Kiểm tra, đánh giá nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật công thương (Trang 74 - 76)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng công tác quản lý nhân lực tại Trƣờng Cao đẳng Kinh tế-Kỹ

3.2.5. Kiểm tra, đánh giá nhân lực

Công tác kiểm tra, đánh giá GV vừa giúp họ tránh sai sót trong nghề nghiệp vừa là căn cứ để xếp loại GV một cách chính xác. Hàng năm nhà trƣờng đều tiến hành kiểm tra, đánh giá ĐNGV theo các tiêu chí sau :

- Trình độ nghiệp vụ:

+ Trình độ nắm vững kiến thức;

+ Trình độ vận dụng phƣơng pháp giảng dạy và giáo dục (các tiết dự giờ). - Thực hiện quy chế chuyên môn:

+ Thực hiện chƣơng trình, kế hoạch giảng dạy, giáo dục đã đƣợc các cấp quản lý giáo dục ban hành;

+ Thực hiện các yêu cầu về bài soạn, quy chế kiểm tra, đánh giá học sinh, chấm bài, vào sổ điểm, ghi học bạ...

+ Việc thực hiện các tiết thực hành, thí nghiệm, sử dụng đồ dùng dạy học có sẵn, làm mới, đảm bảo các tiết thực hành theo quy định trong phân phối chƣơng trình bộ môn...

+ Đảm bảo các loại hồ sơ, sổ sách theo quy định trong Điều lệ trƣờng Cao Đẳng và quy định của Nhà trƣờng.

- Kết quả giảng dạy, giáo dục: Kết quả học tập, rèn luyện của học sinh thông qua các lần kiểm tra chung, kết quả thi kết thúc học phần; tốt nghiệp.

- Thực hiện các công tác khác: Thực hiện công tác chủ nhiệm lớp, công tác kiêm nhiệm khác thể hiện ở việc tìm hiểu nắm bắt tình hình học sinh trong lớp về mọi mặt để có biện pháp giáo dục sát đối tƣợng nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của lớp. Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh, các giáo viên bộ môn, các tổ chức đoàn thể và các tổ chức xã hội có liên quan để giáo dục học sinh, xây dựng phong trào lớp chủ nhiệm. Thực hiện việc đánh giá, xếp loại học sinh, đề nghị khen thƣởng, kỷ luật, xét lên lớp, ở lại…

Công tác kiểm tra đƣợc Nhà trƣờng thƣờng xuyên tiến hành định kỳ theo tháng, quý, 6 tháng, năm. Đồng thời căn cứ vào tiến độ để kiểm tra, đánh giá mức độ GV thực hiện đúng tiến độ, căn cứ vào tiêu chuẩn thi đua hàng năm để xét và phân loại, từ đó có kế hoạch bồi dƣỡng thƣờng xuyên nằm nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn của ĐNGV.

Qua việc tổng hợp ý kiến của các đối tƣợng tham gia phỏng vấn đã thu đƣợc kết quả nhƣ sau :

Bảng 3.13 Thống kê ý kiến cán bộ quản lý và giảng viên về công tác kiểm tra, đánh giá nhân lực của Nhà trƣờng

TT Nội dung Số lƣợng Tỷ lệ %

1 Công tác kiểm tra, đánh giá đã đƣợc tiến hành

thƣờng xuyên. 14 93,3%

2 Nhà trƣờng đã duy trì đều đặn sinh hoạt tổ chuyên môn 15 100% 3 Việc lên kế hoạch còn chung chung, chƣa cụ thể 13 86,7% 4 Nhà trƣờng đã thƣờng xuyên kiểm tra việc thực hiện

giảng dạy theo nội dung môn học và áp dụng PP GD mới 14 93,3% 5 Kết quả đánh giá nhiều khi còn mang tính chung chung 12 80% Qua kết quả trên chúng ta nhận thấy rằng trong thời gian qua Công tác kiểm tra, đánh giá đã đƣợc Nhà trƣờng quan tâm và tiến hành thƣờng xuyên. Tuy nhiên công tác kiểm tra, đánh giá ở trƣờng có lúc, có nơi còn đơn giản, chƣa sâu, hiệu quả tác dụng còn hạn chế. Công tác kiểm tra chƣa có kế hoạch cụ thể, đánh giá còn có tính chung chung nên có giáo viên còn đối phó, do đó chất lƣợng đào tạo vẫn còn có những hạn chế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật công thương (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)