0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG CHỨC TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN CHỢ ĐỒN, TỈNH BẮC KẠN (Trang 46 -48 )

5. Kết cấu của luận văn

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn

3.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên

Huyện Chợ Đồn nằm ở phía Tây của tỉnh Bắc Kạn, có diện tích tự nhiên 91.115 ha chiếm 18,75% diện tích tự nhiên của tỉnh Bắc Kạn. Huyện Chợ Đồn có một thị trấn (Bằng Lũng) và 22 xã. Có ranh giới phía Bắc giáp huyện Ba Bể, phía Nam giáp huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên, phía Đông giáp huyện Bạch Thông, huyện Chợ Mới, phía Tây giáp huyện Chiêm Hoá, Yên Sơn, Na Hang tỉnh Tuyên Quang.

Với vị trí địa lý từ 105025’ đến 105043’ kinh độ Đông, từ 21057’ đến 22025’ vĩ độ Bắc. Trung tâm huyện lỵ là thị trấn Bằng Lũng cách thành phố Bắc Kạn khoảng 43km theo tỉnh lộ 257. Huyện Chợ Đồn có hệ thống giao thông khá đầy đủ với đường tỉnh lộ 254, 254B, 255, 257… các tuyến liên xã tương đối hoàn thiện tạo thuận lợi cho huyện trong giao lưu thương mại, phát triển kinh tế xã hội, du lịch.

Như vậy, huyện Chợ Đồn hội tụ khá đầy đủ các điều kiện, yếu tố cần và đủ về vị trí địa lý, đặc biệt là đường bộ để phát triển kinh tế – xã hội nhanh và bền vững, từng bước phát triển trở thành đô thị trung tâm của tỉnh.

3.1.1.2. Đặc điểm kinh tế

Kinh tế huyện Chợ Đồn vẫn lấy Nông lâm nghiệp làm chủ đạo. Những năm qua, kinh tế nông lâm nghiệp, nông thôn của huyện Chợ Đồn đã có

những chuyển biến rõ rệt. Tiềm năng, lợi thế của địa phương bước đầu được khai thác có hiệu quả.

Những năm qua, huyện Chợ Đồn đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp với phương châm đẩy nhanh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tăng cường đầu tư thâm canh, nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác. Bên cạnh đó là các cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển sản xuất. Nhờ đó, kết quả sản xuất nông lâm nghiệp có những bước tiến vượt bậc.

Trong 5 năm từ 2011 đến 2016, hệ số sử dụng đất tăng từ 1,97 lần lên 2,13 lần; các mô hình cánh đồng 30 triệu đồng, 50 triệu đồng/ha được nhân rộng từ 88ha lên 314ha; sản lượng lương thực có hạt tăng từ 22.000 tấn lên trên 24.300 tấn; bình quân lương thực đầu người vượt so với chỉ tiêu kế hoạch.

Ngoài các diện tích trồng cây nông nghiệp, Chợ Đồn cũng có diện tích rừng rộng lớn, với nhiều loại gỗ quý hiếm. Chợ Đồn hiện có trên 64.000ha đất lâm nghiệp, chiếm 71,04% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện. Trong đó rừng sản xuất có trên 47.000ha; rừng phòng hộ có gần 15.500ha, rừng đặc dụng có 1.700ha. Độ che phủ rừng đạt trên 57%, phân bố trên tất cả các xã, thị trấn.

Rừng là tài nguyên, là lợi thế tuyệt đối của huyện Chợ Đồn, khai thác hợp lý rừng sẽ không chỉ là nguồn nguyên liệu nhằm phát triển công nghiệp chế biến cho thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu mà còn là nền tảng vững chắc cho giai đoạn phát triển bền vững sau này. Những năm qua, huyện đã đầu tư nhiều cho công tác quản lý, phát triển và khai thác tài nguyên rừng.

Cùng với việc phát triển cây lương thực và các loại cây màu khác, huyện Chợ Đồn đã và đang tập trung phát triển, mở rộng diện tích, nâng cao năng suất, chất lượng các loại cây đặc sản có giá trị kinh tế cao. Đến nay, nhiều loại nông sản địa phương đã trở thành sản phẩm uy tín trên thị trường,

được người dân ưa chuộng, trong đó tiêu biểu là Chè Shan (Tuyết), Hồng không hạt, Gạo Bao thai, Rượu men lá.

Do địa hình thuộc vùng kinh tế đặc biệt khó khăn nên khả năng phát triển về công nghiệp và dịch vụ còn hạn chế. Trong những năm gần đây, tỉnh Bắc Kạn đã chú trọng phát triển kinh tế tại huyện, trong đó kêu gọi các nhà đầu tư tiến hành thăm dò và khai thác các nguồn lợi về khoáng sản, nhiều nhất là quặng sắt, chì, nên kinh tế huyện đã có bước tiến vượt bậc, góp phần vào sự phát triển chung của tỉnh Bắc Kạn.

3.1.1.3. Đặc điểm xã hội

Theo Niên giám thống kê tỉnh Bắc Kạn năm 2016, tổng dân số toàn huyện Chợ Đồn là 52.439 người. Mật độ dân số bình quân là 51 người/km², tập trung nhiều nhất ở thị trấn Bằng Lũng.

Trên địa bàn huyện Chợ Đồn có 7 dân tộc chủ yếu sinh sống; đó là:Tày, Nùng, Kinh, Dao, Mông, Hoa và Sán Chay sinh sống, trong đó dân tộc thiểu số chiếm hơn 80%. Cộng đồng và các dân tộc trong huyện với những truyền thống và bản sắc riêng đã hình thành nên một nền văn hóa rất đa dạng và phong phú, có nhiều nét độc đáo, sâu sắc nhân văn và những truyền thống, tập quán trong lao động sản xuất có nhiều bản sắc dân tộc.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG CHỨC TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN CHỢ ĐỒN, TỈNH BẮC KẠN (Trang 46 -48 )

×