Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng công chức tại ủy ban nhân dân huyện chợ đồn, tỉnh bắc kạn (Trang 44 - 46)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Nhóm chỉ tiêu đánh giá về thể lực công chức

Thể lực được xác định bởi tình trạng sức khỏe của đội ngũ công chức, được thể hiện thông qua quy mô và cơ cấu công chức theo độ tuổi, giới tính, chiều cao, cân nặng được tính theo công thức:

Tỷ lệ công chức theo tuổi (giới tính, chiều cao, cân nặng) =

Số lượng công chức theo độ tuổi (Giới tính, chiều cao, cân nặng)

x 100% Tổng số công chức

2.3.2. Nhóm chỉ tiêu đánh giá về trí lực công chức

Trí lực được thể hiện thông qua quy mô và cơ cấu công chức có trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, thâm niên nghề: tỷ lệ công chức có trình độ chuyên môn cao, tỷ lệ công chức thành thạo ngoại ngữ, tin học, tỷ lệ công chức biết tiếng dân tộc thiểu số, tỷ lệ thâm niên nghề được tính theo công thức sau:

Tỷ lệ công chức theo trình độ học vấn, chuyên môn (chuyên môn, thành thạo

ngoại ngữ, tin học, thâm niên) =

Số lượng công chức theo trình độ học vấn, chuyên môn (chuyên môn, thành thạo ngoại ngữ, tin học, thâm niên)

x 100% Tổng số công chức

2.3.3. Nhóm chỉ tiêu đánh giá về tâm lực công chức

Tâm lực được thể hiện thông qua quy mô và cơ cấu công chức trình độ lý luận chính trị, phẩm chất đạo đức, công thức tính như sau:

Tỷ lệ công chức có trình độ lý luận chính trị

theo bậc đào tạo (phẩm chất đạo đức) =

Số lượng công chức có trình độ lý luận chính trị theo bậc đào tạo

(phẩm chất đạo đức)

x100% Tổng số công chức

2.3.4. Nhóm chỉ tiêu đánh giá mức độ hoàn thành công việc của công chức

Đánh giá mức độ hoàn thành công việc của đội ngũ công chức có thể thông qua:

- Kết quả đánh giá, xếp loại công chức theo công thức sau: Tỷ lệ công chức theo

mức độ hoàn thành

công việc loại i =

Số lượng công chức theo mức độ hoàn thành công việc loại i

x100% Tổng số công chức

- Chất lượng dịch vụ cung cấp được đánh giá thông qua hai tiêu chí: + Đánh giá của người dân về khả năng giải quyết công việc như có khả năng tiếp xúc với nhân dân; có khả năng làm việc tốt; biết khích lệ, động viên thực hiện những mục tiêu chung; làm tốt công tác tổ chức, tập hợp, vận động quần chúng.

+ Đánh giá của người dân về chất lượng dịch vụ cung cấp như quy trình, thủ tục dịch vụ hành chính được đơn vị công khai minh bạch; hồ sơ không bị mất mát, sai sót; phòng tiếp nhận và hoàn trả hồ sơ rộng rãi, thoáng mát; người dân dễ dàng liên lạc với cán bộ thụ lý hồ sơ; thời gian giải quyết hồ sơ theo quy trình niêm yết hợp lý.

Chương 3

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC TẠI UBND HUYỆN CHỢ ĐỒN, TỈNH BẮC KẠN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng công chức tại ủy ban nhân dân huyện chợ đồn, tỉnh bắc kạn (Trang 44 - 46)