đƣợc kết qủa ra nhƣ mong muốn;

- Nhằm phát hiện những thiếu sót, lệnh lạc để uốn nắn, điều chỉnh các hoạt động đi đúng kế hoạch, mục tiêu đã đề ra.

4.4.5.2. Nội dung của giải pháp

Cần xây dựng thực hiện đánh giá theo các chuẩn, các tiêu chí thống nhất, phù hợp với yêu cầu và mục tiêu của bộ môn, khoa, nhà trƣờng.

Kiểm tra đánh giá thƣờng xuyên (tháng, quý, năm, học kỳ, cả năm). Mỗi cá nhân đƣợc kiểm tra đánh giá ít nhất 2 lần /năm.

BGH, Phòng đào tạo và các đơn vị liên quan quan tâm, thƣờng xuyên đôn đốc, giám sát, quản lý kiểm tra đánh giá và kết quả kiểm tra đánh giá.

Hội đồng, thành viên đánh giá kiểm tra phải là những ngƣời có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sƣ phạm vững vàng và có uy tín.

Kiểm tra đánh giá phải thƣờng xuyên, đảm bảo chính xác, khách quan, vô tƣ, công bằng; kiểm tra đánh giá toàn diện, mang tính phát triển.

Kết hợp đồng bộ các hình thức kiểm tra đánh giá (Lý thuyết, thực hành, vấn đáp) trong đó coi trọng và đề cao thực hành.

Kiểm tra đánh giá phải có tiêu chí chuẩn trong từng nội dung đƣợc kiểm tra đánh giá.

Kiểm tra đánh giá phải gắn với một giá trị nào đó (uốn nắn, sửa chữa, định hƣớng thực hiện mục tiêu đã đề ra, xếp loại, khen thƣởng, tăng bậc lƣơng trƣớc thời hạn, đề bạt...)

4.4.5.3. Tổ chức thực hiện giải pháp

*Quy trình và nội dung kiểm tra, đánh giá

- Xây dựng kế hoạch kiểm tra: Việc xây dựng quy trình kiểm tra, đánh giá đƣợc tiến hành nhƣ sau:

+ Đầu năm học mới, Nhà trƣờng tổ chức cho toàn thể GV học tập quy chế chuyên môn, và các quy định về kiểm tra và đối tƣợng kiểm tra;

+ Chọn số lƣợng GV cần kiểm tra toàn diện trong mỗi năm học là (Khoảng 30% tổng số GV), có quyết định thành lập Ban kiểm tra, danh sách GV cần đƣợc kiểm tra từ đầu mỗi học kỳ;

+ Xây dựng kế hoạch kiểm tra phải phù hợp với tình hình, điều kiện cho phép của Nhà trƣờng đồng thời có tính khả thi cao;

+ Kế hoạch kiểm tra đƣợc thiết kế dƣới dạng sơ đồ hóa và đƣợc công khai ngay từ đầu năm học, trong đó ghi rõ mục đích, yêu cầu, nội dung, hình thức và phƣơng pháp tiến hành, đơn vị và cá nhân đƣợc kiểm tra, đảm bảo tính ổn định tƣơng đối của kế hoạch kiểm tra;

+ Nội dung kiểm tra phải có sức thuyết phục, hình thức kiểm tra phải gọn nhẹ, không gây tâm lý nặng nề cho đối tƣợng, cần huy động đƣợc nhiều lực lƣợng tham gia kiểm tra và dành thời gian cần thiết, thích đáng cho việc kiểm tra;

+ Kế hoạch kiểm tra phải bám sát hƣớng dẫn nhiệm vụ năm học của ngành; + Kế hoạch kiểm tra năm học ghi toàn bộ các đầu việc theo thứ tự thời gian ; + Quá trình kiểm tra phải đƣợc thực hiện theo một chu trình khép kín: thông báo kế hoạch kiểm tra - kiểm tra - xử lý thông tin kiểm tra - trả thông tin kiểm tra trong Hội đồng Khoa học – Đào tạo.

- Tổ chức kiểm tra

+ Xây dựng lực lƣợng kiểm tra: Hiệu trƣởng ra quyết định thành lập Ban kiểm tra gồm những thành viên có uy tín, có nghiệp vụ chuyên môn, nghiệp vụ sƣ phạm giỏi, phân công cụ thể và xác định quyền hạn, trách nhiệm từng thành viên trong Ban kiểm tra.

+ Phân cấp trong kiểm tra: Hiệu trƣởng có thể kiểm tra trực tiếp hay gián tiếp. Khi kiểm tra gián tiếp phải ủy nhiệm, phân cấp rõ ràng (cho Phó Hiệu trƣởng, trƣởng khoa, tổ trƣởng chuyên môn hoặc cán bộ, giáo viên có uy tín).

+ Xây dựng chế độ kiểm tra: Hiệu trƣởng quy định thể thức làm việc, nhiệm vụ cụ thể, thời gian, quy trình tiến hành, quyền lợi cho mỗi đợt kiểm tra hoặc cho mỗi thành viên.

+ Cung cấp kịp thời những điều kiện vật chât, tinh thần, tâm lý cho hoạt động kiểm tra. Khai thác và vận dụng mọi khả năng, sáng tạo của các thành viên trong Ban kiểm tra.

* Cách thức kiểm tra

- Kiểm tra toàn diện một GV: Dựa vào 4 nội dung sau

+ Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Thông qua dự giờ trên lớp và hoạt động của học sinh trong giờ nội khóa và ngoại khóa;

+ Thực hiện quy chế chuyên môn: Việc thực hiện chƣơng trình, quy định của nhà trƣờng, tham gia các hoạt động cải tiến phƣơng pháp dạy học, ý thức tinh thần trách nhiệm;

+ Kết quả giảng dạy giáo dục: Thông qua kiểm tra chất lƣợng học sinh thƣờng xuyên, định kỳ và đột xuất;

+ Tham gia các hoạt động giáo dục khác: công tác chủ nhiệm lớp, công tác đoàn thể, công tác tự bồi dƣỡng, nghiên cứu khoa học.

- Kiểm tra giờ dạy của GV :

+ Kiểm tra hồ sơ của GV: Việc chuẩn bị bài dạy trên lớp đúng chƣơng trình và kế hoạch giảng dạy cá nhân, chuẩn bị phƣơng tiện, thiết bị dạy học, thực hành;

+ Giảng bài trên lớp của GV;

+ Kết quả nhận thức của học sinh trên lớp.

Riêng việc kiểm tra giảng bài trên lớp, Hiệu trƣởng cần phải tiến hành theo quy trình sau:

+ Dự giờ dƣới nhiều hình thức;

+ Phân tích sƣ phạm bài giảng trên lớp đã dự;

+ Đánh giá kết quả bài học: GV đánh giá, Hiệu trƣởng đánh giá dựa vào chuẩn một giờ trên lớp, đặc biệt nhấn mạnh 3 mặt: kiến thức, kỹ năng và thái độ;

+ Kết quả nhận thức của học sinh sau giờ lên lớp (nếu cần) để khẳng định nhận xét và đánh giá của Hiệu trƣởng (Hiệu trƣởng nêu kết luận cuối cùng, ghi biên bản lƣu vào hồ sơ).

- Kiểm tra hoạt động sư phạm của Khoa, Bộ môn, nhóm chuyên môn

+ Kiểm tra công tác quản lý của Trƣởng khoa, Trƣởng bộ môn về nhận thức, vai trò, tác dụng, uy tín, khả năng lãnh đạo chuyên môn;

+ Kiểm tra hồ sơ chuyên môn: Gồm bản kế hoạch, biên bản, chất lƣợng dạy, chuyên đề bồi dƣỡng chuyên môn, sáng kiến kinh nghiệm;

+ Kiểm tra nề nếp chuyên môn, soạn bài, chấm bài, dự giờ, giảng mẫu; + Kiểm tra việc chỉ đạo phong trào học tập của học sinh;

+ Kiểm tra chất lƣợng dạy - học của tổ, nhóm chuyên môn, tác dụng, uy tín trong trƣờng.

- Phương pháp kiểm tra:

Có thể kết hợp sử dụng nhiều phƣơng pháp nhƣ: Đàm thoại, xem xét, phân tích hồ sơ, dự giờ, dự sinh hoạt trong chuyên môn của Khoa, Bộ môn: nghe báo cáo

chuyên đề hay tổng kết, điều tra thăm dò qua học sinh, tiến hành kiểm tra chéo giữa các Khoa, Bộ môn.

4.4.5.4. Điều kiện căn bản để thực hiện thành công giải pháp

- Phải công khai kế hoạch kiểm tra trong cả năm học để cán bộ, GV trong toàn trƣờng biết và thực hiện. Có sự phối hợp chặt chẽ giữa Ban giám hiệu Nhà trƣờng với các Khoa, Bộ môn trong quá trình kiểm tra, đánh giá, đƣa việc thực hiện các quy chế thành các tiêu chí thi đua của từng giáo viên trong năm học.

- Việc kiểm tra, đánh giá phải đƣợc dựa vào các chuẩn mực đã quy định, đƣợc công khai và đƣợc quán triệt đến mọi ngƣời. Khi kiểm tra nhà trƣờng cần đo lƣờng đối chiếu từng GV với nhau. Kết quả kiểm tra, đánh giá đƣợc làm cơ sở để thực hiện việc khen thƣởng hoặc khắc phục những thiếu sót.

- Để đánh giá GV một cách chính xác, khách quan và thuận tiện, các tiêu chí đƣa ra phải cụ thể, tƣờng minh. Kèm theo mỗi tiêu chí cần có những chứng minh cụ thể.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật công thương (Trang 99 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)